18/06/2018, 11:35

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Ất Sửu niên hiệu Tự Đức năm thứ 18 (1865)

Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người TRẦN BÍCH SAN 陳碧珊 1 , Cử nhân, Hội nguyên, sinh năm Mậu Tuất, thi đỗ năm 28 tuổi, người xã Vị Xuyên tổng Đông Mặc huyện Mỹ Lộc phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định. Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân 2 người NGUYỄN ...

Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân1 người

TRẦN BÍCH SAN 陳碧珊1, Cử nhân, Hội nguyên, sinh năm Mậu Tuất, thi đỗ năm 28 tuổi, người xã Vị Xuyên tổng Đông Mặc huyện Mỹ Lộc phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định.

Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân2 người

NGUYỄN TUYÊN 阮瑄2, Hàn lâm viện Biên tu, [.....] ở phủ Tùng Thiện Công [......]3, sinh năm Giáp Ngọ, thi đỗ năm 32 tuổi, người xã Kim Lũ tổng Khương Đình huyện Thanh Trì phủ Thường Tín tỉnh Hà Nội.

HOÀNG TƯƠNG HIỆP 黃相協4, Cử nhân, sinh năm Bính Thân, thi đỗ năm 30 tuổi, người xã Đông Ngạc tổng Minh Tảo huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội.

Bia khắc ngày lành tháng 6 niên hiệu Tự Đức năm thứ 18 (1865).

Chú thích:

1.Trần Bích San (1838-1878) hiệu là Mai Nham, tự là Vọng Nghi , người xã Vị Xuyên tổng Đông Mặc huyện Mỹ Lộc phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Xuyên Tp. Nam Định tỉnh Nam Định). Cử nhân năm Giáp Tý niên hiệu Tự Đức thứ 17 (1864). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tri phủ Thăng Bình và Điện Bàn, Án sát Bình Định, sau bị giáng Tri phủ An Nhơn, thăng tước Hồng lô tự Thiếu khanh làm việc tại Bộ Hộ, Hàn lâm viện, Thị độc học sĩ, Tả Thị lang Bộ Lại, Tuần phủ Trị Bình và Hà Nội, Tham tri Bộ Lễ... Ông được cử làm Chánh sứ (năm 1878) sang Pháp, nhưng chưa đi thì ông đã mất. Ông được vua phê đổi tên là Trần Hy Tăng .

2. Nguyễn Tuyên (1834-1902) hiệu là Kim Giang và Quế Bình tử , người xã Kim Lũ tổng Khương Đình huyện Thanh Trì phủ Thường Tín tỉnh Hà Nội (nay thuộc quận Thanh Xuân Tp. Hà Nội). Cử nhân năm Mậu Ngọ (1858), bổ làm Hàn lâm viện Biên tu. Sau khi thi Tiến sĩ, ông giữ các chức quan, như Tri phủ Xuân Trường, Hàn lâm viện Thị độc, Phủ doãn Thừa Thiên, Tuần phủ Nam Định, Tổng đốc Định An, Tham tri Bộ Lại, Thượng thư Bộ Lại, Quyền Kinh lược, hàm Thự Văn minh điện Đại học sĩ, Cơ mật viện Đại thần, Tổng tài Quốc sử quán và được cử đi sứ (năm 1894) sang Pháp. Ông còn có tên là Nguyễn Trọng Hợp .

3.Dòng chữ Hàn lâm viện Biên tu, [.....] Tùng Thiện công phủ [......], nguyên bản bị mờ mấy chữ chưa tìm ra. Tùng Thiện công có thể là Tùng Thiện vương (Miên Thẩm).

4.Hoàng Tương Hiệp (1836-1885) người xã Đông Ngạc tổng Minh Tảo huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội (nay thuộc xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm Tp. Hà Nội). Cử nhân năm Mậu Ngọ (1858). Ông giữ chức quan Tuần phủ Tuyên Quang. Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư Bộ Lễ.

0