18/06/2018, 13:14

NGÔ NGHI LẠC

Ngô Nghi Lạc, tự Tuân Trình, người Chiết Giang, Hải Diêm, là danh y đời Thanh, niêu hiệu Càn Long (1789-1795). Tổ tiên của ông để lại rất nhiều sách, trong đó có nhiều sách quí về y dược Thuở nhỏ ông học cử nghiệp, xem thêm sách y; về sau quyết chí nghiên cứu y học để cứu đời. Để tăng tiến học ...

 Ngô Nghi Lạc, tự Tuân Trình, người Chiết Giang, Hải Diêm, là danh y đời Thanh, niêu hiệu Càn Long (1789-1795). Tổ tiên của ông để lại rất nhiều sách, trong đó có nhiều sách quí về y dược Thuở nhỏ ông học cử nghiệp, xem thêm sách y; về sau quyết chí nghiên cứu y học để cứu đời. Để tăng tiến học thức, ông du lịch các xứ Sở, Việt (Trung Quốc, Quảng Đông), Yên, Triệu, lưu cư năm năm ở Tứ Minh (nay là Ninh Ba), vào Thiên Nhất Các (lầu tàng thư của họ Phạm) ra sức đọc sách y, học nghiệp của ông thêm tinh thâm, đến niên hiệu Càn Long năm thứ 22 (1757) hành y 40 năm, vang danh một vùng. Ông nghiên cứu đặc biệt môn bản thảo học, viết bộ sách ‘Bản Thảo Tùng Tân’ 18 quyển và các sách ‘Thành Phương Thiết Dụng’, ‘Thương Hàn Phân Kinh'l, ,,Nữ Khoa Nghi Kim’, ‘Tứ Chẩn Tu Tường’, Nhất Nguyên Tất Triệt’. Về sau, năm loại sách này được gọi chung là ‘Ngô Thị Y Học Thuật Ngũ Chủng’. Trong số sách này, hai bộ ‘Bản Thảo Tùng Tân’ và ‘Thành Phương Thiết Dụng’ có ảnh hưởng tương đối lớn  hơn. Sách ‘Bản Thảo Tùng Tân’, ra đời vào tháng ba năm 1757, là ông khảo đính sách ‘Bản Thảo Bị Yếu' của Uông Ngang, tăng bổ mà soạn ra, ghi chép 721 loại dược thảo, nhiều hơn số dược thảo trong ‘Bản Thảo Bị Yếu' hai phần năm; Đông trùng, Hạ thảo, Thái tử sâm... các thứ đều đủ và được ghi chép rõ ràng. Do cách chú giải mới mẻ về dược tính, gồm giản đơn và phức tạp thích hợp cho thực dụng, sách luôn được giới y dược hậu thế thích dùng. Sách ‘Thành Phương Thiết Dụng’ ra đời vào năm 1761, là ông tham khảo hai sách ‘Y Phương Khảo’ của Ngô Hạc Cao và 'Y Phương Tập Giải’ của Uông Ngang, tăng bổ mà soạn ra, trọn bộ 12 quyển, ghi chép hơn 1180 phương thuốc. Ông căn cứ trên việc sử dụng khác nhau của phương tễ chia làm 24 bộ môn trị khí, lý huyết, v.v... Trong bài tựa của sách, ông có

nói: Các phương trong sách này đều là những phương thông dụng, nhưng điều quan trọng là lựa phương đúng với bệnh tình mà dùng. Sách được y gia hậu thế hoan nghênh và tìm đọc.

0