23/05/2018, 15:45

Tiêu chuẩn gốc ghép hoa hồng

Gốc ghép hoa hồng có khả năng tiếp hợp tốt Khả năng tiếp hợp là điều kiện quan trọng nhất, nó ảnh hưởng đến tỷ lệ ghép sống, đến sự sinh trưởng của cây sau này, đến chất lượng và sản lượng hoa và tuổi thọ của cây. Hiện nay, gốc ghép hoa hồng là hoa hồng dại có nguồn gốc rất gần với hồng cắt hoa ...

Gốc ghép hoa hồng có khả năng tiếp hợp tốt

Khả năng tiếp hợp là điều kiện quan trọng nhất, nó ảnh hưởng đến tỷ lệ ghép sống, đến sự sinh trưởng của cây sau này, đến chất lượng và sản lượng hoa và tuổi thọ của cây. Hiện nay, gốc ghép hoa hồng là hoa hồng dại có nguồn gốc rất gần với hồng cắt hoa nên khả năng tiếp hợp tốt, có thể ghép với tất cả các giống trồng thương phẩm, cẩu tầm xuân và tầm xuân dại khả năng tiếp hợp kém, tuổi thọ cây con ngắn, dễ bị thoái hoá, nhưng có thể sử dụng cả ba loại này làm gốc ghép.

Sức sinh trưởng và khả năng của gốc ghép hoa hồng nhân giống cao

Nói chung sức sinh trưởng của tầm xuân nhiều hoa (Rosa Multirora) mạnh hơn Rosa Indica và Rosa Canina. Giống Thunb của Rosa Multifrora có lượng sinh trưởng gấp 3 lần Rosa Canina.

Cách nhân gốc ghép

Gồm có 2 phương pháp: trồng bằng hạt và cắm cành. Rosa Multifrora có rất nhiều hạt, dễ ra rễ, có thể nhân bằng hạt hoặc cắm cành đều được. Nhưng ở Nhật chủ yếu nhân bằng hạt, ở Mỹ thì lại chủ yếu dùng phương pháp cắm cành. Rosa Inđica nói chung không có hạt, chỉ có thể nhân giống bằng cách cắm cành, nhân giống bằng hạt giá thành hạ, cây có bộ rễ khoẻ, sức sống và sức chống chịu mạnh, sau khi ghép không ra mầm ở gốc ghép nhưng thường có sự sai khác giữa các cá thể. Ngoài ra, hạt tầm xuân thường có hiện tượng ngủ nghỉ, có một số giống rất dễ nảy mầm, nhưng có giống như Inermis, Superba, hạt giống ngủ rất sâu sau 1 năm mới nảy mầm. Hạt Rosa Multifrora ngủ nghỉ ngắn, dễ nảy mầm có thể dùng hoá chất phá ngủ cho hạt nảy mầm nhanh hoặc dùng tia ánh sáng đỏ phá ngủ cũng tốt.

Gốc ghép tạo bằng giâm cành có bộ rễ phát triển không bằng gốc ghép mọc từ hạt. Mặt khác, gốc ghép từ cành giâm sau khi ghép dễ mọc chồi “dại” ở gốc ghép. Tuy nhiên, khi bật mầm, các mầm phát triển rất đều đặn, thời gian từ giâm cánh đến lúc ghép ngắn hơn so với gieo hạt. Hồng giâm cành qua các giai đoạn 5,10,15,20 ngày sau giâmHồng giâm cành qua các giai đoạn 5,10,15,20 ngày sau giâm Hồng giâm cành 25 ngày tuổi, đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuấtHồng giâm cành 25 ngày tuổi, đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất

Không ảnh hưởng tới sản lượng hoa

Sản lượng hoa là yếu tố đánh giá quan trọng đối với gốc ghép. Có thể nói không có một loại gốc ghép nào thông dụng cho tất cả các nước mà tuỳ theo điều kiện sản xuất, ở  mỗi nơi phải tự chọn ra một gốc ghép tốt cho vùng mình. Hầu hết các tác giả đều cho rằng gốc ghép ảnh hưởng đến sản lượng là do ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, đến tần suất xuất hiện cành mù, nhưng cơ chế ảnh hưởng còn chưa rõ

Không làm thay đổi đến chất lượng hoa

Hoa hồng là cây thưởng ngoạn nên yêu cầu chất lượng rất cao, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu là độ dài cành hoa, dáng hoa và màu sắc hoa. Một số kết quả cho thấy: các gốc ghép khác nhau không có ảnh hưởng rõ tới chất lượng hoa, nhưng cũng có một số kết quả nghiên cứu khác lại cho cho rằng gốc ghép ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Ví dụ: với giống Madelon, Alsinecer Gold Tineke ghép trên một số loại gốc ghép, kết quả sau 2 năm cho thấy ghép trên gốc ghép giống Mantti thì cành hoa dài trên 50cm. Burr cũng có kết quả cho biết giống Motrea trồng bằng cành giâm, cho tương đối nhiều hoa dị dạng, nhưng khi ghép trên Major tỷ lệ hoa dị dạng giảm bót và ghép trên Inermis thì ít nhất. Một thí nghiệm khác cho thấy giống Sonina khi ghép trên các loại gốc ghép khác nhau Moneywa, Manetti, Multic, Marleed, Indica đều có 1 số biến đổi nhẹ về màu sắc.

Trồng hoa hồng trên giá thể trong nhà lưới (trồng hồng không đất)Trồng hoa hồng trên giá thể trong nhà lưới (trồng hồng không đất)

Có khả năng kháng nhiều loại bệnh

Sử dụng gốc ghép chủ yếu là sử dụng bộ rễ của nó, vì vậy có nhiều nghiên cứu về sâu bệnh hại với rễ chủ yếu là bệnh u sùi rễ và tuyến trùng. Các kết quả nghiên cứu đều thống nhất rằng: Rosa Caroina có tính kháng mạnh, Rosa Indica yếu nhất. Có kết quả cho biết giống Major, rất dễ nhiễm tuyến trùng, giống Maneti có khả năng kháng tuyến trùng mạnh hơn Major. Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo cho biết các giống Europe, Burr, Chilewonye đều dễ nhiễm tuyến trùng.

Giống Inermis, Fander, Noisettiana có tính chống bệnh rất mạnh. Tài liệu nghiên cứu của Nhật Bản cho biết Rosa Multiflora, các giống K-1, K-2, chống được bệnh u sùi rễ, giống Pfander Laxa dễ cảm nhiễm bệnh sương mai, có kết quả cho thấy sự nhiễm bệnh ở các lá (lá biến hình) ở giống Motrea có liên quan đến gốc ghép. Bệnh phát triển mạnh trên cành giâm nhưng ghép trên Major thì sẽ bớt đi, ghép trên Inermis là nhẹ nhất. Có thể nói rằng tính kháng bệnh có liên quan đến gốc ghép. Một số bệnh cũng được truyền qua gốc ghép. Vườn nhân giống hồng bằng giâm cànhVườn nhân giống hồng bằng giâm cành

Dễ dàng và thuận lợi cho thao tác ghép

Gốc ghép phải đạt yêu cầu dễ ghép ví dụ: gốc ghép bằng cây thực sinh đời hỏi cổ rễ phải dài.Trên thân cây ghép không có gai hoặc ít gai, các đốt dài, tượng tầng hoạt động mạnh, việc ghép sẽ dễ dàng, tỷ tệ sông cao…

Quan hệ giữa gốc ghép và cành ghép

Hiện nay, quan hệ giữa gốc ghép và cành ghép chưa được nghiên cứu, xác định rõ ràng và cũng chưa có nhiều nghiên cứu về mặt này. Một số kết quả nghiên cứu ban đầu cho biết sức sống của gốc ghép có thể ảnh hưởng tới cành ghép. Tác dụng chủ yếu của gốc ghép là ảnh hưởng đến sự nảy mầm của cành ghép hoặc sự sinh trưởng của giai đoạn đầu, ngoài ra còn có thể phá vỡ sự ngủ nghỉ của mầm nách thân ghép và ảnh hưởng tới sự sinh ra cành mù khác. Ngược lại cành ghép cũng ảnh hưởng tới sự phát triển rễ của gốc ghép. Ở phương thức giâm cành, loại hình thân ghép ảnh hưởng rất lớn đến sức sống của rễ gốc ghép. Cơ chế ảnh hưởng trước hết là tới sự phân phối chất đồng hoá làm cho chất đồng hóa tích luỹ vào đỉnh ngọn, kích thích sự phát dục của hoa, sau đó có sự thay đổi mạch dẫn sau khi tiếp hợp, đồng thời gốc ghép làm tăng lượng axit gây rụng (axit Absisic – ABA), làm giảm sự thoát hơi qua khí khổng. Mặt khác sự tích luỹ axit ABA ở rễ của gốc ghép cũng có lợi cho sự hình thành mầm hoa. Gần đây người ta còn phát hiện thấy giống Iseta, Mercedes ghép trên các gốc ghép khác nhau, hoạt lực của men Nitrat dehydrogenaza và men tổng hợp axit glutamic ở nơi tiếp hợp có sự thay đổi và thay đổi tuỳ theo gốc ghép, nói chung là lớn hơn ở cây cắm cành. Khi phân tích quá trình tiếp hợp còn cho thấy nồng độ ion NO3 thay đổi trong cây phù hợp với sự thay đổi nồng độ men Nitrat dehydrogenaza. Nếu ghép trên cây già thì hoạt lực của 2 loại men này cũng thay đổi. Từ đó có thể là hai loại men Nitricdehydrogenaza và men tổng hợp Acid glutamic có tác dụng quan trong trong quan hệ gốc ghép trên cành ghép. Ngoài ra, phương pháp ghép trên cành ghép còn tồn tại vấn đê tiếp hợp, vấn đề nảy mầm dễ hay khó và tốn công.

0