25/05/2018, 17:55

Nhu cầu học tập Giáo dục thể chất của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội

(ĐHVH) - Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục thể chất (GDTC), Trường ĐHVH Hà Nội đã nghiêm túc triển khai chương trình giảng dạy các môn học trong chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên. Theo xu hướng chung của ngành Giáo dục và Đào tạo, trong nhiều năm ...

 (ĐHVH) - Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục thể chất (GDTC), Trường ĐHVH Hà Nội đã nghiêm túc triển khai chương trình giảng dạy các môn học trong chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên. Theo xu hướng chung của ngành Giáo dục và Đào tạo, trong nhiều năm qua nhà trường đã tiến hành đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, phương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học GDTC nói riêng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường về yếu tố cơ sở vật chất, nguồn nhân lực... và một số điều kiện khách quan khác, chúng tôi nhận thấy hiệu quả của các giờ học chính khoá đối với môn học GDTC cũng như phát triển thể lực chung cho sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng được việc tiếp thu kỹ thuật cơ bản. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này nhưng theo chúng tôi, nguyên nhân quan trọng là sinh viên chưa được học những môn học mà mình đam mê, yêu thích nên không tự giác tích cực học tập.

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhu cầu học tập môn GDTC của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Kết quả nghiên cứu như sau:

1.Thực trạng nội dung chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ môn GDTC của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Để tìm hiểu một cách khách quan nhu cầu học tập môn GDTC  của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nội dung chương trình môn giáo dục thể chất nội khóa.

Chương trình môn học GDTC đào tạo theo học chế tín chỉ cho sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội được Bộ môn GDTC–QP  xây dựng đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổng có 4 tín chỉ (tương đương với 2 học phần) GDTC I là học phần  bắt buộc có 2 tín chỉ, GDTC II là học phần tự chọn 2 tín chỉ.

Nội dung môn học GDTC được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Chương trình môn GDTC tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội

STT

Tên môn học

Số tín chỉ

Mã môn học

Đối tượng

Ghi chú

1

GDTC I (Thể dục)

2

CT21B22

Cao đẳng,    Đại học

Học phần bắt buộc

2

GDTCII (Bóng bàn)

2

CT21B23

Đại học

Học phần tự chọn

3

GDTC II (Cầu lông)

2

CT21B24

Đại học

Học phần tự chọn

4

GDTCII (Điền kinh)

2

CT21B25

Đại học

Học phần tự chọn

Qua bảng 1 cho thấy: Học phần GDTC tự chọn còn quá đơn điệu, chỉ có 3 môn; Bóng bàn, cầu lông và điền kinh do vậy sinh viên ít có sự lựa chọn.

2. Thực trạng về cơ sở vật chất.

Cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ của nhà trường phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập môn GDTC giữ vai trò quan trọng, nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giờ học. Ở trường Đại học Văn hóa Hà Nội cơ sở vật chất còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng, cũng như diện tích sân bãi, công trình thể thao phục vụ cho nhu cầu tự tập luyện thể thao, rèn luyện thân thể của sinh viên còn khiêm tốn.

Kết quả khảo sát thực trạng về cơ sở vật chất được trình bày ở bảng 2.

 

Bảng 2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC tại trường

Đại học Văn hóa Hà Nội

TT

Sân bãi - dụng cụ

Số lượng

Chất lượng

1

Phòng tập môn bóng bàn

01

Tốt

2

Phòng tập môn thể dục

01

Tốt

3

Sân cầu lông.

05

Kém

4

Hố nhảy xa.

01

Đổ cát

5

Xà đơn.

01

Kém

6

Xà kép.

01

Kém

7

Bàn bóng bàn.

08

Kém

8

Bàn đạp xuất phát (bộ)

10

Tốt

9

Đường chạy 100 (m)

02

kém

10

Thước đo

02

Tốt

11

Cột cầu lông di động (bộ)

07

Kém

12

Đồng hồ bấm giây

04

Tốt

 

Từ kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy: Cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ của nhà trường phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập về số lượng chưa nhiều. Các em sinh viên phải học tập môn cầu lông ở ngoài trời, giờ học môn điền kinh đường chạy chính là đường đi của trường.... Chính những điều này là trở ngại, gây cho các em cảm giác sợ đau, chán nản khi tập luyện. Từ đó dẫn tới việc các em thực hiện bài tập theo kiểu chống đối, qua loa... Các điều kiện và dụng cụ khác phục vụ cho giờ học nội và ngoại khóa TDTT trong nhà trường tuy có nhưng số lượng còn ít, chất lượng vẫn ở mức trung bình. Nếu như chất lượng được đảm bảo và số lượng được đầy đủ thì sẽ giúp các em học sinh hứng thú học tập hơn. Đây cũng là một trong những hạn chế của trường Đại học Văn hoá Hà Nội.

Từ thực trạng trên có thể thấy cơ sở vật chất của trường còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng.

3. Nhu cầu học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu trực tiếp nhu cầu của sinh viên về việc học tập môn GDTC. Sau khi tiến hành phỏng vấn 300 sinh viên ở ba khóa ĐH K52,53,54 về việc xây dựng chương trình môn học GDTC tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và nhu cầu về học tập môn GDTC của sinh viên theo hướng tự chọn.

Kết quả phỏng vấn được thể  bảng 3.

Bảng 3. Kết quả phỏng vấn sinh viên về sự cần thiết xây dựng

chương trình tự chọn môn GDTC cho sinh viên trường ĐHVH HN

TT

Nội dung phỏng vấn

Ý kiến (%)

K54

K53

K52

1

   Sự cần thiết phải xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC đáp ứng nhu cầu đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay:

  - Rất cần thiết

  - Cần thiết

  - Chưa cần thiết

  - Không cần thiết

 

 

 

54

20

15

11

 

 

 

56

27

15

2

 

 

 

78

21

1

0

Từ kết quả 3 cho thấy: Sự cần thiết. phải xây dựng chương trình mới môn GDTC tự chọn (thể hiện sinh viên năm thứ nhất K54; có tới 74% sinh viên cho rằng việc xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC là cần thiết, trong đó có 54% là rất cần thiết; sinh viên năm thứ hai K53 có 83% sinh viên cho rằng việc xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC cần thiết, trong đó có 56% là rất cần thiết; sinh viên năm thứ ba K52 đã kết thúc chương trình môn GDTC có tới 99% sinh viên cho rằng việc xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC là cần thiết, trong đó có 78% là rất cần thiết). Tuy nhiên vẫn còn có sinh viên (11% sinh viên năm thứ nhất K54 và 2% sinh viên K53) cho rằng việc xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC là không cần thiết. Những con số đó phản ánh một phần thực trạng những sinh viên chưa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của dạy học tự chọn ở bậc đại học.

Từ việc khảo sát ý kiến của sinh viên ở các khóa khác nhau thể hiện ở bảng 3 cho thấy: chương trình môn GDTC học theo hình thức tự chọn đáp ứng được đa số nhu cầu học tập của sinh viên. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng dạy và học môn GDTC tại các trường trong và ngoài nước.

Để tìm hiểu rõ thực trạng nhu cầu học tập các môn thể thao của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội theo hướng tự chọn, chúng tôi tiếp tục thực hiện điều tra cụ thể nhu cầu sinh viên về nội dung môn học này

Kết quả phỏng vấn về lựa chọn môn học GDTC được trình bày ở bảng 4.

 

Bảng 4. Khảo sát ý kiến của sinh viên về việc lựa chọn các môn GDTC phù hợp với sinh viên trường ĐHVH HN trong giai đoạn hiện nay

0