25/05/2018, 17:49
Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa những tiêu chí cần có đối với xuất bản sách giáo khoa ở Việt Nam
Xuất bản sách giáo khoa là hoạt động kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa, là một ngành kinh tế công nghệ. Bởi sách giáo khoa không chỉ là một thứ hàng hóa đơn thuần được trao đổi trên thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận, mà nó còn là sản phẩm thuộc lĩnh vực tư tưởng văn hóa, góp phần ...
Xuất bản sách giáo khoa là hoạt động kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa, là một ngành kinh tế công nghệ. Bởi sách giáo khoa không chỉ là một thứ hàng hóa đơn thuần được trao đổi trên thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận, mà nó còn là sản phẩm thuộc lĩnh vực tư tưởng văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng nền giáo dục nước nhà. Xuất bản sách giáo khoa đòi hỏi phải thực hiện chức năng kép của hoạt động xuất bản và có sự quan tâm đúng mức tới tính hai mặt trong vấn đề hiệu quả (hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội). Xuất bản sách giáo khoa có sự khác biệt so với việc xuất bản các loại sách khác bởi yêu cầu về tính thống nhất cao trong vấn đề nội dung và quy trình làm sách. Theo đó quản lý xuất bản sách giáo khoa là một trong những lĩnh vực quản lý các vấn đề xã hội trọng điểm. Quản lý hoạt động này phải đảm bảo tạo cơ chế để xuất bản sách giáo khoa diễn ra ổn định và phát triển đúng định hướng: chuẩn hóa, đa dạng hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Quản lý xuất bản sách giáo khoa phải có sự đồng thuận của các thành phần khác nhau trong xã hội như Đảng, Nhà nước và nhân dân theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.
Chuẩn hoá, Hiện đại hoá, Xã hội hoá là quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
và phát triển học liệu - xuất bản sách giáo khoa của Đảng và Nhà nước
Quan điểm lớn chỉ đạo sự phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước là việc xây dựng một xã hội học tập. Một xã hội mà ở đó mọi người đều được học tập, bằng những hình thức chính quy, không chính quy, bằng cách tự học, tự nghiên cứu theo hệ thống giáo dục nhà trường, giáo dục ngoài nhà trường, học thường xuyên, học suốt đời, học để hiểu biết, học để làm việc, để làm người, để chung sống và phát triển ở cộng đồng. Học gắn với hành, người học được trí thức hoá, ai cũng được phát huy mọi tiềm năng của mình, để có những kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc và kỹ năng sống, nhằm tạo nên năng lực thích ứng, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và phát triển tiềm năng của mỗi con người trong một xã hội hiện đại và thay đổi rất nhanh. Giáo dục chính quy, giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Xã hội học tập còn là nơi mọi người dân đều có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia xã hội hoá sự nghiệp giáo dục. Cốt lõi của xã hội học tập là việc học nói riêng và giáo dục nói chung được quan niệm đầy đủ hơn, gắn bó với xã hội ngày một chặt chẽ hơn. Xã hội học tập tổ chức việc học không chỉ theo hệ thống nhà trường mà còn được thực hiện rộng rãi theo hệ thống ngoài nhà trường với đối tượng đa dạng. Có thể nói, chính trong xã hội học tập, cách học, nội dung học, động cơ học, quan niệm mới về việc học và nguồn lực sẽ thay đổi rất nhiều, vì thế cần có sự đổi mới, hoàn thiện với các tiêu chí cụ thể về xuất bản sách giáo khoa - một trong những công cụ quan trọng của việc học.
Đảng ta chỉ đạo phát triển giáo dục và phát triển học liệu - xuất bản sách giáo khoa phải đảm bảoChuẩn hoá, Hiện đại hoá, Xã hội hoá.
Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa là vấn đề quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa có quan hệ mật thiết, gắn kết với nhau, tác động hỗ trợ nhau cùng phát triển. Chuẩn hóa là việc xác lập và thực hiện những tiêu chuẩn, tiêu chí cơ bản cần đạt tới nhằm làm cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển đúng hướng. Những tiêu chuẩn cơ bản được xác lập phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và theo hướng giáo dục tiên tiến, hiện đại. Chuẩn hóa và hiện đại hóa có quan hệ mật thiết với nhau. Hoạt động theo hướng chuẩn hóa sẽ đạt được yêu cầu của hiện đại hóa. Hiện đại hóa thành công sẽ hỗ trợ tích cực cho chuẩn hóa. Hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay là việc phát triển theo yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho giáo dục nước nhà tiến kịp sự phát triển giáo dục của các nước tiên tiến. Hiện đại hóa chất lượng đào tạo là thực hiện tốt việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; là việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có nhân cách, phẩm chất, năng lực tốt, đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xã hội hóa là toàn dân tham gia xây dựng, quản lý thiết chế xã hội và được hưởng thụ lợi ích từ thiết chế ấy. Xã hội hóa giáo dục là Nhà nước và các thành viên của xã hội, các tổ chức xã hội cùng góp phần xây dựng nền giáo dục nói chung bằng nhiều con đường khác nhau, như xây dựng trường lớp, xây dựng chương trình học tập, chiến lược phát triển… Về quản lý thiết chế, trong ngành thực hiện quản lý kết hợp với sự tham gia của xã hội dân sự. Về khía cạnh hưởng thụ thiết chế, không phải chỉ riêng thế hệ trẻ mà toàn dân cần được hưởng thụ giáo dục thông qua một xã hội học tập, trong đó mỗi người đều được học suốt đời.
Đảng ta chỉ đạo phát triển giáo dục và phát triển học liệu - xuất bản sách giáo khoa phải đảm bảoChuẩn hoá, Hiện đại hoá, Xã hội hoá.
Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa là vấn đề quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa có quan hệ mật thiết, gắn kết với nhau, tác động hỗ trợ nhau cùng phát triển. Chuẩn hóa là việc xác lập và thực hiện những tiêu chuẩn, tiêu chí cơ bản cần đạt tới nhằm làm cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển đúng hướng. Những tiêu chuẩn cơ bản được xác lập phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và theo hướng giáo dục tiên tiến, hiện đại. Chuẩn hóa và hiện đại hóa có quan hệ mật thiết với nhau. Hoạt động theo hướng chuẩn hóa sẽ đạt được yêu cầu của hiện đại hóa. Hiện đại hóa thành công sẽ hỗ trợ tích cực cho chuẩn hóa. Hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay là việc phát triển theo yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho giáo dục nước nhà tiến kịp sự phát triển giáo dục của các nước tiên tiến. Hiện đại hóa chất lượng đào tạo là thực hiện tốt việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; là việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có nhân cách, phẩm chất, năng lực tốt, đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xã hội hóa là toàn dân tham gia xây dựng, quản lý thiết chế xã hội và được hưởng thụ lợi ích từ thiết chế ấy. Xã hội hóa giáo dục là Nhà nước và các thành viên của xã hội, các tổ chức xã hội cùng góp phần xây dựng nền giáo dục nói chung bằng nhiều con đường khác nhau, như xây dựng trường lớp, xây dựng chương trình học tập, chiến lược phát triển… Về quản lý thiết chế, trong ngành thực hiện quản lý kết hợp với sự tham gia của xã hội dân sự. Về khía cạnh hưởng thụ thiết chế, không phải chỉ riêng thế hệ trẻ mà toàn dân cần được hưởng thụ giáo dục thông qua một xã hội học tập, trong đó mỗi người đều được học suốt đời.
(Ảnh sưu tầm)
Muốn thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng sách giáo khoa nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, muốn đảm bảo các tiêu chí quan trọng là Chuẩn hóa, Hiện đại hóa, Đa dạng hóa, Xã hội hóa,Việt Nam cần phải xây dựng chương trình khung chuẩn thực sự khoa học, đáp ứng yêu cầu hiện đại. Chương trình khung phải thống nhất song cần phải tính đến xu thế quốc tế và nhân tố phát triển không ngừng của chương trình. Trên cơ sở đó đa dạng hóa chương trình chi tiết theo trình độ và nhu cầu của các đối tượng sử dụng. Đa dạng hóa lực lượng xuất bản theo yêu cầu xã hội hóa nhằm nâng cao chất lượng sách, hạ giá thành sách, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu người sử dụng. Chính vì thế, để tạo ra những sản phẩm sách giáo khoa có chất lượng nhất thiết phải theo quy trình: Chương trình khung - Chương trình chi tiết - Xuất bản sách giáo khoa. Trong đó, chương trình khung (còn gọi là chuẩn kiến thức) là cơ sở để biên soạn chương trình chi tiết, từ chương trình chi tiết này mới xuất bản sách giáo khoa. Chương trình khung là thống nhất, là duy nhất, chương trình chi tiết là đa dạng và theo đó sách giáo khoa cũng đa dạng (đa dạng trong cách tiếp cận và cách thể hiện vấn đề, phương tiện trình bày, cấu trúc sách…). Có như vậy, sách giáo khoa mới đảm bảo được những yêu cầu về quán triệt mục tiêu giáo dục, đảm bảo tính khoa học và sư phạm, thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo tính thống nhất và đáp ứng yêu cầu phát triển của từng nhóm đối tượng học sinh. Do đó, đứng trước những yêu cầu bức bách của thực tiễn, việc hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với xuất bản sách giáo khoa là một tất yếu khách quan. Sự đổi mới này đòi hỏi Nhà nước phải có sự nhận thức lại, phân định rõ chức năng, điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, đổi mới cơ chế, chính sách tác động của các cơ quan Nhà nước đến hoạt động xuất bản sách giáo khoa, sửa đổi, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp xuất bản cũng như đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển hoạt động xuất bản sách giáo khoa. Chuẩn hóa cần những tiêu chí đo lường cụ thể, chặt chẽ; hiện đại hóa cần gắn kết với sự phát triển khoa học công nghệ, cập nhật với thế giới và xã hội hóa không đồng hành với cơ chế độc quyền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Hữu Châu cb (2009), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Vũ Mạnh Chu (1997), Đổi mới và hoàn thiện luật xuất bản theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
4. Các vấn đề về sách giáo khoa, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
5. Cục Xuất bản (1998), Hoạt động xuất bản trong nền kinh tế thị trường, Hà Nội.
6. Cục Xuất bản (2008), Một số văn bản chỉ đạo và quản lý của Đảng, Nhà nước về hoạt động xuất bản, Nxb. Bưu điện, Hà Nội.
7. Cục Xuất bản (1998), Những văn bản về quản lý tổ chức và hoạt động phát hành xuất bản phẩm, Hà Nội.
8. Cục Xuất bản (2002), Từ điển thuật ngữ xuất bản, in, phát hành, thư viện, bản quyền,Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
9. Cục Xuất bản, Tạp chí xuất bản Việt Nam năm 1999 đến năm 2007.
10. Hoàng Sơn Cường (1981), Lịch sử sách, Trường Cao đẳng Nghiệp vụ Văn hoá, Hà Nội.
11. Đinh Vân Chi (2005), Quản lý nhà nước đối với thị trường băng đĩa trong giai đoạn hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
12. Declan Butler (2009), The textbook of the future, Nature.
13. De Lespinasse, Paul F. (2008), One way to rein in the cost of textbooks Make them Free, The chronicle of Higher Education.
14. Nghiêm Xuân Đạt - Nguyễn Minh Phong (2002), Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Duy Đức (1996), Giao lưu văn hoá đối với sự phát triển văn hoá nghệ thuật ở ViệtNam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Phạm Duy Đức (1996), Những thách thức của văn hoá Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Văn hoá Thông tin và Viện Văn hoá, Hà Nội.
18. Nguyễn Duy Gia (1997), Một số vấn đề về Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường ở Việt nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Harold Koontz, Cyril Odonell, Heinz Weihrich (2004) Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân và Nguyễn Đăng Dậu dịch, Những vấn đề cốt yếu trong quản lý, , Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
20. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Quản lý nhà nước về văn hoá -Giáo dục- y tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Trần Bá Hoành (2002), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
22. Julie L. Nicklin (1996), The changing market for text books: as sales stagnate, publishers try new strategies to reach students, The chronicle of Higher Education.
23. Scott Andrson (1993), textbook case: publishers battle used books and photocopying by promotion textbook’s value, Quill and Quire.
24. Thomas J Deloughry (1996), More publisher use technology to add features to textbook (multimedia and communications tools used, The chroriele of Higher Education.
25. Nguyễn Hữu Thức (2007), Một số kinh nghiệm quản lý và hoạt động tư tưởng văn hoá, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
26. Xã hội với sách giáo khoa, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
1. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Hữu Châu cb (2009), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Vũ Mạnh Chu (1997), Đổi mới và hoàn thiện luật xuất bản theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
4. Các vấn đề về sách giáo khoa, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
5. Cục Xuất bản (1998), Hoạt động xuất bản trong nền kinh tế thị trường, Hà Nội.
6. Cục Xuất bản (2008), Một số văn bản chỉ đạo và quản lý của Đảng, Nhà nước về hoạt động xuất bản, Nxb. Bưu điện, Hà Nội.
7. Cục Xuất bản (1998), Những văn bản về quản lý tổ chức và hoạt động phát hành xuất bản phẩm, Hà Nội.
8. Cục Xuất bản (2002), Từ điển thuật ngữ xuất bản, in, phát hành, thư viện, bản quyền,Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
9. Cục Xuất bản, Tạp chí xuất bản Việt Nam năm 1999 đến năm 2007.
10. Hoàng Sơn Cường (1981), Lịch sử sách, Trường Cao đẳng Nghiệp vụ Văn hoá, Hà Nội.
11. Đinh Vân Chi (2005), Quản lý nhà nước đối với thị trường băng đĩa trong giai đoạn hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
12. Declan Butler (2009), The textbook of the future, Nature.
13. De Lespinasse, Paul F. (2008), One way to rein in the cost of textbooks Make them Free, The chronicle of Higher Education.
14. Nghiêm Xuân Đạt - Nguyễn Minh Phong (2002), Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Duy Đức (1996), Giao lưu văn hoá đối với sự phát triển văn hoá nghệ thuật ở ViệtNam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Phạm Duy Đức (1996), Những thách thức của văn hoá Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Văn hoá Thông tin và Viện Văn hoá, Hà Nội.
18. Nguyễn Duy Gia (1997), Một số vấn đề về Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường ở Việt nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Harold Koontz, Cyril Odonell, Heinz Weihrich (2004) Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân và Nguyễn Đăng Dậu dịch, Những vấn đề cốt yếu trong quản lý, , Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
20. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Quản lý nhà nước về văn hoá -Giáo dục- y tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Trần Bá Hoành (2002), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
22. Julie L. Nicklin (1996), The changing market for text books: as sales stagnate, publishers try new strategies to reach students, The chronicle of Higher Education.
23. Scott Andrson (1993), textbook case: publishers battle used books and photocopying by promotion textbook’s value, Quill and Quire.
24. Thomas J Deloughry (1996), More publisher use technology to add features to textbook (multimedia and communications tools used, The chroriele of Higher Education.
25. Nguyễn Hữu Thức (2007), Một số kinh nghiệm quản lý và hoạt động tư tưởng văn hoá, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
26. Xã hội với sách giáo khoa, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Thông tin về tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Phương Nga
Học vị: Tiến sĩ
Đơn vị: Khoa Xuất bản – Phát hành, Đại học Văn Hóa Hà Nội
Điện thoại: 0983117611
Email: lephuongngavh_117611@yahoo.com
Admin5