Vai trò của việc đọc và các kỹ năng đọc trong học ngoại ngữ
( ĐHVH) Việc đọc được miêu tả như một phương tiện giao tiếp và mục tiêu chính của đọc là hiểu được ý nghĩa của các tài liệu in ấn hoặc các tài liệu viết. Đọc có nghĩa là “đọc và hiểu”. Nếu một học viên ngoại ngữ nói ‘tôi có thể đọc được bài đó nhưng tôi không biết ...
(ĐHVH) Việc đọc được miêu tả như một phương tiện giao tiếp và mục tiêu chính của đọc là hiểu được ý nghĩa của các tài liệu in ấn hoặc các tài liệu viết.
Đọc có nghĩa là “đọc và hiểu”. Nếu một học viên ngoại ngữ nói ‘tôi có thể đọc được bài đó nhưng tôi không biết nghĩa của nó là gì’ thì điều này vẫn chưa phản ánh được thực chất nghĩa của từ ‘đọc’.
Theo Williams (5) vai trò của việc đọc khi học một ngoại ngữ là người học có thể thực hành ngôn ngữ họ gặp thông qua nghe và nói. Ngôn ngữ mà học viên có được thông qua đọc có thể được sử dụng lại cho kĩ năng viết, hoặc học viên có thể diễn giải nghĩa của bài đọc để có được những thông tin cần thiết cho họ.
The role of reading when learning a foreign language is as follows: learners are able to practise the language that they have encountered through listening and speaking; language gained from reading can be reused in writing, or learners can learn how to make sense of texts in order to get right information for them.
Rivers và Temperley (4) đưa ra chi tiết hơn về việc tại sao mọi người lại tham gia vào hoạt động đọc:
- Đọc để thu thập thông tin cho một mục đích cụ thể nào đó.
To obtain information for a certain purpose
- Đọc để liên lạc với bạn bè thông qua thư từ hoặc để hiểu các thư kinh doanh.
To keep in touch with friends by correspondence or to understand business letters.
- Đọc để biết được những gì đang diễn ra hoặc vừa diễn ra trên thế giới (được ghi lại trên báo, tạp chí và các bản báo cáo).
To know what is happening or has happened (reported in newspapers, magarines, and reports)
- Đọc để có được sự hướng dẫn về cách thực hiện nhiệm vụ trong công việc và cuộc sống.
To obtain instructions on how to perform some tasks for their work or daily life.
Tóm lại, thông qua đọc, sinh viên được mở mang về trí tuệ và tri thức. Cụ thể, về trí tuệ: làm nảy nở các ý tưởng và cách lập luận. Về tri thức: giúp nhận thức sâu sắc hơn về con người, xã hội và thế giới. Nó còn giúp người đọc hoàn thiện hơn ngôn ngữ mục tiêu về cách hành văn, cấu trúc câu và sử dụng từ ngữ. Ngoài ra, các tài liệu đọc còn cung cấp cho người đọc chủ đề để thảo luận, khuyến khích việc tham gia vào giao tiếp nói và góp phần tạo ra một bầu không khí học hứng thú.
Để nâng cao hiệu quả đọc, giáo viên nên cung cấp cho sinh viên các kĩ năng đọc khác nhau thông qua các hoạt động đọc.
Các kĩ năng đọc (Reading skills)
Karlin (1) phân loại các kĩ năng đọc thành năm nhóm nhỏ sau:
Thứ nhất, các kĩ năng nhận diện từ (word recognition skills): bao gồm việc sử dụng bối cảnh, phân tích âm thanh, phân tích cấu trúc và sử dụng từ điển.
Thứ hai, các kĩ năng nhận diện nghĩa của từ (word meaning skills): bao gồm việc sử dụng bối cảnh, phân tích cấu trúc, nhận diện từ đa nghĩa và những từ chỉ số lượng.
Thứ ba, các kĩ năng bao quát (comprehensive skills): được tạo bởi việc nhận diện nghĩa đen của từ, nghĩa phỏng đoán (nghĩa bóng), sự đánh giá và xác nhận tài liệu.
Thứ tư, các kĩ năng nghiên cứu (study skills): là việc xác định thông tin, lựa chọn thông tin, sử dụng sự hỗ trợ của đồ họa, khả năng dự đoán và thực hiện một cách linh hoạt.
Cuối cùng, các kĩ năng đánh giá (appreciation skills): là sự nhận diện ngôn ngữ và loại hình của văn học.
Mumby (3) cung cấp một số các kĩ năng cho việc đọc hiệu quả như sau:
. Đoán nghĩa của những cụm từ chưa biết;
Deducing the meaning of unfamiliar lexical items
. Nhận diện các từ chỉ dẫn trong bài đọc;
Recognizing indicators in discourse
. Tóm tắt ý chính
Extracting salients points to summarize1
. Sử dụng các kĩ năng qui chiếu cơ bản;
Using basic reference skills
. Đọc lướt để lấy thông tin chính;
Skimming to get general information
. Đọc quét để xác định thông tin;
Scanning to locate specifically required information
Mann (2) bổ sung thêm một số kĩ năng đọc sau:
. Phân biệt các khái niệm chính Distinguising main concepts
. Hiểu được sự vận dụng Understanding application
. Tham khảo ngữ pháp Grammar referencing
. Hiểu được cấu trúc bài đọc Understand text structure
Dưới đây là ví dụ về kĩ năng đọc lướt và đọc quét:
Khi đọc quét (scanning), người đọc không cần phải đọc từng từ hay từng dòng vì nếu đọc như vậy sẽ khiến cho người đọc không thể quét thông tin một cách hiệu quả. Còn khi đọc lướt (skimming), người đọc cũng không cần quá sa đà vào tiểu tiết mà chỉ đọc để lấy thông tin chung về những sự kiện đã xảy ra. Ví dụ, khi người đọc chỉ cần biết kết quả của một trận đấu bóng đá trong một bài báo thể thao hoặc tìm một số điện thoại cụ thể trong danh bạ thiện thoại thì họ đọc quét. Nếu người đọc quan tâm đến diễn biến của một trận đấu bóng đá thì họ sẽ đọc lướt.
Hiện nay, trong nhiều khóa học tiếng Anh dành cho sinh viên ngoại ngữ không chuyên, việc đọc thường chỉ bao gồm các kĩ năng đọc lướt và đọc quét. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng, việc đọc đối với những học viên có nhu cầu học ngoại ngữ về chuyên ngành thì họ phải đọc chi tiết để hiểu về các định nghĩa, khái niệm hoặc qui trình để thực hiện một công việc nào đó. Vì vậy, việc chọn kĩ năng đọc sẽ phụ thuộc vào dạng văn bản mà họ đọc và thông tin mà họ tìm kiếm.
Kêt luận
Các kĩ năng đọc trên được cho là công cụ hữu ích và hiệu quả để hỗ trợ cho người đọc khi học ngoại ngữ và chúng được coi là có lợi như nhau. Dù người đọc sử dụng kĩ năng đọc nào trong các kĩ năng nêu trên thì cũng phải nhận diện được sự liên kết của bài để hiểu được thông tin một cách rõ ràng và logic.
Tuy nhiên, một trong những nhiệm vụ chính của giáo viên khi hướng dẫn sinh viên đọc đó là: giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của từng kĩ năng và sử dụng các kĩ năng đọc phù hợp với các mục đích đọc khác nhau để tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả đọc cao.
Tài nliệu tham khảo
1. Karlin, R & Karlin, A. R. (1987). Teaching Elementary Reading: Principle and strategies (4th Ed.). Harcourt Brace Jovanovich Publishers.
2. Mann, M & Taylore-Knowles, S. (2003). Reading skills for First Certificate. Macmillan Publishers Ltd.
3. Mumby, J. (1978). Communicative syllabus design. Cambridge: Cambridge University Press.
4. Rivers, W. M. & Temperley, M. S. (1978). A practical Guide to the Teaching. Cambridge University Press.
5. Williams, E. (1984). Reading in a Language Classroom. London:
Macmillan.
Bài viết: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa ( Giảng
viên Khoa Ngôn Ngữ và Văn hóa Quốc tế)
Admin2.