Tìm hiểu về loài Tre – trúc (Bambusaceae)
Tre trúc là phổ biến ở nước ta. Cây có giá trị kinh tế cao, sớm cho thu hoạch. Toàn bộ cây từ thân, gốc, lá đều được sử dụng, măng dùng làm thực phấm tốt. Tre trúc có rất nhiều công dụng. Liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật thì tre trúc có thể làm đồ thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ, và thường được trồng ...
Tre trúc là phổ biến ở nước ta. Cây có giá trị kinh tế cao, sớm cho thu hoạch. Toàn bộ cây từ thân, gốc, lá đều được sử dụng, măng dùng làm thực phấm tốt.
Tre trúc có rất nhiều công dụng. Liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật thì tre trúc có thể làm đồ thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ, và thường được trồng làm cánh trong chậu hoặc ở các vườn hoa, biệt thự.
Tre trúc đã gắn liền với lịch sử giữ nước của dân tộc ta từ truyền thuyết Thánh Gióng đến chiếc gậy Tầm Vông, chiếc gậy Trường Sơn, đến tên tre và vũ khí bằng tre được dùng từ xa xưa đến thời nay.
Tre trúc đã gắn liền với đời sống sản xuất, chiến đấu và đời sống văn hoa tinh thần của người dân Việt Nam. Cây tre đã tượng trưng cho đức tính cương trực thẳng thắn của người quân tử.
Cây tre cũng thể hiện được những đức tính cần cù dẻo dai, siêng năng chăm chỉ, đoàn kết gắn bó của con người Việt Nam.
Tre trúc có rất nhiều loài khác nhau, có thể phân làm 3 loại lớn là:
+ Loại có thân mọc cụm như tre gai, tre vàng sọc, trúc đùi gà v.v… Loại này phân bố rộng rãi trên đất nước ta, các thân khí sinh mọc sát nhau, tạo nên thành luỹ vững chắc, thân thế hệ sau được mọc ra từ những mầm mắt ở gốc cây thế hệ trước, liên tục như vậy.
+ Loại có thân mọc phân tán (còn gọi là mọc tản) như trúc, vầu. Loại này có thân ngầm bò lan trong đất, trên thân ngầm chia đốt, mỗi đốt đểu có mầm mắt, gặp điều kiện thuận lợi thì mầm mắt phát triển thành cây tre mới. Loại tre trúc này phân bố hẹp hơn, thường chỉ có ở miền Bắc nước ta.
+ Loại có thân mọc hỗn hợp (còn gọi là mọc tản phức tạp), là loại trung gian giữa hai loại trên, vừa có thân ngầm mọc bò lan trong đất, mọc lên các thân khí sinh, ở gốc mỗi thân khí sinh lại có thể sinh măng mọc thành cây mới như loại mọc cụm.
Tre trúc dễ tính, đất nào cũng sống được, song yêu cầu độ ẩm cao, ưa sáng mạnh, nhân gióng chủ yếu bầng phương pháp vô tính như tách gốc, hoặc bằng cách giâm hom cành, hom thân với loài tre mọc cụm, và bằng thân ngầm với loài tre trúc mọc tản.
Tre trúc có rất nhiều loài, dưới đây chỉ giới thiệu một số loài thường được trồng làm cảnh:
Trúc đùi gà: Bambusa ventricosa
Là loại có thân ngầm mọc cụm. Nếu trồng trong vườn nơi đất tốt cây có thể cao to đến 9-10m, còn nếu trồng trong chậu cây có thể cao l-3m. Thân thẳng, lóng phình ra ở dưới sát các đốt, xếp chồng lên nhau rất đẹp. Thân màu xanh đậm, khi già thân có màu vàng.
Cây được trồng rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc, dùng làm cảnh. Những cây nhỏ khi già có thể dùng làm gậy rất chắc.
Cây sinh trưởng khỏe, có thể nhân giống bằng cách tách bụi, tách gốc hoặc bằng hom thân khí sinh. Trong một bụi thỉnh thoảng lại có những cây có dóng thẳng, không phình ở đốt, chưa rõ nguyên nhân, song không nên lấy giống ở những cây có dóng thẳng. Gặp trường hợp như vậy ta thường cắt bỏ cây dóng thẳng đi.
Dạng này có 2 loài, loài nhỏ thì gọi là trúc đùi gà (trúc xe điếu), còn loài to thì gọi là trúc bụng phật. Trúc làm cảnh
Tre vàng sọc: Bambusa vulgaris
Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Trung Quốc, được trồng ở ra từ lâu. Là loại tre có thân mọc cụm, cây lớn, có thể cao 8-10m, thân và cành đều có màu vàng tươi với những sọc xanh dọc theo thân, cành trông rất đẹp.
Cây được trồng phổ biến ở các công viên, biệt thự hoặc trồng trong chậu để làm cảnh. Nếu trồng trong châu có thể cắt cụt ngọn, tỉa bớt cành lá và cũng có thể tạo dáng long uốn khi cây còn non.
Trúc đen: Phyllostachys nigra
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, cao 2-4m, các đốt cách xa nhau và có 2 rãnh ở hai phía đối nhau. Thân cây màu đen.
Cây được trồng làm cảnh ở công viên, chùa miếu, và cũng có thể trồng trong chậu. Cây phân bố ở các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Trúcđen là loài có thân ngầm mọc tán, bằng cách tách chồi thân ngầm hoặc tách bụi có mang thân ngầm. Cây ưa nơi ẩm mát.
Trúc hoá long: Phygostachys aurea
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản; ở ta cây được trồng ở Cao Bằng. Cây cao 4-8m, các lóng dài không đều nhau, phần gốc thân các lóng ngắn, các đốt sát lại gần nhau, đốt phình ra không theo quy tắc nào, tạo nên cây trúc có nhiều dạng hình thù đẹp mắt. Gây trồng bằng cách tách bụi. Có thể trồng làm cảnh ở vườn hoa, biệt thự hoặc trồng trong chậu. Ngoài ra thân cây trúc dày, đặc có thể làm gậy chống hoặc làm cán ô. trúc hóa long
Trúc vuông: Chimonobambusa quadrangularis
Cây có nguồn gốc ở Trung Quốc, có khoảng 15-20 loài; ở Việt Nam được trồng ở Cao Bằng. Cây cao 3-8m, đường kính 1-4 cm, lóng dài, thân vuông tự nhiên; các đốt ở gốc có rễ ngắn, cứng, tưởng như gai nhọn.
Cây có thể trồng trong công viên, biệt thự. Cây đã đưa về trồng ở trường Đại học Lâm Nghiệp Xuân Mai Hà Tây, sinh trưởng và phát triển bình thường. Cây ưa nơi ẩm mát, gây trồng bằng cách tách bụi có mang thân ngầm. trúc vuông
Trúc đen, Trúc hoá long và Trúc vuông ở ta thuộc loại quý hiếm. Măng Trúc hoá long rất ngọt, thường bị chuột, dúi ăn hại cho nên cần chú ý bảo vệ.
Trúc tăm: Bambusa sp
Thuộc loại tre có thân mọc cụm. Thân cây thấp bé, trồng trong chận thường chỉ cao 30-50 cm, đường kính thân cây 2-3 mm. Khi trồng ra ngoài đất thì cây có thể cao to hơn nhưng không đẹp bằng ở trong chậu. Cây nhỏ, thẳng, rất ít cành nhánh, không cỏ gai. Cây dễ trồng, dễ sống, nhân giống bằng tách bụi.