23/05/2018, 15:45

Vô chậu cho lan như thế nào

Chất trồng (giá thể) Sau nhiều năm trồng lan, người ta đã có rất nhiều ý tưởng về những chất để trồng lan (gọi là chất trồng hay giá thể). Đến nay, chất trồng vẫn còn rất đa dạng, có loại hỗn hợp bán sẵn, có loại bạn tự pha trộn với nhiều thành phân khác nhau. Nếu là người mới chơi lan, có thể ...

Chất trồng (giá thể)

Sau nhiều năm trồng lan, người ta đã có rất nhiều ý tưởng về những chất để trồng lan (gọi là chất trồng hay giá thể). Đến nay, chất trồng vẫn còn rất đa dạng, có loại hỗn hợp bán sẵn, có loại bạn tự pha trộn với nhiều thành phân khác nhau. Nếu là người mới chơi lan, có thể bạn sẽ hơi bối rối, nên tốt nhất là chọn loại chất trồng đơn giản thôi.

Vì nhiều loài lan mà chúng ta trồng là phong lan rừng, nên theo lý, chất trồng phải thoáng và thoát nước tốt. Mọc trên cao trong rừng mưa nhiệt đới, lan bám vào các nhánh cây và quanh rễ của nó chẳng có gì nhiều ngoài rong rêu và chất mùn từ lá bám trên đó. Mưa sẽ rửa trôi mọi thứ trên cây xuống rễ lan, rồi từ rễ lan lại chảy xuống đất. Đó là những môi trường mà chúng ta nên cố gắng tái tạo trong chậu lan. Loại chất trồng giống với môi trường tự nhiên của lan nhất là vụn vỏ cây, vì vậy hỗn hợp vỏ cây được sử dụng làm chất trồng cho hầu hết các loại lan.

Có nhiều loại vỏ khác nhau có thể được sử dụng cho nhiều loại lan và kích thước lan khác nhau. Loại nhuyễn nhất là những vụn vỏ cây rộng 5 mm; loại này lý tưởng cho cây con trồng từ hạt và những cây lan nhỏ có hệ rễ tốt. Khi cây con lớn lên và được chuyển sang chậu to hơn, nó có thể được trồng với hỗn hợp vỏ cây thô hơn (mỗi miếng rộng 2 cm). Một số giống lan thích hợp với chất trồng thô hơn nữa, như Cattleya, vì chúng thích hợp với môi trường tương đối khô – vụn vỏ càng thô thì độ giữ nước càng thấp.

Cố gắng mua vụn vỏ được dành riêng cho lan. Loại vụn gỗ để bổi cho luống hoa thường rất thô và lẫn nhiều vụn gỗ dác trắng, không dễ sử dụng cho chậu và không giữ ẩm tốt. Vụn vỏ có kích thước đều nhau là tốt nhất. Loại vỏ cây thường dùng nhất là thông và vân sam, chúng vốn được tước ra để dùng trong xây dựng, vỏ cây gỗ đỏ thì chât lưựng hơn nên thường đắt hơn một chút.

Có nhiều loại chất liệu mà bạn có thể dùng chung với vỏ cây để hỗ trự việc giữ ẩm và thoát nước. Than củi giữ được nước, nên sẽ giúp chất trồng không bị khô, thích hợp cho những loài lan thích môi trường tương đối ẩm, như giống địa lan Paphiopedilum và Pleione. Ngoài ra, người ta còn trộn đá xốp hoặc gạch nung già vào vỏ cây và than, vì chúng giúp thoát nước tốt. Hỗn hợp vỏ cây, than, và gạch rất lý tưởng cho cây con trồng từ hạt.

Trước khi vỏ cây trở nên phổ biến, chất trồng được sử dụng nhiều nhất là rêu nước và dớn. Dớn hiện nay ít được dùng vì khó tìm; dớn là chất liệu thoát nước rất tốt. Rêu ướt thì hiện vẫn còn được dùng nhiều. Rêu giúp giữ ẩm cho rễ lan và đặc biệt tốt để tạo môi trường cho những cây yếu được hồi phục.

Một chất liệu khác được dùng làm chất trồng là xơ dừa. Nó cũng có vai trò giống như vỏ cây trong việc giữ ẩm và thoát nước.

Hỗn hợp chất trồng vô cơ

Những năm gần đây, người ta có khuynh hướng sử dụng môi trường chất trồng vô cơ. Đó là các chất nhân tạo không chứa thành phần tự nhiên. Phổ biến nhất là sợi tổng hợp (rockvvool). Nó thường được trộn với đá trân châu để tăng độ thoát nước, rất tốt trong việc giữ ẩm cho rễ lan. Sợi tổng hợp lúc nào cũng phải được giữ ẩm để cho cây phát triển; phương pháp trồng này dựa trên thuật trồng cây trong nước. Vì môi trường là hoàn toàn vô cơ, nên tất cả dưỡng chất cần thiết phải được cung cấp qua nước tưới.

Người trồng ngày càng thích sử dụng môi trường này cho lan Odontoglossum, Phragmipedium, và Miltoniopsis (và còn nữa).

Tuy nhiên việc chăm bón phảii được thực hiện thận trọng và đúng cách thức. Ngoài ra, bạn nên mang bao tay khi thao tác với các chất liệu của chất trồng, vì sợi thủy tinh mảnh có thể xước vào da, gây khó chịu. Làm ẩm sợi tổng hợp trước khi sử dụng, và để an toàn hơn, bạn nên đeo mặt nạ để tránh hít phải bụi của nó.

Một loại chất trồng nhân tạo khác nữa là bọt biển làm vườn. Nó được cắt nhỏ ra rồi trộn với vỏ cây hoặc thậm chí được dùng độc lập. Nếu dùng độc lập chất này, nó có tác dụng giống như sợi tổng hợp; cây cũng cần được bón phân kỹ lưỡng vì nó không chứa thành phần hữu cơ nào.

Sang chậu cho lan

Lan đa thân mỗi mùa mỗi ra một giả hành mới, được nối với giả hành cũ nhờ thân rễ, nên chắc chắn sớm muộn gì nó cũng sẽ vượt quá khổ chậu. Đó là lúc cần phải thay chậu cho cây để nó có thêm không gian cho mùa tăng trưởng tiếp theo. Thông thường, chậu không thiếu chỗ cho rễ mọc; mặc dù một số loài lan ra rễ rất um tùm, nhưng thiếu không gian bên trên cho giả hành phát triển. Thời gian giãn cách giữa mỗi lần thay chậu tùy thuộc vào mức độ phát triển của cây, và điều này thì mỗi loài mỗi khác. Một số loài lan mỗi năm mỗi phát triển rất mạnh và nhanh chóng vượt khổ chậu, trong khi có những loài mỗi năm chỉ ra một giả hành mới và phải vài năm sau mới chật chậu. Nếu cây lan của bạn phát triển quá tốt và vượt khổ chậu thì bạn phải trồng nó vào chậu mới lớn hơn chậu cũ vài số.

Chất trồng hữu cơ như vỏ cây có thể bị hư sau vài năm, nên việc sang chậu không những giúp tạo không gian rộng hơn cho cây mà còn là cơ hội tốt để tái tạo môi trường trong chậu. Chất trồng vô cơ như sợi tổng hợp sẽ không bị hư, do đó bạn không cần phải gỡ hẳn nó ra khỏi rễ cây. Nếu bạn muốn chuyển sang trồng bằng loại chất trồng khác thì tốt nhất bạn nên gỡ sạch chất trồng cũ ra; để lẫn cả hai loại chất trồng sẽ gây rắc rối cho cây khi tưới nước.

Tốt nhất là nên sang chậu vào mùa xuân hoặc ngay khi cây bắt đầu mùa tăng trưởng mới. Sau thời gian này, rễ mới sẽ đâm ra, mọc thẳng vào chất trồng mới, ít gây trở ngại cho cây.

Bước đầu tiên của việc thay chậu tất nhiên là lấy cây ra khỏi chậu cũ. Việc này không phải lúc nào cũng đơn giản. Rễ của các cây cymbidium có thể mọc thành đám rối dày đặc, đến nỗi dù trồng trong chậu nhựa bạn cũng khó mà lôi chúng ra. Trường hợp này có lẽ bạn phải dùng dao bén để cắt chậu.

Tỉa rễ

Khi lấy cây ra khỏi chậu rồi, rễ phải trông khỏe mạnh và có màu trắng, và đầu mút rễ có thể có màu vàng hoặc xanh lá. Nếu phần lớn rễ ngã nâu và mềm ra (và ướt nữa) thì tức là cây đã bị úng nước và rễ bắt đầu thối đi. Theo tự nhiên thì một số rễ già của cây sẽ rụng đi khi rễ mới đâm ra mỗi năm, và một phần rễ mới này sẽ được tỉa ngắn lại còn từ 3 đến 5 cm tùy theo kích thước cây. Bạn phải dùng kéo bén để tỉa, và sau mỗi lần tỉa một cây, bạn phải khử trùng kéo bằng cách nhúng vào cồn pha metanola để tránh lây bệnh từ cây này sang cây khác. Cố gắng hạn chế làm tổn hại những rễ non phát triển mạnh. Tuy nhiên việc này thật khó tránh, và nếu những rễ đó bị đứt gãy, chúng cũng sẽ dễ dàng mọc trở lại. Tỉa gọn bầu rễ như thế sẽ kích thích cây ra rễ mới đồng thời tạo thêm không gian trong chậu. Mạnh tay một chút cũng không sao, nhưng đừng cắt rễ ngắn quá: phải chừa rễ đủ dài để có thể neo chắc cây vào chậu mới. Sau khi tỉa rễ, hãy đổ bỏ chất trồng cũ đi rồi bắt đầu chuẩn bị chất trồng mới cho chậu.

Chỉnh trang cây

Thời điểm thay chậu cũng là lúc thích hợp để chỉnh trang cây. Khi các lá già chết đi, chúng thường gục xuống phía sau cuống lá bao quanh mỗi giả hành; rồi cuống lá cũng chết và ngả vàng. Bạn có thể tỉa bỏ những lá đó cùng giả hành đã chết.

Giả hành không sống mãi được, và mặc dù chúng là bộ phận dự trữ dinh dưỡng rất quan trọng, cuối cùng rồi chúng cũng phải tàn lụi đi. Nếu chúng ngả vàng và nhăn nheo, hãy cắt ngang phần thân rễ nối chúng với những giả hành sống khác rồi vứt đi. Nếu cây lan có giả hành già không ra lá, bạn cứ để mặc nó, vì nó vẫn còn tác dụng trữ thức ăn và nước cho cây. Đôi khi cây có quá nhiều giả hành không lá, bạn có thể nhổ chúng đi và dùng để nhân giống; vấn đề này sẽ được nói kỹ hơn ở những phần sau

Chọn chậu

Giờ cây đã được chỉnh trang gọn gàng, cắt tỉa sạch sẽ, bước tiếp theo là tìm cho nó một cái chậu mới. Mỗi cây mỗi khác, nên tốt nhất là ướm thử cây vào nhiều chậu khác nhau để xem chậu nào trông hợp nhất. Tránh trồng cây trong chậu quá to vì nghĩ rằng trồng như thế sẽ đỡ phái thay chậu nhiều lần; nếu trồng trong chậu quá to thì dần dần chất trồng sẽ bị quá ẩm, dẫn đến rắc rối cho cây. Cũng không chọn chậu quá nhỏ: cây cần có đủ không gian để phát triển trong đôi ba năm tới nữa. Nhìn chung, chậu mới chỉ cần to hơn chậu cũ một chút là được. Hiện nay người ta chuộng chậu nhựa hơn vì chúng nhẹ và khó vỡ, song chậu đất vẫn đẹp hơn và rất thích hợp cho lan. Dù là loại chậu nào thì dưới đáy chậu vẫn phải có nhiều lỗ thoát nước.

Vô chậu

Sau khi đã chọn chậu xong, bạn có thể sang chậu cho lan. Bạn nên cho một ít chất liệu thoát nước xuống đáy chậu. Đá cuội cũng tốt nhưng chúng lại làm chậu nặng lên không cần thiết. Một chất liệu khác tốt hơn và nhẹ hơn là sỏi giả. Chúng không bị vỡ và tạo được cho đáy chậu một lớp không khí. Bạn có thể thấy loại sỏi giả này khi lấy cây ra khỏi chậu cũ. Chỉ cần rải một lớp sỏi là đủ.

Tiếp theo, cho vào chậu một lớp hỗn hợp chất trồng rồi đặt cây lên. Giữ yên cây; đặt cây sao cho các giả hành củ nằm về hai bên chậu, còn phía trước chồi mới phải có khoảng trống để nó phát triển. Rễ cây phải chạm lớp chất trồng bên dưới, và chồi mới phải nằm dưới mép chậu. Một tay giữ cây, một tay đổ chất trồng vào. Cứ tiếp tục đổ và nhận nó xuống cho đến khi cây có thể đứng vững khi bạn buông tay ra. Sau đó dùng ngón cái ấn chất trồng xuống để giữ cây thật chắc. Chất trồng bằng vỏ cây thì đàn hồi và có thê ấn xuống dễ dàng. Với những hỗn hợp như sợi tổng hợp và dớn thì bạn không cần ấn nhiều như thế. Tiếp tục đổ chất trồng vào cho đến khi nó đầy gần ngang mép chậu. Nếu chất trồng quá đầy, nó sẽ bị trôi ra ngoài khi bạn tưới cây.

Sau khi hoàn tất quá trình vô chậu, cây phải đứng vững chứ không ngã nghiêng hay lung lay; cây không vững sẽ khó đâm rễ. Nhớ thay nhãn chậu và ghi ngày sang chậu vào, nếu muốn.

 

0