TRẦN NGÔN (1131 – 1189)
Trần Ngôn, tự là Vô Trạch, người Nam Tống, Thanh Điền, Xứ Châu (nay là Thanh Điền, Chiết Giang). Không có tư liệu về đời sống của ông, chỉ biết ông là thầy thuốc trứ danh đời Nam Tống. Sách ‘Xứ Châu phủ chế’ (Địa phương chí phủ Xứ Châu) chép: “ Trần Ngôn, thông minh hơn người, ...
Trần Ngôn, tự là Vô Trạch, người Nam Tống, Thanh Điền, Xứ Châu (nay là Thanh Điền, Chiết Giang). Không có tư liệu về đời sống của ông, chỉ biết ông là thầy thuốc trứ danh đời Nam Tống.
Sách ‘Xứ Châu phủ chế’ (Địa phương chí phủ Xứ Châu) chép: “ Trần Ngôn, thông minh hơn người, giỏi về chẩn mạch, ra đơn thuốc, trị bệnh mạnh ngay; có trường hợp không cứu được thì báo trước giờ chết, không sai một khắc’.
Khi nghiên cứu y học, ông chú trọng đặc biệt đến nguyên nhân gây bệnh. ông chủ trương trước hết phải biết nguyên nhân gây bệnh rồi mới trị bệnh. ông nói: ‘Phàm trị bệnh, trước phải biết nguyên nhân, không biết nguyên nhân, không thấy gốc của bệnh’. Trên cơ sở các sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’, ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’, ông đề xuất học thuyết ‘tam nhân’, tức là xét căn nguyên của bệnh phút tạp mà chia làm ba loại lớn: ngoại nhân lục dâm, nội nhân thất tình và bất nội ngoại nhân. Ông nói:
‘Nguyên nhân bệnh có ba: nội, ngoại và bất nội ngoại; nội thì là thất tình, ngoại là lục dâm, bất nội bất ngoại là trái với kinh thường. Lời giảng của ‘Kim quỹ’ thực là yếu đạo, ‘Bệnh nguyên’ của họ Sào gồm có trên 1800 thứ đều là chỉ tên bệnh vậy; dùng
ba loại ấy gồm đủ hết nguyên nhân con bệnh tật, chẳng cùng là trái lẽ sao?’ Đời Nam Tống, niên hiệu Thiệu Hung, năm Tân Ty (1161), ông biên soạn một sách đề tên là ‘Y Nguyên Chỉ Trị’ thể hiện tư tưởng ‘Tam nhân luận trị’ của ông. Sách viết xong giao cho chú em bà con tên Diệp Giáo (tự là Bá Tài) ấn hành, nhưng người này ít lâu sau mất nên việc dở dang. Đến niên hiệu Thuần Hi, năm Giáp Ngọ (1174), ông soạn lại thành quyển ‘Tam Nhân Cực - Bệnh Chứng Phương Luận’. Sách ‘Tam nhân cực - Bệnh chứng phương luận' nguyên tên là ‘Tam nhân cực -Bệnh nguyên luận túy’ được người ta gọi tắt là ‘Tam nhân phương', có đặc điểm ở chỗ lấy học thuyết tam nhân làm giềng mối xuyên suốt toàn sách, thể hiện được tư tưởng ‘biện chứng tìm nhân, tùy nhân trị liệu của ông. Chỗ khái quát trong sách là nguyên nhân gây bệnh tương đối cụ thể, phạm vi cũng tương đối toàn diện, lại càng phù hợp với thực tiễn lâm sàng, nói
về đương thời thì thực là một tiến bộ lớn của bệnh nhân học, cho nên được thầy thuốc các đời xem trọng. Học thuyết Tam nhân của ông có ảnh hưởng tương đối lớn cho ngành học bệnh nhân bệnh lý của đời sau.
Sách ‘Tam nhân cực - Bệnh chứng phương luận’, đối với công tác nghiên cứu bệnh nhân và lâm sàng trị liệu của Trung y, đến ngày nay vẫn luôn có giá trị tham khảo. Ông mất năm năm mươi tám tuổi