18/06/2018, 13:14

TRIỆU HỌC MẪN (1719 – 1805)

Triệu Học mẫn, tự Thứ Hiên, hiệu Y Cát, người đời Thanh, J( Tiền Đường (nay là Chiết Giang, Hàng Châu). Ông là người thứ nhất trong số ‘thầy thuốc dân gian’ ở Trung Quốc, và cũng là một nhà dược vật học kiệt xuất kế thừa Lý Thời Trân. Ông xuất thân nơi gia đình quan liêu. Cha cho ông ...

 Triệu Học mẫn, tự Thứ Hiên, hiệu Y Cát, người đời Thanh, J( Tiền Đường (nay là Chiết Giang, Hàng Châu). Ông là người thứ nhất trong số ‘thầy thuốc dân gian’ ở Trung Quốc, và cũng là một nhà dược vật học kiệt xuất kế thừa Lý Thời Trân. Ông xuất thân nơi gia đình quan liêu. Cha cho ông học Nho để ứng cử, nhưng sau đó ông thấy rằng học y càng hữu dụng hơn là học Tứ Thư, Ngũ Kinh, bèn không nghe lời cha mà đem hết súc chuyên chú học y. Ông ham đọc sách, tự xưng là người nghiện sách, thư tịch phàm các môn Y, Bốc, Tinh lịch, Phương kỹ, đều xem qua. Ông đọc sách có phương pháp, xem trọng việc tích lũy và sưu tập tự liệu phân môn biệt loại tiến hành trích lục không biết mệt' mỏi.  Sau mấy mươi năm tích lũy, số tư liệu lên' đến cả ngàn quyển. Y cứ trên số tài liệu này, ông biên soạn bộ ‘Y Lâm Tập Dịch’ 16 quyển. Ông lại căn cứ trên quyển mượn chép ‘Chúc Do Bí Bản’của Giang Tử Sư ở Hồ Nam và tham khảo bản chép tay quyển ‘Nho Môn Sự Thân’ của Trương Tử Hòa biên soạn bộ ‘Chúc Do Lục Nghiệm’ 4 quyển. Ông chẳng những xem trọng tư liệu sách vở, mà còn chú ý kiểm nghiệm các tư liệu ấy ở mặt thực tiễn có đáng làm bằng cứ hay không. Ông đích thân trồng cây thuốc ở vườn để quan sát sự sinh trưởng của cây; cây nào thiếu, ông lên núi tìm về trồng. Ông nếm các dược thảo để biết rõ tính dược của tùng thứ một. Việc rất khó làm được là ông đột phá quan niệm chính thống của giới y học đương thời, thu thập và chỉnh lý kinh nghiệm trị liệu của thầy thuốc nhân dân. Qua sự tiếp xúc với y gia đồng tông Triệu Bá Vân, ông nhận thấy các phương thuốc trong nhân dân cũng có y thuật ‘bất lợi vu cổ, nhi hữu lợi vu kim’ (không trái lẽ với xưa mà có lợi cho nay), khen ngợi họ ‘thấu triệt y thuật, thao tác như thần, hiệu nghiệm nhanh chóng’. Ông bèn thành thật chỉnh lý, giữ lại những gì có thể cứu đời, soạn thành bộ ‘Xuyến Nhã Nội, Ngoại Biên’ mỗi chương 4 quyển. Đây là bộ sách chuyện sớm nhất của Trung Quốc về ‘tẩu phương y học’ (phương thuốc dân gian) gồm có các đặc điểm: dễ (tìm), tiện, rẻ, hiệu nghiệm, đối với công tác đào bới di sản y học dân gian, là một cống hiến to lớn . Từ đời Minh, Lý Thời Trân viết sách ‘Bản Thảo Cương Mục’  đến niên đại của Triệu Học Mẫn đã hơn 100 năm, ngành dược vật học đã có phát triển mới. ở mặt trị liệu thực tiễn, ông thấy rằng việc ghi chép số biến hóa này là việc làm tất yếu để bổ sung chỗ thiếu sót của người xưa, Từ năm 1765 ông bèn bắt tay vào việc sưu tập tư liệu khắp mọi mặt, phân loại biên tập đến năm 1803, trải 38 năm, viết xong sách ‘Bản Thảo Cương Mục Thập Di’ (lượm cái sót) Sách này tiếp theo sách ‘Bản Thảo Cương Mục’, lại một lần nữa tổng kết ngành dược vật học. Ông mất năm 1805, hưởng thọ 86 tuổi.

0