25/05/2018, 17:49

Phát triển kỹ năng Hỏi - Đáp trong các lớp tiếng Anh của người Việt

(ĐHVH) - Trong những năm gần đây, ở nước ta, tiếng Anh được coi là một môn học quan trọng trong các trường phổ thông cũng như đại học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy và học tiếng Anh nhằm tìm ra phương pháp dạy môn học này một cách hữu hiệu. Việc dạy và học tiếng Anh có hiệu quả ...

(ĐHVH) - Trong những năm gần đây, ở nước ta, tiếng Anh được coi là một môn học quan trọng trong các trường phổ thông cũng như đại học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy và học tiếng Anh nhằm tìm ra phương pháp dạy môn học này một cách hữu hiệu. Việc dạy và học tiếng Anh có hiệu quả phụ thuộc vào nhiều khâu như: thiết kế chương trình, chuẩn bị bài giảng, thao tác giảng dạy, phát triển các hoạt động trên lớp...; trong đó, việc phát triển các dạng câu hỏi trên lớp đóng một vai trò rất quan trọng và là hoạt động không thể thiếu được trong các tiết học. Bài viết đề cập tới  tầm quan trọng của câu hỏi trong việc dạy; một số dạng câu hỏi thường được giáo viên tiếng Anh người Việt áp dụng trong lớp.

1. Vai trò của câu hỏi trong việc dạy và học ngoại ngữ

Câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong việc học ngôn ngữ nói chung và học  ngoại ngữ nói riêng. Hiện nay, câu hỏi là một trong những dạng phổ biến nhất của hoạt động giao tiếp trong các lớp học ngoại ngữ. Theo Tollefson, giao tiếp trong lớp học phụ thuộc vào luồng thông tin liên tục mà trong đó câu hỏi chiếm một vai trò quan trọng (1). Điều này là đúng bởi vì nếu không có câu hỏi, thì sẽ rất khó cho cả giáo viên và học sinh khi giao tiếp và khiến cho việc học trong lớp mất đi tính đối thoại. Vì vậy, câu hỏi là không thể thiếu được trong hoạt động của lớp học ngoại ngữ.

Câu hỏi còn khuyến khích quá trình học. Trả lời câu hỏi phản ánh khả năng của người học khi nghĩ và nói thành lời. Người học phải động não và đáp lại bằng ngôn ngữ mà họ đang học. Từ đó, câu hỏi giúp củng cố nhận thức của người học về từ vựng, ngữ pháp và phát âm. Trong suốt buổi học, câu hỏi là dạng luyện tập rất cần thiết. Để trả lời câu hỏi, người học phải phản ứng lại với các tình huống và ngữ cảnh, điều này giúp cho người học sử dụng thành thạo ngôn ngữ của cuộc sống thực tế. Đôi khi giáo viên cố gắng hướng người học vào việc giải thích các vấn đề bằng cách yêu cầu người học nói thành lời, tạo ra trình tự logic về ý (2).

Ngoài ra, câu hỏi còn làm cho quá trình học thêm hứng thú và có hiệu quả hơn. Giáo viên và người học đều tham gia vào quá trình học trong đó các câu hỏi và câu trả lời đựoc gắn kết với nhau. Giáo viên hiểu người học tốt hơn và mối quan hệ giữa họ trở nên thân mật hơn. Giáo viên dạy ngoại ngữ phải hiểu được tầm quan trọng của câu hỏi trong lớp học để từ đó họ chọn và sử dụng các dạng câu hỏi thích hợp cho từng bài học. Giáo viên cũng nên học cách cải tiến các thủ thuật hỏi để tránh sự đơn điệu và nhàm chán trong giờ học.

2. Một số dạng câu hỏi phổ biến trong lớp học

1) Câu hỏi yêu cầu trả lời có hoặc không (Yes/No questions): Câu hỏi yêu cầu trả lời “có” hoặc “không” được áp dụng nhiều ở các lớp học ở cấp độ thấp và ít thường xuyên hơn ở các lớp cấp độ cao. Chúng được dùng để kiểm tra sự đúng hoặc sai của thông tin. Ví dụ, giáo viên hỏi: “Is he a teacher?”, người học trả lời: “Yes, he is”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng câu hỏi dạng này không thể kiểm tra sự hiểu biết và lĩnh hội thông tin của học sinh. Ví dụ, một số người học có thể trả lời ngay lập tức dạng câu hỏi này mà không cần phải hiều nghĩa của toàn bộ câu hỏi. Họ biết rằng nếu câu hỏi bắt đầu bằng : “Do you?”, họ có thể trả lời hoặc “Yes, I do” hoặc “No, I don’t”. Theo tôi, những câu hỏi dạng này không nên được sử dụng quá thường xuyên trong lớp, thậm chí đối với cả người học ở các cấp độ thấp. Nếu giáo viên sử dụng quá nhiều câu hỏi yêu cầu trả lời “có” hoặc “không”, người học có thể trở thành những “con vẹt”. Hay nói một cách khác, dạng câu hỏi này làm cản trở quá trình học; điều đó có nghĩa là nếu giáo viên hỏi quá nhiều câu hỏi dạng này và người học chỉ đưa ra câu trả lời dạng ngắn, họ không thể hiện được bản thân như họ mong muốn.

2) Câu hỏi “Wh__” yêu cầu trả lời dạng ngắn: Trả lời dạng ngắn thường tự nhiên hơn là trả lời dài (3). Chúng giúp giáo viên kiểm tra được rằng người học đã hiểu. Tuy nhiên, trả lời dài thường giúp người học luyện tập kiến thức ngôn ngữ hiệu quả hơn bởi vì người học có thể đưa ra câu đúng về ngữ pháp và ngữ nghĩa. Câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn còn được gọi là câu hỏi mang tính chất khôi phục kiến thức bởi nó giúp tìm ra những điều mà người học thực sự nghĩ hoặc biết. Ví dụ: Teacher: What was the food like? Learner 1: Not bad/Learner 2: Good; Teacher: What do you think of rock music? Learner: Too loud

3) Câu hỏi mở (open – ended questions): Loại câu hỏi này được sử dụng nhiều trong lớp ở tất cả các cấp độ. Câu hỏi mở tạo cho người học cơ hội nói và sử dụng ngôn ngữ mà họ đã lĩnh hội được để trả lời, tranh cãi hoặc thể hiện suy nghĩ, quan điểm của mình. Ví dụ: Teacher: What can you find in a car?/ Learner: Battery, steering wheel, seats, seat belts, passengers/Teacher: What do Australians do at weekend?/Learner: They go to beach, play golf and have picnics

Người học dường như rất vui với các câu hỏi dạng này. Họ có thể nói dài hơn về các chủ điểm khác nhau. Chính vì thế giờ học trở nên thú vị hơn và người học tham gia tích cực hơn.

4) Câu hỏi liên hệ (referential questions): Câu hỏi liên hệ thường yêu cầu thông tin mới và gợi ra những câu trả lời dài và đa dạng của người học. Thủ thuật hỏi các câu hỏi của giáo viên rất quan trọng trong việc quyết định sự thành công của tiết học. Câu hỏi phải được thay đổi để khêu gợi những yêu cầu trả lời tự nhiên giống với ngôn ngữ đời thường. Ví du: Teacher: What did you do yesterday?Learner 1: I did some shopping/Learner 2: I went to the cinema/Learner 3: I had dinner with my friend

Đôi khi, thay vì hỏi các câu hỏi một cách đầy đủ, giáo viên đưa ra gợi ý ngắn và người học có thể nói dài như họ muốn. Điều này giúp tránh được “không khí hỏi” ở trong lớp học, có nghĩa là giáo viên cứ hỏi và học sinh cứ trả lời. Ví dụ: Teacher: Tell us about your family/Do you like reading? Tell us about your favourite book

5) Câu hỏi đòi hỏi có sự tường tượng (imaginative questions): Loại câu hỏi này có lẽ là khó nhất đối với người học vì chúng yêu cầu thông tin có sự suy luận hoặc thông tin có sự đánh giá (4). Ví dụ: Teacher: Why was Ruth unusual?/Learner: ……

Người học không trả lời được câu hỏi này vì họ không thể suy luận được câu trả lời từ những thông tin mà họ đã học. Trong tình huống này, giáo viên có thể hỏi nhiều câu hỏi khác để giúp người học như: “How old was Ruth when she became a student? Did she study at school or at home?”. Chỉ như vậy thì người học có thể sẽ trả lời được câu hỏi “Why was Ruth unusual?”. Chính vì thế, khi hỏi câu hỏi, giáo viên phải chú trọng đến mức độ khó của câu hỏi. Ngôn ngữ hỏi không nên vượt quá khả năng của người học. Nếu giáo viên đặt câu hỏi vượt quá sự hiểu biết của người học, việc học có thể bị cản trở hoặc lớp học sẽ trở nên yên lặng.

Hiện nay, việc áp dụng các dạng câu hỏi trong dạy tiếng Anh ở một số trường phổ thông và đại học gặp trở ngại như: trình độ tiếng Anh của người học không đồng đều; số lượng người học ở các lớp học tiếng Anh vẫn rất đông, khoảng từ 40-50.

Hiện nay, việc sử dụng và phát triển các hoạt động này còn gặp một số khó khăn và hạn chế, để đạt được hiệu quả trong dạy tiếng Anh, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa người dạy và người học. Giáo viên nên có chung một mục đích là tăng dần trách nhiệm của người học đối với việc học ngôn ngữ bằng cách tạo cho họ một môi trường trong đó họ có thể phát triển được các kỹ năng một cách toàn diện.

 

Tài liệu tham khảo

1. Tollefson, J. W. Hệ thống nhằm phát triển các câu hỏi của giáo viên. English teaching forum

2. Barnes, D. Briton, J. Rosen, H. and the LATE. Ngôn ngữ, người học và trường học. Penguin Education

3. Doff, A. Dạy tiếng Anh. Khóa học luyện tập dành cho giáo viên. Cambridge: Cambridge University Press.

4. Wajnbryb, R. Quan sát lớp học. Cambridge: Cambridge University Press.


Bài viết: Ths. Dương Thị Thu Hà - Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế

Admin2.

khoá học thiết kế web tphcm giá rẻ thiet bi bếp nhà hàng tai tphcm cong ty thiet ke web tphcm cong ty may đồng phục tai tphcm mua mua container cũ gia re mua bán đàn guitar gia re ban mat ong rung nguyen chat gia re dai ly ống nước tien phong cuoc vũ đạo vu dao ban bình nóng lạnh tai tphcm Chóng mặt chong mat quan Cafe Phố Sữa Đá MacCoffee ống nhôm tien dat hoc mua bán đàn guitar tai tphcm công ty thiết kế web tai tphcm cong ty may áo thun đồng phục hoc phát âm tiếng anh chuan khoa học thiết kế web tphcm tphcm mua container văn phòng cu dia chi thay man hinh iphone tai tphcm thiet bi bếp công nghiệp bep nha hang dai ly ống nhựa tiền phong ong nuoc du an Căn hộ Scenic Valley ban thuoc kich duc nu chuyen thi cong phong karaoke vip
0