28/05/2017, 20:17

Vẻ đẹp của trang nam thi thời trần qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Đề bài: Em hãy phân tích vẻ đẹp của trang nam thi thời trần qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão Nếu ai là con dân Việt Nam thì đều phải biết về lịch sử bốn nghìn năm xây dựng và giữ gìn đất nước, phải biết được quân và dân nhà Trần đã oanh dũng chiến đấu dẫn tới thành công ba lần đánh bại quân ...

Đề bài: Em hãy phân tích vẻ đẹp của trang nam thi thời trần qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão Nếu ai là con dân Việt Nam thì đều phải biết về lịch sử bốn nghìn năm xây dựng và giữ gìn đất nước, phải biết được quân và dân nhà Trần đã oanh dũng chiến đấu dẫn tới thành công ba lần đánh bại quân Nguyên Mông. Giặc Nguyên khi ấy cũng ác, cũng đáng sợ không khác gì giặc Pháp và giặc Mỹ sau này chính vì thế để đánh đuổi được chúng là cả một kì tích, cả một ý chí không ...

Đề bài: Em hãy phân tích vẻ đẹp của trang nam thi thời trần qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão


Nếu ai là con dân Việt Nam thì đều phải biết về lịch sử bốn nghìn năm xây dựng và giữ gìn đất nước, phải biết được quân và dân nhà Trần đã oanh dũng chiến đấu dẫn tới thành công ba lần đánh bại quân Nguyên Mông. Giặc Nguyên khi ấy cũng ác, cũng đáng sợ không khác gì giặc Pháp và giặc Mỹ sau này chính vì thế để đánh đuổi được chúng là cả một kì tích, cả một ý chí không chịu khuất phục của quân đội nhà Trần. Từ đó ta có thể thấy được vẻ đẹp của những trang nam nhi thời trần mạnh mẽ và anh dũng đến nhường nào. Đặc biệt nhà thơ, vị tướng lĩnh Phạm Ngũ Lão đã khắc họa vẻ đẹp của nam nhi thời Trần qua bài thơ thất ngôn tứ tuyết Thuật Hoài.


Trước hết vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần thể hiện qua trách nhiệm và lòng yêu nước của họ:


“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”
“Múa giáo non sông trải mấy thu”


Người nam nhi thời Trần được thể hiện qua hành động cầm ngang ngọn giáo để trấn quốc yên dân. Những người sinh ra phận làm trai thì phải biết bảo vệ cho quê hương đất nước mình. Bản dịch là “múa giáo” không sát với ý nghĩa của bài thơ. “Múa giáo” không thể hiện được hết sự mạnh mẽ, sự kiên cường của ngọn giáo người nam nhi thời Trần. Có thể nói ngọn giáo biểu trưng cho sức mạnh và lòng yêu nước của nam nhi thời Trần. Ngọn giáo ấy được đo bằng chiều rộng của đất liền và chiều cao của bầu trời đất Việt. Nhà thơ cũng có ý như muốn nói về chủ quyền dân tộc Việt Nam. Đất Nước không chỉ làm nên ngọn giáo mà đất nước còn làm nên chính những con người Việt, mà cụ thể ở đây chính là những đấng nam nhi hào kiệt. Người lính Trần với cây giáo trên tay sẵn sàng đứng lên bảo vệ Tổ Quốc. Sự nghiệp giữ nước ấy đã trải khắp mấy thu, từ xưa đến nay đó là trách nhiệm là nghĩa vụ của đấng nam nhi trượng phu trong thiên hạ. Có thể nói chỉ bằng một câu thơ, Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được vẻ đẹp về lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với đất nước của nam nhi thời Trần.


Người nam nhi thời Trần không chỉ hiện lên đẹp đẽ với trách nhiệm và lòng yêu nước mà họ còn đep bởi sức mạnh của ý chí chiến đấu và sức mạnh của thể chất:


“Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu”
“Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”

ve dep cua trang nam nhi trong to long cua pham ngu lao


Thời nhà Trần, quân đội được chia ra làm ba bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận đều có những trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể. Đội quân nhà Trần hiện lên qua câu thơ với sự hùng dũng và khí phách. Trong hàng ngũ ấy những nam nhi đầu đội trời chân đạp đất với cơ thể được rèn luyện nhiều năm trong kỷ luật nghiêm khắc của quân đội, giờ đây khỏe mạnh cường tráng có thể át cả sao Ngưu trên trời hay nuốt trôi một con trâu lớn. Ở đây nhà thơ đã sử dụng biện pháo nghệ thuật cường điệu hóa nhằm mục đích khắc họa vẻ đẹp sức mạnh của người nam nhi thời Trần. Tuy nhiên, nếu chỉ nói đơn giản đây là sức mạnh của cơ thể thì không đúng. Người nam nhi thời Trần không chỉ mạnh với cơ thể rắn chắc mà còn mạnh về ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Có thể khẳng định rằng, đây chính là yếu tố để quân đội nhà Trần đánh tan giặc Nguyên Mông những ba lần.


Phận làm trai xưa là phải có công danh sự nghiệp, nam thi thời Trần cũng không nằm ngoài quy luật đó:


“Nam nhi vị liễu công danh trái”
“Công danh nam tử còn vương nợ”


Nam nhi thời Trần với sức mạnh và trái tim của mình, một lòng hiến dâng cho đất nước và tổ quốc. Nếu như bậc nữ nhi chỉ ở nhà chăm con, chăm mẹ, ngày đêm lo chuyện bếp có sáng, cơm có ngon, canh có ngọt thì người nam tử phải hiến dâng cuộc đời mình cho đất nước. Đã là phận làm trai thì phải có công danh sự nghiệp thì mới đáng phận làm trai. Dẫu đã hiến dâng tất cả nhưng người nam nhi thời Trần ở đây vẫn cảm thấy còn vương nợ với vua, với nhân dân và với đất nước. Đây là một sự khiêm tốn. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng có câu thơ về chí làm trai thời xưa:


“Chí làm trai nam, bắc, đông, tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”


Đó là chân lý, là nguyên tắc sống của những bậc nam nhi thời xưa, quả thật đây chính là một điều vô cùng ý nghĩa và đáng quý.
Dẫu là cống hiến tất cả, dẫu là hi sinh rất nhiều nhưng người nam tử thời Trần vẫn cảm thấy bấy nhiêu chưa đủ để xứng đáng là một người bề tôi của vua:


“Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
“Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”


Người nam tử thời Trần vì tổ quốc và đất nước mà dành chọn cuộc đời của mình ở quân đội, ở chiến trường. Họ phải hi sinh đi hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình để đổi lấy phận trung với vua. Những người mẹ già ngày đêm vẫn lo lắng cho họ, những người vợ đảm đang cùng đàn con thơ mong ngóng người chồng, người cha trở về. Thế nhưng những người lính vẫn phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đánh đổi hạnh phúc của đất nước, trong đó có những người thân yêu của họ.


Như vậy qua đây ta có thể thấy được những vẻ đẹp của người nam tử thời Trần. Họ không chỉ là những người có tấm lòng yêu nước, ý thức được trách nhiệm công dân của mình, có sức mạnh về thể chất và tinh thần mà còn là những nam tử có công danh nhưng lại rất khiêm tốn.

 

0