TIỀN ẤT ( 1032 – 1113)
Ông có tên tự là Trọng Dụng, quê quán ông cha ở Tiền Đường, Chiết Giang. Đời ông nội dời về phía Bắc, định cư ở Quân Châu, Sơn Đông (nay là Đông Bình, Sơn Đông). Ông là tác giả quyển sách ‘Tiểu Nhi Dược Chúng Trực Quyết’ được coi là sớm nhất (hiện vẫn còn lưu giữ) về nhi khoa của ...
Ông có tên tự là Trọng Dụng, quê quán ông cha ở Tiền Đường, Chiết Giang. Đời ông nội dời về phía Bắc, định cư ở Quân Châu, Sơn Đông (nay là Đông Bình, Sơn Đông). Ông là tác giả quyển sách ‘Tiểu Nhi Dược Chúng Trực Quyết’ được coi là sớm nhất (hiện vẫn còn lưu giữ) về nhi khoa của Trung Quốc.
Cha của ông là Tiền Dĩnh, giỏi y thuật, nhưng ham uống rượu rong chơi. Năm ông lên ba, cha ông đi du lãm ở Đông Hải, rồi không trở về. Không lâu sau, mẹ ông cũng qua đời. Người cô thương tình, nuôi làm con nuôi. Người dượng họ Lã cũng là thầy thuốc. Ông vừa lớn lên vừa học chữ vừa theo ngươi dượng học thuốc. Khi ông đến tuổi thành niên, cô kể lại chuyện gia đình; ông nghe xong vô cùng đau buồn, xin đi tìm cha. Sau thời gian mấy năm trời, đi lại tám chín lần, rất cuộc tìm được cha, rước về. Khi ấy, ông đã hơn 30 tuổi rồi. Ông học thuốc mười phần khắc khổ. Ngoài việc nghiên cứu đọc kỹ ‘Nội Kinh’, ‘Thương Hàn Luận’, ‘Thần Nông Bản Thảo Kinh’ các sách ra, ông cố ý sưu tập các tư liệu xưa nay về bệnh trẻ con, xem đi xem lại, gia công nghiên cứu, trong đó có quyển sách chuyên nhi khoa. ‘Lô Tín Kinh’ (lô tín: xương ở đỉnh đầu trẻ con sơ sinh chưa khép kín lại) (nay đã thất truyền), ông rất chú ý. Từ xưa khoa nhi được gọi là ‘á khoa’ (á: câm, vì trẻ con không biết nói); người thầy thuốc chuyên nghiệp phấn nhiều đều cho trị bệnh trẻ con là khó nhất. Nhưng ông, vẫn biết khó mà không lùi bước, quyết tâm làm một thầy thuốc khoa nhi. Ông tìm học thành quả của người khác, nghiệm xem cùng khắp, thông suốt xưa nay, không câu nệ phép trị bệnh xưa, trải gần 40 năm nghiên cứu khắc khổ và lâm sàng nghiệm chứng, chung cuộc thành một chuyên gia xuất sắc về nhi khoa.
Niên hiệu Nguyên Phong đời Tống Thần Tông (l068-1085), Tiền Ất đến Biện Lương (phủ Khai Phong) hành nghề, tiếng khen dần dần vang khắp kinh thành. Vì có công trị lành bệnh của con cái vua Thần Tông, ông được phong làm ‘Hàn Lâm Y Học Sĩ’, sau đó thăng lên ‘Thái y thừa’. Tiếng tăm của ông càng ngày càng lớn, hoàng thân quí tộc đều thỉnh mời ông xem mạch cho con cái. Con người ông là như thế, dùng y thuật cao siêu ‘chuyên nhất vi nghiệp, thùy tứ thập niên’ (chuyên chỉ một nghề, suốt 40 năm), trị lành bệnh cho rất nhiều trẻ nhỏ.
Lúc cuối đời, nhân vì mắc bệnh tê càng ngày càng nặng, phía bên trái thân thể đã liệt bèn từ quan về quê. Tuy chân tay co quắp, đau nhức, ngồi nằm không dậy nổi, ông vẫn xem sách vở, sách thuốc không biết mệt. Các bệnh nhân xa gần không dứt đến xin điều trị, ông đều tiếp đãi nhiệt tình, chẩn mạch ra toa.
Quyển ‘Tiểu Nhi Dược Chúng Trục Quyết’ của ông là thành tựu của sự kế thừa quyển ‘Lô Tín Kinh’, một quyển chuyên khoa khoa nhi của đời xưa, dựa trên ‘Nội Kinh’ và học thuyết của các y gia, kết hợp với kinh nghiệm trị liệu ở khoa nhi của ông trong 40 năm mà soạn ra. Sách được học trò ông là Diêm Hiếu Trung chỉnh lý và đính chính biên tập, vào niên hiệu Tống Tuyên Hòa năm đầu (1119), chính thức ra đời. Đọc sách này có thể thấy được rằng, đối với các mặt sinh lý, bệnh lý của trẻ con, biện chứng luận trị và viết đơn bốc thuốc, ông đều có nhiều sáng kiến. Sách ‘Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết’ luôn luôn được y gia các đời xem trọng, được liệt vào loại sách nghiên cứu nhi khoa phải đọc. Do sự cống hiến vượt trội của ông cho sự phát triển của nhi khoa học, đời sau suy tôn Tiền Ất là ‘Ấu Khoa Chi Ty Tôn (ông tổ của khoa trẻ con).