09/06/2018, 18:39

Vì sao cây trên núi thấp hơn cây ở đồng bằng? - Câu hỏi hay

Tôi để ý thấy cây trên núi thường không cao như những loài cây sống ở đồng bằng, dù chúng được thừa hưởng nhiều ánh sáng để quang hợp, vì sao vậy? ...

Tôi để ý thấy cây trên núi thường không cao như những loài cây sống ở đồng bằng, dù chúng được thừa hưởng nhiều ánh sáng để quang hợp, vì sao vậy?

Theo tôi thì:1. Xét về khí hậu: Trên núi, không khí thường loãng hơn, nhiều hơi nước, nhiều gió, nên cây không phát triển mạnh chiều cao để tránh bị gió giật đổ, mà phát triển tán rộng để hấp thu nhiều hơn không khí và hơi nước.2. Về địa tầng: Trên núi thường có lớp đất dinh dưỡng ít hơn, nên cây sẽ phát triển bộ rễ chùm và lan toả để khai thác được nhiều đất hơn, nên cây trên núi sẽ không rậm rạp như dưới thấp, thưa thớt hơn.3. Do cây không mọc quá rậm rạp như dưới thấp, nên cây cối không phải đua chen mọc cao đón nắng, nên chúng sẽ ưu tiên tán rộng thay vì vươn mình lên cao (và trở lại với ý 1, tránh gió) - (Derailed)

Tuy nhiều nắng hơn.nhưng nhiều nắng lại thành bất lợi vì sẽ chịu bị nắng hạn và bị rửa trôi chất dinh dưỡng. vì vậy sẽ ko có cây to và cao ở trên núi được ( Cao thì gặp gió bão thì cũng hết cao ) chưa kể là một số núi địa hình núi đá.it chất dinh dưỡng. Tóm lại tất cả những gì tốt đẹp thì phải ở đồng bằng, chứ núi mà tốt thì lên núi sống hết rồi. :) - (Hoàng Tùng)

đó là vì cây ở trên núi bị lạnh nên nó phải co ro bạn ạ - (nhà khoa học thật)

Thừa ánh sáng....thiếu chấtMột là, do ánh sáng mặt trời gồm 7 mầu thành phần là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím tác động khác nhau đến sự phát triển của cây, trong đó ánh sáng đỏ ít gây trở ngại nhất, ánh sáng lam tím gây trở ngại nhiều nhất. Sống trong môi trường không có ánh sáng tím, cây sẽ vươn dài rất nhanh. Trên núi cao, do không khí loãng, ít bụi, lại tương đối trong suốt nên tia tím và tia ngoại tím trong ánh sáng mặt trời rất ít bị hấp thụ. Chính chúng đã khống chế sinh trưởng của cây mạnh hơn ở đồng bằng nhiều.Hai là, trên núi cao không khí loãng, đất cũng rất mỏng, thậm chí không có lớp đất màu, vì thế nước và chất dinh dưỡng rất dễ bị rửa trôi. Nhiệt độ về đêm trên núi lại xuống rất thấp, ban ngày cũng thấp hơn ở đồng bằng nên có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng của cây.Ngoài ra, trên núi cao gió thổi cũng mạnh hơn ở đồng bằng làm cho cây phải mọc nghiêng hoặc nằm rạp xuống. Nếu có dịp đi qua Hoàng Sơn ở An Huy (Trung Quốc), bạn sẽ thấy những cây tùng Hoàng Sơn nổi tiếng: thân cây rất thấp, uốn ngược chiều gió như chào đón khách tới thăm vì thế được gọi là “tùng đón khách”. Gió trên núi đã tạo cho cây tùng có dáng như vậy. - (Nghiêm Bá Đức)

Đã nhìn thấy mọi thứ rồi nên không cần cao nữa?!. - (pqlbvrhg)

nơi nào nắng nhiều thì tán cây sẽ lớn do đó nó sẽ không cao ,còn cây ít nắng thì sẽ vươn cao lên để đón nắng (kiến thức phổ thông) - (abc.8688)

Vì cây trên núi sẽ hứng chịu nhiều gió bão hơn, đất trên núi đương nhiên là không thể màu mỡ như đất vùng đồng bằng, nếu bạn đã từng lên độ cao từ 2000m trở lên thì sẽ thấy là gió lúc nào cũng giật cấp 6 , cấp 7 nên cây sẽ tự thích nghi bằng cách là sẽ không cao như cây vùng đồngbằngd dù rằng trên núi thì sẽ có nhiều ánh sáng để quang hợp. Nếu là trên núi nhưng ven theo những khe núi ( Khất gió và đủ nước) thì vẫn có nhiều cây to không kém gì vùng đồng bằng . - (Duy Đông)

Cái này thì không rõ lắm nhưng suy luận cá nhân thì có thể nghĩ thế này: Trên núi đất đai không màu mỡ bằng đồng bằng, trên núi không khí loãng, hàm lượng O2 ít nên cây sẽ phát triển chậm hơn chứ không hẳn là luôn thấp hơn . - (nhanltd)

Gió là tác nhân gây ra chọn lọc tự nhiên. - (Dinh)

Vì khi mọi thứ đã ở đỉnh cao rồi thì tham vọng sẽ hạn chế, rễ cây đi làm từ thiện rồi. - (anhkhuong09)

Theo tôi, ở trên núi thường độ dốc cao hơn, nên đất không giữ được nước, cây sẽ bị còi cọc so với đồng bằng. Người ta làm phép đối chứng, nếu san ủi phẳng triền dốc xung quanh cây, tốc độ lớn của cây có tăng 10-20%. - (automation)

Bởi vì đất núi đồi nhiều đá, ít dinh dưỡng hơn không cho phép bộ dễ cây ăn sâu vào đất, Bộ dễ ngắn thì cây sẽ thấp vì thiếu dinh dưỡng và độ bám của dễ không đủ khỏe để cây chịu được gió to trên vùng núi cao, buộc cây phải thấp để thích nghi. - (nductruong)

Theo mình thì cây thấp có thể tránh được sức cản của gió.lý do nữa là càng đất càng ít màu mo, không khi cang loang.... - (zero)

Núi bạn thấy có lẽ là núi đá, những núi như thế này có mảng đất không đủ dày cho rễ cây bám vào sâu để sinh trưởng mạnh phần thân, hơn nữa với đá xem kẽ nên cây sẽ thích nghi với môi trường sinh sống bằng cách phát triển bộ rễ cứng, khả năng bám, biến dạng theo đá hơn là so với phần thân. Thêm một điểm nữa là núi thường có gió lớn hơn vùng bằng, gió sẽ dễ dàng quật đổ cây cao. - (Hưng)

đơn giản!cây ở trong rừng càng rậm rạp thì càng cao! tưong tự vậy, càng ở thấp thì cây càng phat triển cao, vì để đón ánh sáng quang hợp! - (hbi.linhtinh)

Vì gió - (dama)

đó là do mật độ cây và sự cạnh tranh khoảng không gian ánh sáng thôi bạn - (conan_1815)

Chính vì cây trên núi đủ ánh sáng để quang hợp rồi nên không cần phải cao nữa, cây dưới tầng thấp phải vươn cao để chiếm ánh sáng. - (Tuấn Minh)

Vì nhiều ánh sáng để quang hợp rồi nên nó không cần phải vươn lên cao hơn nữa. Trong khi đó ở đồng bằng hay rừng rậm, cây nhiều mà nắng ít hơn nên chúng phải vươn cao xa hơn để cạnh tranh ánh sáng mặt trời. - (hoangxmen)

Vì cây ở đồng bằng thì phải cao để được nhìn xa trông rộng, còn cây ở trên núi thì đã có tầm nhìn tốt nên không cần phải cao. ha ha ! - (leminhvu11)

Bạn đã từng trồng giá đỗ chưa? càng thiếu ánh sáng cây càng bị cớm nắng và phát triển chiều cao để đón nắng.Bên cạnh đó các điều kiện về dinh dưỡng của đất, độ ẩm, độ dốc của địa hình cũng ảnh hưởng đến chiều cao, trạng thái phát triển của cây. - (nguyenvanminhgtgt)

Do cây trên núi phải chịu đựng sức gió lớn hơn với đồng bằng, nếu tán cây lớn có thể gây đỗ cây. Thành phần dinh dưỡng trong đất ở trên núi dĩ nhiên cũng không tốt bằng ở đồng bằng do lượng nước hòa tan khoáng chất không đủ. Nếu chỉ dựa vào yếu tố ánh sáng để quang hợp thì không lẽ mình đem cây ra sa mạc chúng sẽ phát triển tốt à :DNgoài ra, mật độ cây trồng trên núi có nhiều khi còn cao hơn ở vùng xuôi -> chưa chắc quang họp sẽ dễ dàng hơn đâu, điển hình là việc phân tầng cây xanh trong các khu rừng. - (huuphuoc.phan184)

Theo ý kiến cá nhân cử tôi thì tôi nghĩ rằng chính vì cây trên núi được thừa hưởng nhiều ánh sáng nên chúng thường có xu hướng phát triển theo chiều rộng.còn cây dưới đồng bằng do thiếu ánh sáng nên chúng có xu hướng vươn lên cao để đón ánh sáng nên thường có dáng cao như vậy. ví dụ: Nếu bạn cho một mầm cây gì đó vào cái ống dài nó sẽ mọc cao rất nhanh để vươn tới ánh sáng còn nếu để bình thường đủ sáng nó sẽ thấp hơn.... - (NGUYEN VAN BINH)

thì trên núi không đủ đất để phát triển chứ gì nữa. Toàn là đá thôi mà. - (kk)

cay o tren nui hay dong bang moc cao la tuy thuoc vao dat cua noi cay moc o duoidong bang nho vao lop dat thoai hoa nen moc tot hon - (nam5450)

Đã có nhiều ánh sáng thì việc gi cây phải cao thêm - (hoangenvigeo)

vì trên núi có nhiều ánh sáng rồi cây không phải vươn lên cao lấy ánh sáng nữa .ở dưới đồng bằng thì ngược lại - (hop)

Theo mình thì giải thích là do trên cao thì áp lực của gió lớn nên việc cây sẽ có cơ chế sinh học để thấp hơn để tránh được việc chịu áp lực gió lớn gây ra làm cây bị đứt dễ cũng như việc địa hình không bằng phẳng nên cây nếu cao quá cũng dễ mất đi sự cần bằng ổn định và việc sinh trường này đã trải qua quá trình tiến hóa mà ra. - (Chim sẻ líu lo)

Cây trên núi ít nước , và nắng nóng hơn , nên cây phải thấp để mọc tàn lá để che góc thì lấy gì cao nổi - (Doan_Bieu)

quá đơn giản vì cây trồng trên nóc sân thượng không tốt bằng cây sống ở dưới mặt đất và từ đó suy nghĩ ra ok. - (thái minh)

cái bạn nhìn thấy có thể là thuộc loại cây bụi ,nếu vậy nó ko cao đc,còn mình quan sát nếu cùng một loại cây cùng điều kiện thì nó ngang nhau thôi - (johkarik)

trên núi gió to - (fgg7897)

Có thể hiểu như thế này, khi độ cao so mực nước biển càng lớn, trọng lực, tức sức hút của trái đất càng lớn, và kéo theo một số vấn đề như cây mọc trên núi cao thì không thể cao bằng cây mọc ở dưới thấp được, vì nó chịu trọng lực lớn hơn; cũng như việc cây mọc ở sườn núi nghiêng nhưng vẫn mọc thẳng lên trời. Thân. - (Tin Dang)

cũng không hẳn như vậy đâu, tuy ở trên địa hình cao nhưng cây ở trên núi thường là bụi rậm, và cây cỏ thân lớn như lau , - (Trần Công Thức)

Chắc là vì trên núi lực hút nó lớn hơn nên hút cây xuống,làm cho cây bị lùn - (artemdinh)

Có thể là trên núi đất đai khô cằn hơn cây hấp thụ ít dinh dưỡng hơn chẳng hạn - (20073807)

2 lý do sau: 1 là những cây cao thường là cây phải vươn lên để hấp thu ánh nắng mặt trời 1 cách tối đa,điều này ở trên núi cao không cần ,vì trên núi cao thường quang đãng hơn ở dưới thấp,tần số ánh sáng cao hơn nơi đồng bằng2 là,cây cao mà ở trên núi cao thì khi gió thổi thường hay bật rễ ,cây chết vì trên núi thường hay có gió thổi mạnh hơn đồng bằng.,Núi cao thường thích hợp cho những loài cây nhỏ đu bám ,chứ không thích hợp cho những cây lớn - (trangiaohoang)

Chắc là do đất, thời tiết đó mà - (Soai)

nếu thừa ánh sáng thì nó cần vươn cao đón nắng làm gì nữa?Vả lại cây cao hay ko còn tùy loại cây và mật độ rừng thế nào. Nếu rừng thưa thì cây thấp. Nhưng rừng dày thì các cây vươn rất cao để đón nắng - (znamz0001)

Để tránh gió bão và điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn. Thêm nữa là nguồn dinh dưỡng trong đất thấp hơn ở đồng bằng. - (thuydong)

Nui da cao san roi thi cay can vuon cao len lam gi nua. O duoi dong bang thap, thi cay moi phai vuon cao chu. Dung hong cac ban ? - (nvminhtuan)

co le cay o dong bang co nhieu nuoc va chat dinh duong hon nen no se cao hon.!! - (quocan104)

Tai sao nguoi an nhieu thuong map map hon nguoi an it mac du ca hai deu hit tho cung khong khi, phoi cung mot anh nang ... va do la cau tra loi cho cau hoi cua ban. - (trecon)

Căn cứ vào đâu kết luận như thế rồi đặt câu hỏi bạn ơi!? - (Nguyễn Hữu Nam)

Câu hỏi của bạn chỉ đúng một phần đối với những nơi là núi đá hay đất nền kém dinh dưỡng hoặc nơi thiếu nguồn nước. Trên thực tế cây ở trên núi đặc biệt là trên núi có nền đất bazzan hay các thung lũng có đất bồi tụ có những cây phát triển cao lớn hơn cây ở đồng bằng. Sự phát triển của cây không chỉ ở yếu tố ánh sáng mà còn phụ thuộc những yếu tố khác như đặc tính sinh lý sinh thái của từng loài cây, mật độ cây trên 1 diện tích, nguồn nước, ánh sáng, độ phì của đất v.v. - (dangcongbuu)

Tất cả các loài cây xanh đều quang hợp( quá trình hút CO 2 và thải Oxy) Quá trình này diễn ra vào ban ngày nên cây cần ánh sáng mặt trời để Quang hợp tạo chất diệp lục. nếu cây ở độ cao thấp sẽ cần vươn lên cao để lấy ánh sáng. Ngược lại cây ở trên núi thường tiếp xúc với cường độ ánh sáng mạnh hơn( diều này cây nhận biết rất rõ) nên không cần phải phát triển chiều cao để lấy ánh sáng nữa. bạn tham khảo thêm các tài liệu liên quan nhé ! - (Xuân Đường)

Cây trên núi không những thấp hơn mà còn cong hơn cây đồng bằng. Vì trên núi gió nhiều hơn, ánh nắng mặt trời ít hơn và nguồn dinh dưỡng cũng thấp hơn... - (KID1412)

Cây trên núi cao thường xuyên chịu cảnh gió to vì vậy cây phải thích nghi với hình dáng nhỏ hơn cây dưới đồng bằng. Mặt khác, dinh dưỡng trên núi cao cũng không có nhiều như dưới đồng bằng vì vậy cây thường không cao như các đồng loại. - (toantd1)

ban nhin lai di o dong bang sao cao bang tren nui.tu duoi daong bang ban di len nui la that met chua - (thach)

Ba lý do:Một là, do ánh sáng mặt trời gồm 7 mầu thành phần là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím tác động khác nhau đến sự phát triển của cây, trong đó ánh sáng đỏ ít gây trở ngại nhất, ánh sáng lam tím gây trở ngại nhiều nhất. Sống trong môi trường không có ánh sáng tím, cây sẽ vươn dài rất nhanh. Trên núi cao, do không khí loãng, ít bụi, lại tương đối trong suốt nên tia tím và tia ngoại tím trong ánh sáng mặt trời rất ít bị hấp thụ. Chính chúng đã khống chế sinh trưởng của cây mạnh hơn ở đồng bằng nhiều.Hai là, trên núi cao không khí loãng, đất cũng rất mỏng, thậm chí không có lớp đất màu, vì thế nước và chất dinh dưỡng rất dễ bị rửa trôi. Nhiệt độ về đêm trên núi lại xuống rất thấp, ban ngày cũng thấp hơn ở đồng bằng nên có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng của cây.Ngoài ra, trên núi cao gió thổi cũng mạnh hơn ở đồng bằng làm cho cây phải mọc nghiêng hoặc nằm rạp xuống. Nếu có dịp đi qua Hoàng Sơn ở An Huy (Trung Quốc), bạn sẽ thấy những cây tùng Hoàng Sơn nổi tiếng: thân cây rất thấp, uốn ngược chiều gió như chào đón khách tới thăm vì thế được gọi là “tùng đón khách”. Gió trên núi đã tạo cho cây tùng có dáng như vậy.Do tác động tổng hợp của các điều kiện trên, nên cây trên núi cao có dáng thấp hơn cây ở đồng bằng. - (Dương Thành Nam)

Theo quan điểm của tôi thì cây trên núi thường không cao vì do địa hình , chính vì địa hình đồi núi khi đó cây phân bố từ dưới lên cao khi đó cây đều có khả năng hấp thụ được ánh sáng mặt trời , Nhưng vấn đề chính là còn tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng nơi cây sinh trưởng, chẳng hạn như : núi thường có nhiều đá khi đó chất dinh dưỡng nghèo nàn hay nhiệt độ trên núi thường thấp hơn rất nhiều so với đồng bằng , chính vì vậy cây cối trên núi phải chống chọi với điều kiện môi trường khắc nghiệt lam' sự sinh trưởng của cây chậm .(Mặc dù tôi thường xuyên đọc báo và nhận thấy rằng quan điểm của tôi ko hoàn toàn là đúng ví dụ : cây cối trên đỉnh phanxipang có kích thước khá lớn ) .Cây ở đồng bằng gặp nhiều thuận lợi hơn về khí hậu và đất đai màu mỡ ,khiến cây cối phát triển nhanh và mạnh, nen cây cối cũng giống như động vật phải "đấu tranh sinh tồn " , cao hơn vươn xa hơn để cạnh tranh với giống cây khác để nhận ánh sáng để quang hợp - (cop_huong_1988)

Chỗ nào gần nguồn nước hơn thì cây phát triển tốt hơn. Thường khi bạn lên núi, ở những nơi có bờ suối, khe thì cây sẽ phát triển ở đó rất tốt, rất cao :). Còn cái bạn hỏi tôi nghĩ k đúng lắm :) - (nhat.van)

Ở núi ít dưỡng chất hơn, ít nước hơn, nước bay hơi nhiều hơn do nhiều gió, và quan trọng là trọng lực ở núi cao hơn ở đồng bằng. - (alibaba)

Cay tren nui bi ap luc cua gio tac dong lon, cay cang cao cang de bi do gay va chi co cac cay nho va deo dai moi ton tai duoc! - (trivantinh)

tam bay! - (ken)

Dễ hiểu thôi. Cây mọc ở trên núi điều kiện khắc nghiệt hơn, đặc biệt là những cây ở trên đỉnh núi và các loài thực vật cũng rất đặc trưng như các loài trúc, tre, cây họ Ericaceae, rêu, v.v. đặc biệt ở trên đỉnh núi thường có gió rất mạnh nữa nên chỉ có cây thấp mới tồn tại được. - (Nguyễn Văn Lê)

mỗi loại thực vật có 1 đặc điểm sinh trưởng ở từng vùng địa lý là khác nhau, phù hợp với khí hậu thì tồn tại và phát triển..Những cây trên núi với đất không màu mỡ như đồng bằng nên chúng rễ không thể đâm sâu để phát triển tốt, ngoài ra cũng phải nói rằng thực vật có cây ưu sáng và ưu tối nên sẽ có cây vươn rất cao, không thể nói cây đồng bằng cao hay thấp..tùy loài tùy môi trường mà sẽ khác bạn à! - (kts12a1)

diều kiện thích nghi thôi.nếu cây trên núi mà cao như ở đồng bằng thì nó k chịu nổi những trận gió lớn - (giáp nguyễn)

Chắc càng ở cao thì tác dụng của trọng lực trái đất càng lớn, cũng có thể dưỡng chất trong đất ở trên núi không màu mỡ, phong phú như đất ở đồng bằng.Ví dụ như khi mưa xuống thì sẽ kéo theo đất từ trên núi xuống, trong khi đó đất trên núi không có cách nào bổ sung được, vậy nên trên núi thì nhiều đá, đồng bằng thì nhiều đất, cây ở nơi nihều đất thì đương nhiên cây cối sẽ mau lớn hơn, cao hơn. - (langquen)

Có 2 vấn đề quan trọng là: ít nước và nhiều gió. Nếu bạn có tưới thêm nước thì cây cũng không thể to lớn lên được vì gió to dễ làm cây bị đổ; cây đã tự thích nghi với môi trường như vậy. - (dinhthanhcong)

Cây mọc trên núi thứ nhất ít chất ,có nhiều ánh nắng,loãng ôxi,nên cây mọc thấp.Còn cây mọc ở dưới đông bằng nhiều chất ,ít ánh sáng nên phải vươn lên cao dể lấy ánh sáng - (levietvinh2003)

Tôi không nghĩ thế - (van_nga_1979)

Những cây ở đồng bằng phải cạnh tranh nhau để lấy ánh sáng, nên chúng sẽ vươn càng cao càng tốt, ở trên núi chúng nhận đc nhiều ánh sáng nên không vươn cao hơn, mà phát triển to hơn ^^! - (vuketbac@gmail.com)

ở trên cao điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khác so với vùng đồng bằng.Đặc biệt có một điều mình nhận thấy là các vùng cao gió thổi nhiều và mạnh hơn .Cây cối sống ở trên cao thường phải chịu ảnh hưởng rất nhiều từ gió và đất đai ở đồng bằng thường màu mỡ hơn.Có lẽ để thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng trên cao nên cây cối ở đây thường thấp và nhỏ hơn cây mọc ở đồng bằng. - (Hồ Minh Hoàng)

không có chất dinh dưỡng thì quang hợp nhiều cũng chả ra gì - (thanhhero69)

Theo suy luận cá nhân thì cây trên núi có thể cần thấp và gốc lớn hơn miền thấp để chịu được xói mòn của nước chảy trên cao xuống với độ dốc lớn. Không biết đúng không. - (thanhtran)

tai vi o tren rung cay lon bi don nga het nen khong con cay lon nua do - (nhandodhyd)

Trên vùng cao, đất càng ít dinh dưỡng, gió càng mạnh nên cây phải thấp bé thôi. Ở những vùng núi cao trên 3.000m thì toàn là đá, gió rít ngày đêm nên chỉ có cây bụi lúp xúp mới sống nổi, hoa thì bé tý nhưng rất đẹp. - (taithang3008)

Như chúng ta biết, đa số các loài sinh vật trên trái đất điều tuân theo định luật chọn lọc tự nhiên, để thích hợp vs điều kiện và môi trường sống.ở Thực Vật, phân bố dường như khắp nơi trên thế giới, từ nơi có điều kiện thích hợp nhất, tới nơi không có các điều kiện để cây phát triển như sa mac, mà một số loài cây vẫn có thể tồn tại.câu hỏi của bạn thực tế không phù hợp với các vùng núi khác, trên núi cao vẫn có cây cổ thụ cao, miễn là có điều kiện để phát triển chiều cao như chúng ta muốn.ở vùng núi, xườn núi, dốc đá, do ít đất thịt, và thường có gió bảo lớn xảy ra, nên cây chọn cách phân tán, từ đó làm giảm chiều cao của cây, và giảm lực cản với gió núi cao. - (Nhật Minh)

trên núi gió to hơn dưới đồng bằng - (minhlan3142)

Sở dĩ cây ở đồng bằng cao là vì phải cạnh tranh nhau để nhận ánh sáng. Cây nào cao sẽ có nhiều ánh sáng hơn. Còn cây ở trên núi đất thường cằn nên cây khó phát triển. Hơn nữa môi trường ít cạnh tranh do đã có nhiều ánh sáng nên cây không cần phải cao. - (Nguyen Duy Son)

vì ở trên cao gió lạnh gió độc,trên cao không có tốt nên nó lùn hơn cây dưới đồng bằng. - (nucuoi_abc)

Theo tôi nghĩ, ở đồng bằng do địa hình bằng phẳng, nên cây cối muốn nhận đủ ánh sáng phải cố gắng chen nhau mọc cao hơn để tranh thủ mở rộng được phần tán lá tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Cây mọc trên sườn núi dốc nghiêng, nên phần diện tích tán lá đón ánh sáng mặt trời tự nhiên đã lớn hơn, nên không cần phải vươn cao mới có đủ ánh sáng mặt trời để quang hợp. - (quynhnhu)

Chắc là vì trên núi lực hút nó lớn hơn nên hút cây xuống,làm cho cây bị lùn - (artemdinh)

Đặc tính của cây là hướng dương (phát triển theo hướng sáng của mặt trời ! Nên theo tôi chính việc thừa hưởng nhiều ánh sáng để quang hợp đã làm cho cây trên núi không cần phải vươn cao để đón nhận ánh sáng. Còn cây dưới đồng bằng thiếu sáng hơn nên theo qui luật của sinh tồn cây này phải mọc vượt cây kia để đón nhận ánh sáng cho mình nên cây đồng bằng có chiều cao vượt trội cây trên núi là vậy ! Đây chỉ là suy luận logic của tôi, hi vọng nó đúng và thỏa mãn câu hỏi của bạn ! :) - (Việt Lưu)

điều kiện trên núi cao khắc nghiệt, gió lớn, nhiệt độ thấp, ẩm ít, câyy cần chống chịu với gió, tiết kiệm nước, nên rễ sâu, cây thân lùn, tán ít nhưng to1 số động vật trên khu vực núi cao cũng thấp lùn so với đồng loại ở đồng bằng - (s3357753)

Rất đơn giản, trên núi cao gió thường rất mạnh, cây càng cao thì càng dễ đổ. Vì vậy qua chọn lọc tự nhiên, chỉ những cây có hình dáng phù hợp với môi trường sống mới tồn tại được. Điều này thể hiện rõ nhất đối với núi đá vôi, nơi có địa hình trống trải, mật độ cây thưa thớt dn tới chiều cao trung bình của cây cũng thấp nhấT - (nguyen dang hung)

Núi mà bạn quan sát đc là núi nào vậy? Có thể núi mà bạn đã coi đó là núi đá vôi, hoặc đất cằn cỗi, rừng nguyên sinh ở đó đã bị con người đốn hạ hết rồi, giờ chỉ còn những cây nhỏ. Việc bạn nói cây trên núi thấp hơn cây ở đồng bằng là không có cơ sở. Những cây cổ thụ thường hay ở những cánh rừng trên núi đó bạn. Còn tất nhiên nếu núi quá cao, thì trên đó điều kiện sống khắc nghiệt cây ko thể phát triển tốt được. - (chu Do)

Mot phần vì cây trên núi sống vùng đất đá, rể không mọc sâu được, khí hâu khắc nghiệt, không đủ dinh dưỡng, nước nên không thể lớn như cây miền đồng bằng. Đó củng là thích nghi để tồn tại, nều mọc lớn mà không có rể sâu, cây sẽ bị ngã. - (anh)

Chuyển mục này qua mục đố vui khoa học đi :)Trên núi cao, cây cối phong phú không kém gì đồng bằng, nhưng để ý bạn sẽ thấy, nếu không thuộc dạng "còi đẹn" hay "kẹ" thì chúng cũng là những "chú lùn". Tại sao vậy nhỉ? Thì ra, thừa ánh sáng, thừa gió nhưng lại thiếu chất đã khiến chúng khó mà phổng phao được.Một là, do ánh sáng mặt trời gồm 7 mầu thành phần là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím tác động khác nhau đến sự phát triển của cây, trong đó ánh sáng đỏ ít gây trở ngại nhất, ánh sáng lam tím gây trở ngại nhiều nhất. Sống trong môi trường không có ánh sáng tím, cây sẽ vươn dài rất nhanh. Trên núi cao, do không khí loãng, ít bụi, lại tương đối trong suốt nên tia tím và tia ngoại tím trong ánh sáng mặt trời rất ít bị hấp thụ. Chính chúng đã khống chế sinh trưởng của cây mạnh hơn ở đồng bằng nhiều.Hai là, trên núi cao không khí loãng, đất cũng rất mỏng, thậm chí không có lớp đất màu, vì thế nước và chất dinh dưỡng rất dễ bị rửa trôi. Nhiệt độ về đêm trên núi lại xuống rất thấp, ban ngày cũng thấp hơn ở đồng bằng nên có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng của cây.Ngoài ra, trên núi cao gió thổi cũng mạnh hơn ở đồng bằng làm cho cây phải mọc nghiêng hoặc nằm rạp xuống. Nếu có dịp đi qua Hoàng Sơn ở An Huy (Trung Quốc), bạn sẽ thấy những cây tùng Hoàng Sơn nổi tiếng: thân cây rất thấp, uốn ngược chiều gió như chào đón khách tới thăm vì thế được gọi là “tùng đón khách”. Gió trên núi đã tạo cho cây tùng có dáng như vậy.Do tác động tổng hợp của các điều kiện trên, nên cây trên núi cao có dáng thấp hơn cây ở đồng bằng. - (Thien Minh)

Bạn đã hỏi và tự trả lời thì phải !!! - (vuminhce)

Do trọng lực....đơn giản thui....trọng lực càng lớn thì kg thể có núi cao...TD. núi trên sao Hỏa cao hơn núi trên trái đất......vv...vv - (quangkimtran)

Đó là do cảm nhận của bạn thôi, chứ trên núi cũng có nhiều loại cây, nhiều tầng cây sinh sống. - (vinabyte)

Một là, do ánh sáng mặt trời gồm 7 mầu thành phần là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím tác động khác nhau đến sự phát triển của cây, trong đó ánh sáng đỏ ít gây trở ngại nhất, ánh sáng lam tím gây trở ngại nhiều nhất. Sống trong môi trường không có ánh sáng tím, cây sẽ vươn dài rất nhanh. Trên núi cao, do không khí loãng, ít bụi, lại tương đối trong suốt nên tia tím và tia ngoại tím trong ánh sáng mặt trời rất ít bị hấp thụ. Chính chúng đã khống chế sinh trưởng của cây mạnh hơn ở đồng bằng nhiều. Hai là, trên núi cao không khí loãng, đất cũng rất mỏng, thậm chí không có lớp đất màu, vì thế nước và chất dinh dưỡng rất dễ bị rữa trôi. Nhiệt độ về đêm trên núi lại xuống rất thấp, ban ngày cũng thấp hơn ở đồng bằng nên có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng của cây.Ngoài ra, trên núi cao gió thổi cũng mạnh hơn ở đồng bằng làm cho cây phải mọc nghiêng hoặc nằm rạp xuống. Nếu có dịp đi qua Hoàng Sơn ở An Huy (Trung Quốc), bạn sẽ thấy những cây tùng Hoàng Sơn nổi tiếng: thân cây rất thấp, uốn ngược chiều gió như chào đón khách tới thăm vì thế được gọi là “tùng đón khách”. Gió trên núi đã tạo cho cây tùng có dáng như vậy. - (thamtuhole_9x)

có 2 lý do sau:1. Do bạn quan sát chưa nhiều, địa điểm quan sát của bạn chưa rộng. bạn cứ đi quan sát nhiều nơi khác rồi so sánh. tôi là người vùng trung du, có cả núi và nơi bằng phẳng. tôi quan sát vùng núi có nhiều cây rất cao, to và chắc khỏe hơn những cây vùng đồng bằng.2. vùng núi hoặc trên những núi thường có nhiều đá (chủ yếu là đá vôi) vì vậy số lượng đất sẽ ít hơn vùng đồng bằng, đồng nghĩa với việc cùng 1 loại cây nhưng mọc ở đồng bằng sẽ cao toa hơn mọc trên núi. bổ sung: có những vùng núi chưa hẳn đã thừa hưởng ánh sáng hơn vùng đồng bằng, bạn cứ đến phan xi pang hoặc vào cúc phương xem.chúc bạn vui vẻ - (nguyenngoc681)

tai cay tren khong ai cham soc... - (kimvinh789)

Một câu hỏi không có thuốc chữa,.... - (Hoài Bảo)

Tiến hóa tự nhiên thôi bạn ạ, để tránh bị gió lớndỏođổ. - (Digicams)

Theo tôi, thiếu dinh dưỡng nên cây trên núi thấp hơn ở đồng bằng. Ở đồng bằng đất đai nhiều dưỡng chất hơn núi. - (duonghoangdinh)

thứ 1, dinh dưỡng cho cây trên núi thì không được nhiều như ở đồng bằng, cây mà thiếu dinh dưỡng cũng giống như người ăn không đủ chất, phát triển cao, to, rộng sẽ khiến sức chống chịu của cây bị yếu, cây dễ bị gãy đổThứ 2, điều kiện trên núi thường có gió lớn, và nhiều tác nhân ảnh hưởng đến cây hơn đồng bằng, do đó theo tôi nghĩ do thích ứng với điều kiện bên ngoài mà cây thường thấp nhỏ hơn để ít bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu hơn - (Hoàng)

Cây phát triển không chỉ dựa vào mỗi việc hấp thụ ánh sáng mặt trời. Sự phát triển của cây còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ví dụ như dinh dưỡng của đất, không khí và giống cây. Theo mình nghĩ đất đai trên núi thường không dinh dưỡng bằng đất ở vùng đồng bằng. - (tuequang)

Câu hỏi của bạn khá là hay. Vấn đề mấu chốt cho câu hỏi của bạn là sự thích nghi của thực vật.Ở trên núi, tuy nhiều ánh sáng nhưng thời tiết hầu như khắc nghiệt hơn, gió mạnh , độ dốc...cho nên đa số cây trên núi đều thấp, tán rộng hơn.Trong khi ở đồng bằng thì môi trường hầu như là ổn định, gió nhẹ, điều kiện về nước và thổ nhưỡng tốt hơn. Do đó chúng mọc cao hơn. - (chungshaku)

đơn giản vì ở trên cao gió mạnh cây không thể phát triển chiều cao - (binhminh)

Một là, do ánh sáng mặt trời gồm 7 mầu thành phần là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím tác động khác nhau đến sự phát triển của cây, trong đó ánh sáng đỏ ít gây trở ngại nhất, ánh sáng lam tím gây trở ngại nhiều nhất. Sống trong môi trường không có ánh sáng tím, cây sẽ vươn dài rất nhanh. Trên núi cao, do không khí loãng, ít bụi, lại tương đối trong suốt nên tia tím và tia ngoại tím trong ánh sáng mặt trời rất ít bị hấp thụ. Chính chúng đã khống chế sinh trưởng của cây mạnh hơn ở đồng bằng nhiều.Hai là, trên núi cao không khí loãng, đất cũng rất mỏng, thậm chí không có lớp đất màu, vì thế nước và chất dinh dưỡng rất dễ bị rữa trôi. Nhiệt độ về đêm trên núi lại xuống rất thấp, ban ngày cũng thấp hơn ở đồng bằng nên có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng của cây.Ngoài ra, trên núi cao gió thổi cũng mạnh hơn ở đồng bằng làm cho cây phải mọc nghiêng hoặc nằm rạp xuống. Nếu có dịp đi qua Hoàng Sơn ở An Huy (Trung Quốc), bạn sẽ thấy những cây tùng Hoàng Sơn nổi tiếng: thân cây rất thấp, uốn ngược chiều gió như chào đón khách tới thăm vì thế được gọi là “tùng đón khách”. Gió trên núi đã tạo cho cây tùng có dáng như vậy.Do tác động tổng hợp của các điều kiện trên, nên cây trên núi cao có dáng thấp hơn cây ở đồng bằng. - (huannc.ws)

Vì nó no đủ nên ko cần vươn nữa, còn cây ở đồng bằng phải vươn lên để lấy ánh sáng cho bằng bạn bằng bè ở trên núi. - (hole_thu)

Đã lên núi lại cây cao thì dễ bị sét đánh chết đơn giản vậy thôi. - (giang)

vì thừa anh sáng nên nó ko cần cao anh ạ,..cây ở đồng bằng, hay ở trong rừng ít ánh sáng hơn nên nó phải vươn cao đón ánh sáng để quang hợp..ngoài ra cây ở trên núi thường thì chịu nhiều tác động của thời tiết, như gió hơn, do vậy việc cây thấp cũng giúp nó tránh bị gió quật đổm ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiệt độ, và độ ẩm của môi trường nữa, điều kiện tự nhiên thường quyết định điều đó. - (hapncntt)

Dễ hiểu là cây cần cao để lấy nhiều ánh sáng hơn. Ví dụ như cây trồng nơi trống trài thường thấp hơn cây trồng trong bụi rậm, hay khe núi. - (huyhoangvtu)

Ở trến cao gió nhiều,cây cao dễ bị gió quật gãy!!!!! - (Hồ thanh sang)

câu hỏi của bạn chính là câu trả lời, vì thừa hưởng nhiều ánh sáng nên không cần phải cao. - (kietlt)

Bạn lấy cơ sở nào để khẳng định như đúng rồi vậy??????????? - (culỳ)

Vì trên nùi có nhiều gió, phát triển chiều cao cây sẽ dễ đổ, mặt khác lượng dinh dưỡng nơi đó kém, chủ yếu là đá vôi nên cây lớn chậm, nhưng thân cây sẽ rất vững chắc so với cây ở vùng đồng bằng, Cây phát triển cao cần hội đủ các yêu tố: ánh sáng, dinh dưỡng, nguồn nước, khí hậu...thiếu một trong các yếu tố đó cây sẽ phát triển chậm thậm chí ngừng phát triển (trong mùa đông, mua thu...) - (doanlanhme)

0