25/05/2018, 17:49

Một vài lời khuyên giúp các bạn sinh viên ôn tập và thi tốt môn tiếng Anh

(ĐHVH) - Thời gian này, hầu hết các lớp năm thứ 2 đã chuẩn bị kết thúc những bài học cuối cùng của môn tiếng Anh học phần 3. Rất nhiều bạn sinh viên còn băn khoăn không hiểu làm sao mình đã cố gắng nhiều trong những kì thi lần trước nhưng vẫn chưa có được kết quả như ý muốn và việc nên bắt đầu ôn ...

(ĐHVH) - Thời gian này, hầu hết các lớp năm thứ 2 đã chuẩn bị kết thúc những bài học cuối cùng của môn tiếng Anh học phần 3. Rất nhiều bạn sinh viên còn băn khoăn không hiểu làm sao mình đã cố gắng nhiều trong những kì thi lần trước nhưng vẫn chưa có được kết quả như ý muốn và việc nên bắt đầu ôn tập để thi học phần này như thế nào cho hiệu quả hơn. Thời gian để các bạn thi hết học phần cũng không còn nhiều nữa.Việc bắt tay vào ôn tập môn tiếng Anh phải được thực hiện càng sớm càng tốt và dưới đây là một số lời khuyên cho các bạn tham khảo.

 Khi ôn tập

1. Các bạn cần đặt ra mục tiêu (set a goal) cho mình trước khi ôn tập.

Nếu bạn không đặt mục tiêu, có nghĩa bạn không thực sự muốn ôn tập. Khi đã đặt mục tiêu cho mình (các bạn lưu ý rằng mục tiêu của mỗi bạn sinh viên là khác nhau, có bạn học yếu thì mục tiêu chỉ cần đạt thôi, nhưng với những bạn khá hơn thì mục tiêu lại cao hơn…) nhưng dù thế nào thì bạn cũng cần chắc chắn rằng mục tiêu của bạn phải cụ thể, rõ ràng và cái này mới là quan trọng và bạn phải tin vào mục tiêu đó. Mục tiêu sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không tin rằng mình có thể đạt được nó.

2. Khi bắt tay vào ôn tập, phần lớn các bạn đều nhìn thấy một khối lượng kiến thức khổng lồ: nào là lượng từ mới, cấu trúc ngữ pháp và rất nhiều thì của động từ….. khiến không ít bạn thấy nản. Một lời mách nhỏ giúp các bạn vượt qua sự ngại ngùng đó là: Các bạn hãy chia nó ra thành từng miếng nhỏ. Hãy làm cho nó trở nên nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn. Có một câu hỏi rất nổi tiếng là: “Làm thế nào để ăn hết một con voi?” và đã có một câu trả lời cũng không kém nổi tiếng là: “Hãy ăn từng miếng một”. Bạn cũng nên làm như vậy với mục tiêu của mình. Hãy chia mục tiêu của bạn thành từng phần nhỏ. Nhưng bạn nên nhớ rằng để làm được điều này, bạn phải bắt tay làm ngay từ hôm nay bởi kì thi của các bạn sắp tới gần rồi. Bạn nên đặt lịch cụ thể cho từng phần đó, cụ thể đến mức bạn phải biết rõ rằng tối nay bạn cần làm gì để gần hơn tới mục tiêu của mình.

Thời gian đầu, các bạn nên ôn các kiến thức trọng tâm. Đề thi hết học phần dành cho các bạn không khó, chủ yếu nội dung bám sát chuẩn chương trình học cho nên việc ôn tập của các bạn cũng chủ yếu tập trung vào những kiến thức trong sách và vở ghi trên lớp. Chẳng hạn chương trình tiếng Anh học phần 3 của các lớp năm thứ 2 có bốn bài, các bạn không nên máy móc ôn lần lượt từng bài mà ưu tiên ôn nội dung trước hết là phần thì của động từ vì kiến thức này sẽ được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các buổi ôn về sau. Khi ôn ba thì của học phần 3 này gồm: Thì hiện tại tiếp diễn (Present continuous), thì tương lai gần (Near future or “Going to” future) và thì hiện tại hoàn thành Present perfect), rất có thể nhiều bạn đã không còn nhớ những thì đã học ở 2 học phần trước. Vậy thì các bạn nên làm một bảng tổng kết các thì của những động từ đã học thật chi tiết, gồm cách cấu tạo, ý nghĩa và cách sử dụng của mỗi thì. Các bạn cũng nhớ cho những ví dụ đi kèm để tiện so sánh và tránh được nhầm lẫn dễ mắc đặc biệt giữa thì hiện tại tiếp diễn với hiện tại đơn hay giữa thì hiện tại hoàn thành với thì quá khứ đơn.

Tiếp đến các bạn tập trung ôn các mẫu câu, cụm động từ, các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng, giới từ vv…

Qua những bài thi của các học phần trước, nhiều bạn sinh viên thường  mất điểm vì vốn từ vựng kém. Do đó việc ôn tập từ vựng cũng quan trọng không kém. Các bạn nên ôn từ vựng theo chủ đề, chẳng hạn ở bài 11, các bạn tập trung ôn những từ chỉ trang phục, quần áo (clothes) vv…và các mẫu câu hỏi, trả lời diễn ra trong các của hàng quần áo (clothes shop). Các bạn lưu ý những tính từ chỉ định, đại từ nhân xưng hay tính từ sở hữu khi đi cùng hay thay thế cho những danh từ luôn được dùng ở số nhiều như: gloves, socks, trousers, …  Ở bài 12 lại nhấn mạnh vào các từ chỉ các bộ phận cơ thể con người ( parts of body) và một số tính từ miêu tả người và vật kèm theo. Từ vựng của bài 13 có vẻ khó hơn bởi ngoài các từ về thể thao ( sport ), các bạn phải ôn thật kỹ các cụm động từ (Phrasal verbs). Xét về mặt ngữ pháp hay ý nghĩa, cụm động từ là một vấn đề khá phức tạp và khó hiểu đối với không ít sinh viên. Nhiều bạn sinh viên khi làm bài chỉ mới nhìn thấy câu có cụm động từ là đã cảm thấy lo lắng và thường bỏ qua vì nghĩ là khó, không tin mình làm được. Nguyên nhân là các cụm động từ trong tiếng Anh thường có nhiều hơn một nghĩa, các sinh viên chỉ biết một nghĩa của những cụm từ kiểu này, các bạn khó có thể hiểu đúng khi gặp phải chúng với những nghĩa mới trong những ngữ cảnh khác. Tuy nhiều cụm động từ trong tiếng Anh chỉ có nghĩa đen như “sit down” (ngồi xuống) hay “stand up” (đứng lên), nhưng có không ít cụm lại mang cả nghĩa bóng. Chẳng hạn cụm động từ  “take off ”, các sinh viên hầu như chỉ suy đoán được nghĩa đen là “cởi bỏ” đối với quần áo, trang phục…, nhưng với nghĩa bóng là “cất cánh” khi nói về máy bay thì các bạn khó có thể đoán được nếu chỉ hiểu nghĩa của từng thành phần trong cụm. Trong trường hợp này, việc ôn tập phải kết hợp những bài khóa hay hội thoại, ngữ cảnh hay tình huống có chứa cụm động từ mà tốt nhất là khi ôn, các bạn nên tập trung chủ yếu ôn ý nghĩa chính và quan trọng nhất của những cụm động từ gặp trong sách và trong bài khóa bởi đề thi kết thúc học phần của các bạn cũng chủ yếu bám sát nội dung kiến thức trong sách. Các bạn nên nhớ, việc tiếp xúc với một cụm động từ nào đó trong một ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp các bạn suy luận được nghĩa bóng của cụm nhờ những manh mối ngôn ngữ trong bài – điều mà các bạn không thể làm khi chỉ nghe hay đọc thấy những câu đơn lẻ, tách biệt có cụm động từ ấy. Một lưu ý nữa là trong ngôn ngữ, các từ được kết hợp với nhau theo một qui ước nhất định. Bởi vậy, trong tiếng Anh không phải từ nào cũng có thể cùng xuất hiện trong một câu, cụm động từ cũng không phải là ngoại lệ. Ví dụ: call off     (hoãn, hủy) thường đi cùng những danh từ như “match” (trận đấu); “engagement”(việc đính hôn); “wedding” (đám cưới); hay “meeting” (cuộc gặp, cuộc họp). Các bạn thường chỉ chú ý đến nghĩa mà không nắm vững được những từ có thể kết hợp cùng “call off”. Kết quả là các bạn đặt cụm từ này bên cạnh những danh từ mà trong thực tế không liên quan như “ I called off my English class” (Tôi hủy không tham gia lớp tiếng Anh). Người bản xứ sẽ rất khó hiểu câu trên vì họ không diễn đạt như vậy. Các bạn nhớ khi ôn phần này nên gạch chân những danh từ thường theo sau một số động từ nhất định. Sau đó tập đặt câu kết hợp những cụm động từ đã học với những danh từ có thể kết hợp với chúng. Giới từ cũng là phần các bạn không thể bỏ qua ở bài này. Trong tiếng Anh, đối với nhiều bạn sinh viên thì giới từ là phần khó nhất bởi có nhiều cách sử dụng khác nhau; với tính từ dùng khác; với danh từ dùng khác và với động từ lại dùng khác. Ví dụ, với danh từ “difference” thì dùng “difference between”, trong khi với động từ “differ” hay tính từ “different” thì lại dùng “differ from” hay   “different from”. Việc làm nhiều bài tập sẽ giúp các bạn nhớ và không bị mất điểm  trong phần này.  Còn ở bài 14 thì các bạn phải nắm được các từ vựng về các hoạt động vui chơi giải trí vào dịp cuối tuần (adventure weekends), các từ vựng liên quan đến địa lí, địa danh, đất nước, châu lục vv… và các từ vụng về vấn đề môi trường (environment) cũng như cách tìm hiểu, khám phá trái đất nhằm bảo vệ môi trường. Các bạn nên lưu ý đặt nhiều câu trong nhiều tình huống với mỗi từ mới, đặt từ vào văn cảnh chứ không nên chỉ học riêng rẽ từng từ, vừa nhanh quên, vừa khó áp dụng khi làm bài. Với những cụm từ hay câu có cấu trúc lạ thì bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần, thậm chí là học thuộc. Các bạn cũng cần ôn kỹ những mẫu câu trong các “conversation pieces” ở gần cuối bài. Chẳng hạn ở bài 11 là những mẫu câu về “Buying clothes”, bài 12 là “Problems and advices”, bài 13 về “Making suggestions”.

Các bạn cũng không nên ôn xong là thôi mà nên lồng ghép nội dung ôn của buổi trước với buổi sau. Điều quan trọng là các bạn phải luyện nhiều thông qua những bài tập, đặc biệt tập trung làm lại những bài tập trong sách bởi đây là những loại bài tập tổng hợp kiến thức cơ bản và trọng tâm nhất, giúp các bạn khái quát được những vấn đề đã học qua mỗi chủ đề. Các bạn nên kết hợp việc tự ôn và ôn tập theo nhóm. Điều này không những làm cho các bạn thay đổi không khí ôn tập, đỡ cảm thấy nhàm chán mà còn giúp các bạn có thể hỗ trợ lẫn nhau trong khi ôn.

Giai đoạn tiếp theo, sau khi đã ôn kĩ kiến thức cơ bản, các bạn tập trung rèn kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm. Thông qua việc rèn các kĩ năng làm bài thì những kiến thức các bạn đã ôn cũng sẽ được thuần thục hơn.

Thời gian cuối cùng là các bạn dành cho việc luyện đề thi. Việc tập làm một số bài thi ở trình độ tương đương sẽ giúp các bạn quen với các dạng đề và các bạn nhớ lưu ý thời gian khi luyện những đề thi nhé. 

3. Trong khi ôn, các bạn phải luôn sẵn sàng để vượt qua mọi chướng ngại.

Bất kể mục tiêu của bạn là gì thì cũng có những chướng ngại và khó khăn. Nếu con đường của bạn quá bằng phẳng thì có nghĩa là mục tiêu của bạn đặt ra quá tầm thường. Những mục tiêu lớn luôn có những chướng ngại lớn. Nhiệm vụ của bạn là lần lượt vượt qua chúng và đừng bỏ cuộc cho tới khi bạn đạt được mục tiêu.

  Cuối cùng, bạn hãy luôn tự hỏi mình câu hỏi: “Liệu cái điều mình đang làm có đang giúp mình tiến tới mục tiêu đã đề ra không”. Mỗi khi bạn đang làm gì đó, hãy tự hỏi mình câu hỏi này.

 Làm bài thi

Môn tiếng Anh được nhà trường khuyến khích thi trắc nghiệm từ vài học kì nay nên ngoài việc ôn tập kĩ, các bạn cũng cần lưu ý một số kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm như sau:

- Ngay khi nhận đề, các bạn nên đọc lướt toàn bộ đề thi thật nhanh trong vài phút để xác định loại bài.

- Khi bắt đầu làm bài, các bạn phải đọc kỹ hướng dẫn cách làm bài.

- Để tiết kiệm thời gian, khi làm bài các bạn nên chia câu hỏi thành ba nhóm:

  + Nhóm thứ nhất là những câu hỏi mà các bạn có thể trả lời được ngay.

  + Nhóm thứ hai là những câu hỏi hoặc những vấn đề phải suy luận      (thường thể hiện trong bài đọc hiểu). Đối với phần đọc hiểu, các bạn nên tránh việc đọc và dịch kỹ từng lời, từng từ vì sẽ rất mất thời gian và hay bị rối, thay vào đó các bạn có thể đọc lướt qua để nắm nội dung bài, sau đó đọc câu hỏi và tìm những từ khóa có liên quan trên bài để lần ra đáp án. Hoặc các bạn có thể đọc câu hỏi trước, sau đó liếc qua đoạn văn để tìm câu trả lời. Nhưng các bạn nên nhớ rằng vốn từ vựng phong phú và khả năng suy đoán tốt sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong kì thi.

  + Nhóm thứ ba là những câu hỏi các bạn còn phân vân, vượt quá khả năng của mình. (với những câu hỏi này, các bạn cần đọc kĩ nhiều lần và dành thêm thời gian để lựa chọn cho đúng)

- Ngoài những câu hỏi thuộc nhóm thứ nhất (tức là những câu mà bạn có thể trả lời được ngay), thì với những câu không biết chắc chán đáp án chính xác, các bạn phải dùng phương pháp loại trừ, đánh giá để loại bỏ ngay càng nhiều những phương án sai càng tốt và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại. Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian, các bạn sẽ chỉ có khoảng hơn một phút để tìm ra đáp án trả lời cho mỗi câu hỏi nên các bạn không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào, các bạn không nên để mất thời gian vào những câu hỏi mà mình không biết rõ câu trả lời mà bạn có thể quay trở lại những câu đó nếu còn thời gian, nhưng các bạn phải ghi ra nháp những câu bỏ qua đó để lúc sau quay lại tìm đỡ mất thời gian.

- Các bạn nên tránh trả lời trước trên giấy nháp toàn bộ bài thi rồi sau đó mới tô vào bản trả lời (answer sheet) vì như thế sẽ rất cập rập dẫn đến tô sai hay tô nhầm.

- Trường hợp các bạn tô nhầm ô hay đổi phương án trả lời thì phải tẩy sạch ô cũ và tô kín ô mới được chọn.

- Các bạn nên tay phải cầm bút chì, tay trái cầm tẩy để thao tác cho nhanh.

Một lưu ý nữa là các bạn phải làm hết các câu, kể cả những câu mà bạn không trả lời được. Đối với trường hợp này, khi đã gần hết thời gian làm bài, các bạn có thể dùng phương pháp phỏng đoán mà đánh dấu vào một trong những phương án để nếu may mắn đúng thì bạn sẽ ăn điểm, còn nếu có sai thì bạn cũng không bị trừ điểm.

Các bạn cũng cần hết sức lưu ý những câu hỏi “bẫy”, đưa ra nhiều phương án gần giống với đáp án đúng. Các bạn cần thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi và các phương án trả lời để lự chọn chính xác nhất.

Chúc các bạn ôn tập thật tốt để đạt được kết quả cao nhất trong kì thi lần này!

Bài: Nguyễn Thanh Huyền - Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Quốc tế

Admin2.

hoc mua bán đàn guitar tai tphcm công ty thiết kế web tai tphcm cong ty may áo thun đồng phục hoc phát âm tiếng anh chuan khoa học thiết kế web tphcm tphcm mua container văn phòng cu dia chi thay man hinh iphone tai tphcm thiet bi bếp công nghiệp bep nha hang dai ly ống nhựa tiền phong ong nuoc du an Căn hộ Scenic Valley ban thuoc kich duc nu chuyen thi cong phong karaoke vip
0