18/06/2018, 13:14

TIẾT TUYẾT (1681 – 1770)

Tiết Tuyết, tự Sinh Bạch, hiệu Nhất Biểu, cũng hiệu là Tảo Diệp Sơn nhân, Ma Kiếm sơn nhân, Hòe Vân sơn nhân, người Giang Tô, Tô Châu; nhà ở khu vườn phía nam Du gia Kiều, lại xưng là ‘Sở Nam ông’, là một danh y đời Thanh. ông hiếu học từ nhỏ, học rộng nhiều tài. Buổi thiếu thời học ...

 Tiết Tuyết, tự Sinh Bạch, hiệu Nhất Biểu, cũng hiệu là Tảo Diệp Sơn nhân, Ma Kiếm sơn nhân, Hòe Vân sơn nhân, người Giang Tô, Tô Châu; nhà ở khu vườn phía nam Du gia Kiều, lại xưng là ‘Sở Nam ông’, là một danh y đời Thanh. ông hiếu học từ nhỏ, học rộng nhiều tài. Buổi thiếu thời học thi thơ với Diệp Tiếp, một người đồng hương, lại học thư pháp (nghệ thuật viết chữ), hội họa. Ông cũng thích võ công, học môn quyền thuật. Niên hiệu Càn Long năm đầu, quan địa phương tiến cử ông đến kinh đô thi khoa ‘Bác học hồng từ’, nhung thi hai lần không đỗ đạt. Ông  bèn đổi hướng học y, ngồi học mười năm ở một căn lầu nhỏ, tinh thông y thuật. Tính ông hơi tự cao, không muốn giao thiệp nhiều; người quyền quí mời ông chẩn mạch, ông cũng ít khi chịu đi, chỉ giao du mật thiết với Viên Mai, một nhà văn học, tự Tử Tài, hiệu Tùng Viên, thương cùng họ Viên ngâm thơ uống rượu. Y thuật của ông cao siêu, chẳng những trị liệu tạp bệnh, mà còn chuyên trị bệnh thời khí (thời dịch). Niên hiệu càn Long, năm thứ 20 (1744), người đầu bếp của Viên Mai tên Vương Tiểu Dư, bị bệnh dịch nguy kịch. Ông đến thăm bạn vào chiều tối, đốt nến xem bệnh, cười nói: ',Tôi thích chống đối với con ma bệnh dịch, có thể thắng nó được’, bèn lấy ra một hoàn thuốc, bảo phu khiêng kiệu đâm thạch xương bồ lấy nước hòa thuốc, dùng đũa cạy miệng đổ cho uống, dặn rằng đến gà gáy con bệnh sẽ lên tiếng. Quả đúng như lời ông nói, cho họ Vương uống hai lần thuốc nữa, bệnh khỏi. Lại một lần, người hầu của Viên Mai tên Trương Khánh phát cuồng, ăn vật gì vào thì đau như xé ruột, uống thuốc

của nhiều thầy không hiệu nghiệm. Ông đến chơi, quan sát sắc mặt của họ Trương, nói: ‘Đây là bệnh lãnh sa, cạo gió thì hết, không cần chẩn mạch’. Làm theo lời ông, thân người bệnh hiện lên những vết đen lớn bằng bàn tay, bệnh khỏi. Khoảng cuối đời Minh, đầu đời Thanh, bệnh ôn nhiệt lưu hành trong xã hội. Một số y gia đương thời chịu ảnh hưởng tư thông học thuật của Tiết Kỷ và Trương Giới Tân, phần đông dùng thuốc ôn bổ nên trị liệu lầm chứng  bệnh. Ông và Diệp Thiên Sĩ đồng ý với nhau về học thuyết ‘ôn bệnh và thấp nhiệt’, khai sáng phép trị mới, đạt được kết quả tết, cho nên hai người đều nổi tiếng ở rừng y (y lâm). Theo lời người ta nói lại, có một năm, hai họ Diệp, Tiết cùng chữa trị cho một con bệnh, ý kiến bất đồng sinh ra tranh cãi, thậm chí đi đến chỗ mạnh ai nấy hành nghề, không cộng tác nữa: Về sau, Diệp Mẫu mắc bệnh, Thiên Sĩ trị liệu không khỏi, lấy làm lo, có người báo cho Tiết Tuyết hay bệnh tình. Ông nói rằng nếu không dùng ‘Bạch Hổ Thang’ thì không thể cứu được. Thiên Sĩ nghe được, tỉnh ngộ ngay, lập tức dùng phương ‘Bạch Hổ Thang’, bà mẹ quả nhiên khỏi bệnh. Thiên Sĩ vô cùng bội phục, chủ động đến tạ lỗi với ông. Từ đó hai người kính mến nhau như cũ. Về phương diện học thuật, ông có nhiều sáng kiến đối với bệnh thấp nhiệt nên soạn quyển ‘Thấp Nhiệt Điều Biện’ để phân tích nguyên nhân gây bệnh thấp nhiệt, luận thuật biểu hiện lâm sàng của bệnh và phép chữa trị, đồng thời viết quyển ‘Y Kinh Nguyên Chỉ’. Ông mất năm 1770, hưởng thọ 89 tuổi.

0