18/06/2018, 13:14

TRƯƠNG TÙNG CHÍNH (1156? – 1228)

Ông có tên tự là Tử Hòa, hiệu Đái Nhân; đời Kim, người Khảo Thành (Thư Châu), đời nay Lan Khảo Đông (Hà Nam). ông là một trong ‘tứ đại gia’ đời Kim, Nguyên. Do vì phép trị bệnh của ông chủ trương ‘hãn (mồ hôi), thổ (mửa), hạ (hạ xuống)’ ba phương pháp chính yếu, nên người ...

 Ông có tên tự là Tử Hòa, hiệu Đái Nhân; đời Kim, người Khảo Thành (Thư Châu), đời nay Lan Khảo Đông (Hà Nam). ông là một trong ‘tứ đại gia’ đời Kim, Nguyên. Do vì phép trị bệnh của ông chủ trương ‘hãn (mồ hôi), thổ (mửa), hạ (hạ xuống)’ ba phương pháp chính yếu, nên người đời sau xem ông là nhân vật đại biểu cho ‘công hạ phái’.

Thuở nhỏ, ông thích đọc sách, kinh, sử, bách gia chư tử, đều có xem qua, lại thích ngâm thơ uống rượu, tính tình hào phóng. Dòng dõi nhà làm nghề thầy thuốc, ông có nghiên cứu sâu xa về các sách y như Nội kinh, Nạn kinh, Thương hàn luận và thông

hiểu đến nơi đến chốn. Tuổi thanh niên là quân y, về sau lại được triều đình mời vào Thái y viện. ông sống ở thời loạn lạc, dân không cày được ruộng, chịu đói kém, bị bệnh dịch, không thích thói xấu của quan lại lên xe xuống ngựa’, nên sớm từ quan về

nhà, hết lòng lo nghiên cứu y học. Ông thường cùng với các em họ như Ma Tri Kỷ. Thường Trọng Minh đi dạo chơi trên sông hồ, bàn luận sâu về y lí, một mặt hành nghề trị bệnh cho dân chúng.

Trong vài năm đã nổi tiếng là thầy thuốc giỏi. Quan điểm và tư tưởng học thuật chủ yếu của ông được thấy rõ ở mặt luận bệnh và phép trị bệnh. ông nhận xét rằng nguyên nhân căn bản làm cho con người sinh bệnh là tà khí xâm phạm vào thân thể. ông cho rằng tà khí của trời là: phong (gió) thử (nắng), hỏa (nóng), thấp (ướt), táo (khô), hàn (lạnh); tà khí của đất là: vụ (mù), lộ (móc), vũ (mưa), bạc (mưa đá), băng (giá), nê (bùn); lại thêm tà khí của sự ăn uống là: toan (chua), khổ (đắng), cam (ngọt), tân (cay), hàm (mặn), đạm (lạt). Đồng thời nhận xét rằng các tà khí đó, các nguyên nhân gây bệnh đó, ‘không phải thân thể con người vốn tự có mà là từ ngoài đi vào, hoặc từ trong sinh ra’. Cho nên, một khi đã phát bệnh thì trước hết phải tìm cách đuổi tà ra ngoài, ‘tà’ đi thì ‘chính’ yên. Phép duỗi tà thì dùng ba phép tấn công bệnh của thương hàn luận là: hãn (mồ hôi), thổ (mửa), hạ (làm xuống) làm chủ.

Lý luận do Trương Tùng Chính độc sáng (tự mình đưa ra) gây chấn động rất lớn trong giới y học đời Kim, Nguyên. Đời ấy và các đời sau, số nguồn phản đối là không ít.

ông đã viết hơn mười loại sách về y học, nội dung nói rõ sự hiểu biết của mình về ba phép ‘hãn, thổ, hạ'l và giới thiệu kinh nghiệm lâm sàng của mấy mươi năm hành nghề. Về sau, các học trò của ông chỉnh lý số sách ấy thành một quyển ‘Nho môn sự thân’.

Cuối đời, vì không bằng lòng sự thống trị của Kim triều, ông sống ở quê với thái độ tiêu cực của con người ẩn thoát.

0