25/05/2018, 17:49

Nhân học văn hóa, một và nhiều

Từ khi nó tồn tại, nhân học không ngừng cọ xát về cùng một vấn đề: Bảo toàn sự thống nhất của giống người và giải thích tính đa dạng về những sản xuất văn hóa của nó như thế nào? Làm thế nào mà nhân học (anthropologie) - về mặt ...

                                                                
 Từ khi nó tồn tại, nhân học không ngừng cọ xát về cùng một vấn đề: Bảo toàn sự thống nhất của giống người và giải thích tính đa dạng về những sản xuất văn hóa của nó như thế nào? Làm thế nào mà nhân học (anthropologie) - về mặt từ nguyên là "khoa học về con người" - lại đi tới chỗ chỉ "khoa học về các xã hội nhìn từ bên ngoài"(1)?

  Các nhà sử học về môn học này muốn nhắc lại rằng nguồn gốc của nó trùng lẫn với một số xét đoán tự phát và khá cổ xưa: chẳng hạn, môn học của nhà sử học Hy Lạp Herodote, người đã cố mô tả người Ai Cập như những kẻ hành động "ngược lại các dân khác", nghĩa là chính người Hy Lạp, hay của nhà địa lý Strabon, người đã làm nổi bật lên "tính hoang dã" của phong tục người Germains.
Tóm lại, nhân học đã làm nổi bật lên thiên hướng quan tâm tới những mặt khác nhau, những phong tục và tín ngưỡng hiện có không phải giữa các cá nhân, mà giữa các tập thể có thể là gần nhau nhưng lại khác nhau, lại vừa lấy làm ngạc nhiên khi đem đối chiếu với chính bản thân mình. Sự hình thành một bộ môn hàn lâm mang một dự án như vậy đã có từ nửa sau của thế kỷ XIX. Nhất là vào thời đó, nhân học chỉ hàm khả năng đánh giá các màu da, đo các hộp sọ và xác định các chủng tộc. Một cuộc tranh luận cũ làm xáo động các vùng tri thức ấy: Loài người thoát thai từ một gốc (monogénisme, thuyết một nguồn) hay từ nhiều gốc (polygénisme, thuyết nhiều nguồn)?
Nhân học, theo nghĩa hiện đại của thuật ngữ này, hình thành vào lúc nó đứng về một phía: Phía của bá tước Buffon, cho rằng loài người có một nguồn gốc, nhưng lại khác nhau dưới ảnh hưởng của khí hậu. Chính là do phản bác ý tưởng tính nhiều nguồn tự nhiên về căn bản của các chủng tộc người mà các nhà sáng lập ra bộ môn này mang theo một chương trình và nhất là một vấn đề phải giải quyết. Nếu loài người là một, thì làm thế nào để nhận biết, xếp loại và nhất là biện minh cho những khác biệt tinh thần, trí tuệ và xã hội mà tính đa năng của các lối sống, từ châu Âu sang châu Úc, cho thấy sự tồn tại của chúng? Tóm lại, từ hồi đó người ta quay đi quay lại để biện minh cho một yêu cầu thứ hai: vấn đề xây dựng một khoa học, nghĩa là một tri thức không có liên quan với sự phán xét của người nêu nó ra. Về mặt này, nhiệm vụ thật gay go. Ba thí dụ về các trường phái tư tưởng, được chọn trong các giai đoạn đầu tiên của sự phát triển nhân học, có thể giúp chứng minh điều đó.
Ở thế kỷ XIX, các nhà khoa học về sự sống bị chi phối bởi ý tưởng tiến hóa. Nhân học không thoát khỏi khuynh hướng này. Các nhà luật học và sử học, ngày nay được coi như những người cha sáng lập bộ môn này, đã quan tâm tới việc tìm ra lịch sử đã mất đi của loài người từ nguồn gốc của nó. Không phải chỉ là lịch sử về những hình thức hóa thạch của nó, mà cả lịch sử những sản xuất của nó: kỹ thuật, ngôn ngữ, tín ngưỡng và thể chế. Để làm được điều đó, họ áp dụng châm ngôn của Joseph-Marie de Gerando, hội viên của "Hội những nhà quan sát con người" chóng tàn (1799-1805): đi một bước trên thế giới là vượt qua một thế kỷ. Hồ sơ về nguồn gốc nằm trong những truyện kể của những người du hành: các nhà nhân học, tuy bản thân họ không di chuyển, mà chỉ chiếm lấy, phân tích và xếp loại những tập quán của những người dân đầu tiên ở châu Mỹ, ở các đảo đại dương và châu Á hẻo lánh. Rồi họ so sánh với những phong tục của Hy Lạp và cổ Ai Cập: bằng cách đó Johannes Bachofen khám phá ra chế độ mẫu hệ; John McLennan khám phá ra sự chung đụng nguyên thuỷ và chế độ ngoại hôn; Henri S.Maine-chế độ chuyên chế phụ quyền, còn James Frazer thì xác nhận sự thờ vật linh.
Bản thân họ hay những người kế tục họ đã dựng lại các lớp, xác định các giai đoạn và đặt những khám phá của mình trong các giai đoạn ấy. Chẳng hạn, Lewis H.Morgan, năm 1877, phân biệt ba giai đoạn trong sự tiến hoá của của các xã hội loài người: hoang dã, man dã và văn minh. Hai giai đoạn trước lại được chia thành ba chặng (sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ). Những kỹ thuật và những thể chế tương ứng với mỗi giai đoạn này: "hoang dã hậu kỳ" chứng kiến việc hái lượm và thực hành sự chung đụng; "man dã hậu kỳ" biết tới nông nghiệp và đồ gốm, sống thành bộ lạc và theo chế độ một vợ một chồng. Và cứ thế cho đến văn minh các quốc gia, các thành phố và của chữ viết, nghĩa là nền văn minh của chúng ta. Nhưng chương trình của những người theo thuyết tiến hóa không tự giới hạn vào việc mô tả, nó đụng tới cả việc thiết lập những qui luật tiến hóa văn hóa, tìm hiểu việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được thực hiện như thế nào và giải thích tại sao nhiều quốc gia vẫn "đi sau", thậm chí còn thoái hóa.
Người ta thường có lý khi lên án cái cách mà các nhà nhân học đầu tiên ấy, bằng việc lập thứ bậc cho các văn hóa, đã biện minh một cách rộng rãi công cuộc thực dân, tỏ ra khinh miệt những "người nguyên thuỷ), nếu không phải là khuyến khích chủ nghĩa chủng tộc. Nhưng chủ nghĩa chủng tộc không phải là thuyết chú trọng chủng tộc (racialisme)(2): sự "tiến hóa" của các nhà nhân học không có liên quan mấy với sự tiến hóa của Charles Darwin, người từng mô tả sự phân hóa ngày càng tăng của các loài động vật. Đối với L.H.Morgan, cũng như sau đó đối với Emile Durkheim, sự tiến hóa sinh học không phải là một ẩn dụ xa vời. Hai ông nghi ngờ rằng con người không chỉ có một nguồn gốc mà còn có một số phận chung: sự tiến bộ. Thuyết tiến hóa trong nhân học, do đó, đã chủ trương một sự sinh thành chung của con người, là điều thiếu vắng trong thuyết chú trọng chủng tộc khoa học cũng như trong các triết học cổ xưa hơn mà đối với chúng một số khác biệt cực độ là bắt nguồn từ tính quái tượng (monstruosité). Và đúng là tộc người học tiến hóa cũng đã đồng thời xây dựng một đối tượng tồn tại lâu bền: "xã hội nguyên thủy", nó cho phép đặt chung vào một lồng tất cả những gì không thuộc vào thế giới văn minh. Vì thế, trong bộ môn này có sự phân chia thế giới thành hai loại khách quan: "những người văn minh" và "những người nguyên thủy". Bởi vì chính những người văn minh ("chúng ta") phải giải thích tại sao những người nguyên thủy ("những người khác") lại khác đi, nên những loại ấy cũng không thể hiện một cách nhìn không đối xứng về thế giới.
Vào cuối thế kỷ XIX, những sự phê phán đối với phương pháp tiến hóa xuất phát từ các nhà nhân học, một vật lạ thời đó, và họ cũng là con người điền dã. Trong số họ, được biết tới nhiều nhất là Franz Boas (1858-1942), người đã lên tiếng trong một bài viết năm 1896 chống lại tính hấp tấp và phỏng đoán của những việc dựng lại lịch sử loài người ấy. Ông cũng phê phán cái cách mà các nhà nhân học ngồi trong thư việc làm công việc cắt các xã hội "nguyên thủy" thành từng mảng nhỏ để so sánh chúng với nhau. Hai mươi năm sau, sự phê phán của ông có hiệu lực. Thuyết tiến hóa nhường chỗ cho những phương pháp khác và những loại lý thuyết
0