18/06/2018, 13:14

NGÔ HỮU TÍNH (1587 – 1657)

Ngô Hữu Tính, tự Hựu Khả, hiệu Đạn Trai, người cuối đời Minh, Cô Tô (nay là Giang Tô, Tô Châu), ở Thái Hồ, Đồng Đình sơn, là một y gia trứ danh về bệnh truyền nhiễm vào quãng cuối đời Minh, đầu đời Thanh. Ông là nguồn viết bộ sách thứ nhất trong y học sử Trung Quốc chuyên luận thuật bệnh truyền ...

 Ngô Hữu Tính, tự Hựu Khả, hiệu Đạn Trai, người cuối đời Minh, Cô Tô (nay là Giang Tô, Tô Châu), ở Thái Hồ, Đồng Đình sơn, là một y gia trứ danh về bệnh truyền nhiễm vào quãng cuối đời Minh, đầu đời Thanh. Ông là nguồn viết bộ sách thứ nhất trong y

học sử Trung Quốc chuyên luận thuật bệnh truyền nhiễm cấp tính tựa là ‘Ôn Dịch Luận . Từ nhỏ ông thích y học, không chuộng công danh khoa cử, cả đời đem hết súc ra nghiên cứu môn ôn bệnh học. Đời Minh, niên hiệu Sùng Trình, năm Tân Tỵ (1641), ở các vùng Sơn Đông, Hà Bắc, Chiết Giang, Giang Tô, bệnh ôn dịch lưu hành. Trong

năm sáu tháng trời, bệnh dịch hoành hành, người mắc bệnh quá nhiều, thậm chí cả nhà đều bệnh. Lúc bấy giờ, phần đông thầy thuốc dùng cách trị thương hàn để trị liệu bệnh dịch, kết quả là bệnh càng thêm nặng; có thầy thuốc dùng thuốc mạnh, chống và bổ không thích đáng làm bệnh tình thêm nặng, có thầy thuốc chẩn đoán không dúng, dùng thuốc hồ đồ gây nên tử vong. Các trường hợp như thể rất nhiều khiến người chết oan uổng nhiều không kể xiết. Mắt thấy tình trạng thê thảm này, ông cảm nhận rằng dân chúng ‘không chết vì bệnh mà chết vì phép trị liệu không đúng’, lý do là ‘theo phép trị liệu xưa không hợp với bệnh đời này’. Ông liền bắt đầu tiến hành nghiên cứu sâu về nhân tố gây bệnh, con đường truyền nhiễm, bộ vị mắc bệnh, qui luật truyền biến và phương thuốc (trị liệu) của bệnh ôn dịch. Đến năm 1642, ông đem thành quả của công tác nghiên cứu bệnh ôn dịch của minh và kinh nghiệm lâm sàng soạn thành sách ‘Ôn Dịch Luận’. Bộ ‘Ôn Dịch Luận’ gồm 4 quyển, nội dung bao quát nguyên nhân gây bệnh, bệnh trạng sơ khởi, các chứng  truyền biến, phương thuốc trị liệu. Kiến giải của sách dốc đáo, điều loại cặn kê, luận thuật rõ ràng. Ông nhận xét rằng nguyên nhân gây bệnh ‘không phải gió, không phải lạnh, không phải nóng, không phải ẩm thấp, mà là do một loại dị khí trong khoảng trời đất’. Thứ dị khí này là một loại trong số tạp khí ngoài lục dâm, vì nó gây bệnh nặng hơn các khí khác nên coi nó là ‘lệ khí’; đồng thời nói rõ lệ khí này có tính truyền nhiễm rất cao, bất luận già trẻ, mạnh yếu, ‘tiếp xúc nó thì bệnh’. Nó xâm nhập thân ngươi do đường miệng mũi, núp ở màn da nửa trong nửa ngoài. Phương thứùc truyền biến của nó có 9 loại hình gọi là ‘cửu truyền’, đồng thời còn có biến chứng , kiêm chứng  tình huống không giống nhau, khi trị liệu, loại nào có phép trị và phương thuốc nấy, và ông sáng chế phương thuốc chuyện trị bệnh ôn dịch. Trong sách, ông còn căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn của mình nêu lên chỗ khác biệt trong bản chất của hai bệnh thương hàn và ôn dịch. Sách ‘Ôn dịch luận’ ra đời có ảnh hưởng cực lớn đối với y gia ôn bệnh học đời sau. Ông sáng lập học thuyết ôn dịch, lấp được chỗ trống trong y học Trung Quốc. Từ đó về sau, chứng  bệnh ôn dịch và cách trị liệu mới có chuẩn mực để noi theo và ông đã trở nên người sáng lập học thuyết ôn bệnh học. Ông mất năm 1657, hưởng thọ 70 tuổi.

0