25/05/2018, 17:54

Thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thể thao ngoại khóa của SV ĐHVHHN

( ĐHVH) - Hoạt động thể thao ngoại khóa có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc rèn luyện sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho sinh viên sau những giờ học tập nghiên cứu căng thẳng. Bên cạnh đó, những hoạt động này còn tạo cho sinh viên có một đời sống tinh thần lành mạnh, tạo hứng thú và ...

(ĐHVH) - Hoạt động thể thao ngoại khóa có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc rèn luyện sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho sinh viên sau những giờ học tập nghiên cứu căng thẳng. Bên cạnh đó, những hoạt động này còn tạo cho sinh viên có một đời sống tinh thần lành mạnh, tạo hứng thú và niềm đam mê trong học tập nghiên cứu. Bài viết nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả cho những hoạt động này. Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, so sánh, nghiên cứu lý luận, điều tra, thống kê...để tìm hiểu thực trạng và có những giải pháp phù hợp nhất với đặc thù về thể trạng sức khỏe của sinh viên trường đại học Văn hóa Hà Nội. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu và điều tra thực tế trên đối tượng là sinh viên thuộc trường, từ những số liệu thu thập được, tác giả đã chỉ ra những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên trong trường. Từ đó, tác giả có những đề xuất và kiến nghị với các cấp lãnh đạo để chất lượng của những hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên trong trương ngày càng được nâng cao hơn nữa.

Từ khóa: Thể dục Thể thao; Ngoại khóa; Sinh viên; Nhân tố.

1. Thực trạng tổ chức và quản lý hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Thực hiện chủ trương đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chúng ta đang trong quá trình tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong sự nghiệp đó, nhân tố con người giữ vai trò quyết định cho sự thành công. Với vai trò quan trọng như vậy nên đòi hỏi đội ngũ nhân lực trong thời kỳ mới phải khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, việc tăng cường giáo dục thể chất và thể thao trong trường học trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay là rất cần thiết. Mặc dù, giáo dục thể chất là một môn học bắt buộc trong nhà trường nhằm góp phần nâng cao sức khỏe thể chất của sinh viên, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, bộ môn này chưa thực sự được sinh viên chú trọng. Bên cạnh đó, điều tra ban đầu cho thấy trong thời gian rảnh rỗi vì nhiều lý do khác nhau như: ngại vận động, không có thời gian, không hứng thú, không có điều kiện kinh tế... nên sinh viên ít tham gia tập luyện thể dục thể thao (TDTT) và còn tồn tại một bộ phận không nhỏ có tư tưởng cho rằng TDTT chỉ là một môn phụ nên có tâm lý xem nhẹ. Vì thế, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên là hết sức cần thiết trong việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên. Chính vì vậy trong những năm gần đây, lãnh đạo nhà trường đã quan tâm và đầu tư nhiều cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động thể thao chính khóa cũng như ngoại khóa cho cán bộ giảng viên và sinh viên trong nhà trường.

Những giờ giáo dục thể chất sinh viên trường 

Đại học Văn hóa Hà Nội luôn rất sôi động

Về cơ sở vật chất: Hiện nay nhà trường có một sân tập thể thao ngoài trời; 01 nhà tập đa năng 3 tầng; 01 hố nhảy xa; 03 đường chạy 100m. Tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất chật hẹp nên cơ sở vật chất hiện tại cũng mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của cán bộ giảng viên và sinh viên.

Về công tác tuyên truyền và hình thức tổ chức: Công tác tuyên truyền về hoạt động thể thao ngoại khóa trong trường đại học có tác dụng quan trọng trong việc phát triển phong trào tập luyện của sinh viên. Các biện pháp tuyên truyền đang được Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên sử dụng như: thông qua đài phát thanh, pano, áp phích, các câu lạc bộ... Nhưng thực tiễn cho thấy công tác tuyên truyền cho hoạt động TDTT ngoại khóa của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên còn có hạn chế và bất cập, chưa thực sự đưa thông tin đến được với tất cả sinh viên trong trường.

Hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa phù hợp với điều kiện sức khỏe và đặc thù học tập của sinh viên cũng rất quan trọng. Các hình thức thường được áp dụng trong các trường đại học hiện nay như: tập luyện theo các câu lạc bộ thể thao do đoàn thanh niên tổ chức, tập luyện câu lạc bộ theo sở thích... Ở trường ta hiện nay có các câu lạc bộ hoạt động hiệu quả như: Câu lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ bóng bàn, câu lạc bộ võ thuật, lớp khiêu vũ...Tuy nhiên, các câu lạc bộ vẫn còn bó hẹp trong phạm vi nhỏviệc tập luyện ngoại khóa của sinh viên chủ yếu vẫn mang tính tự phát.

Đa số sinh viên ĐHVHHN là nữ nên ít nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động 

thể thao ngoại khóa thê

Về tình trạng sức khỏe và ý thức tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên. Do đặc thù đào tạo của trường chuyên về khoa học xã hội nhân văn và nghệ thuật nên sinh viên trong trường chủ yếu là nữ giới, do vậy việc lựa chọn môn thể thao phải phù hợp với khả năng, thể trạng của người tập. Theo kết quả khảo sát khoảng 400 sinh viên ở các chuyên ngành khác nhau cho thấy sức khỏe của sinh viên ĐHVH hiện nay khá tốt, cụ thể: Nam sinh viên có thể lực tốt chiếm khoảng 25%; sức khỏe bình thường chiếm khoảng 72%; sức khỏe yếu khoảng 3%. Ở nữ sinh viên sức khỏe tốt khoảng 40%, sức khỏe bình thường khoảng 56% và yếu khoảng 4%. Do vậy, việc bố trí học tập và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa ở các môn như: cầu lông, bóng bàn, điền kinh, bơi lội, bóng đá...là hoàn toàn phù hợp. Tình trạng sức khỏe của sinh viên có thể đáp ứng được đòi hỏi về thể lực của các hoạt động  này.

Để tìm hiểu và đánh giá được nhận thức và nhu cầu của sinh viên trường đại học Văn Hóa Hà Nội về tập luyện thể thao cũng như các vấn đề về động cơ rèn luyện TDTT, tác dụng của hoạt động thể thao, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 400 sinh viên nam, nữ trong trường. Các vấn đề phỏng vấn được đưa ra nhằm đánh giá về nhu cầu, thái độ của sinh viên đối với rèn luyện thân thể, tập luyện TDTT. Bên cạnh đó vấn đề động cơ tập TDTT cũng như các môn TDTT mà sinh viên mong muốn được rèn luyện đều được đánh giá thông qua các phiếu phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn về nhu cầu tập luyện TDTT được trình bày trên bảng 1.

Bảng 1. Nhu cầu tập luyện thể thao của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội (n = 400)

TT

Đối tượng

Có nhu cầu

Không có nhu cầu

Số lượng

%

Số lượng

%

1

Nam

59

14,67

45

11,42

2

Nữ

218

54,50

78

19,42

Tổng

277

69,17

123

30,83

Bảng 1 cho thấy nhu cầu tập luyện TDTT của sinh viên cả nam và nữ còn thấp chiếm (69.17%), còn lại 30.83% sinh viên không có nhu cầu tập luyện. Bên cạnh đó, bảng 1 còn cho thấy sự chênh lệch khá lớn giữa sinh viên nam và nữ trong trường. Số sinh viên nữ rất đông, chiếm khoảng 74% tổng số sinh viên.

Tác giả tiếp tục tiến hành phương pháp điều tra để khảo sát thái độ của sinh viên đối với hoạt động TDTT ngoại khóa. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2: Thái độ của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội

với hoạt động TDTT ngoại khóa (n= 400)

TT

Nội dung

Nam

Nữ

Tổng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

1

Thích

22

5,42

32

8,00

13,42

2

Bình thường

32

8,17

71

17,83

26,00

3

Không thích

19

4,75

107

26,67

31,42

4

Chán ghét, sợ

31

7,75

86

21,42

29,17

Kết quả bảng 2 cho thấy một thực trạng của trường Đại học Văn hóa Hà Nội là có đến 31,42% sinh viên không thích tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa, số sinh viên ghét và sợ hoạt động này chiếm tới 29,17%, trong đó đa số là sinh viên nữ (21,42%). Số sinh viên thích hoạt động TDTT ngoại khóa chiếm tỷ lệ thấp (13,42%). Đi sâu tìm hiểu thực trạng này thì thấy rằng đa số ý kiến đều cho rằng hoạt động TDTT không phù hợp với sinh viên nữ, đặc biệt với ngành Văn hóa. Ngoài ra, do sinh viên phải tham gia rất nhiều hoạt động xã hội như ca nhạc, các chương trình văn hóa nghệ thuật nên việc tham gia hoạt động thể thao sẽ mệt mỏi và tốn nhiều thời gian. Bên cạnh đó, việc học và thi các học phần bắt buộc của môn Giáo dục thể chất trong nhà trường cũng đã gây cho sinh viên tâm lý lo sợ nên các hoạt động thể thao ngoại khóa không còn gây được hứng thú cho sinh viên. Đồng thời, nó cũng phản ánh hạn chế của việc tổ chức, xây dựng nội dung, hình thức và cơ sở vật chất cho hoạt động thể thao ngoại khóa chưa lưu ý đến đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên, đến đặc thù nghề nghiệp của sinh viên nên chưa có biện pháp nâng cao hứng thú tham gia hoạt động của sinh viên. Qua đó trong quá trình lên lớp, giảng viên cần chú trọng nâng cao ý thức tham gia tập luyện TDTT của sinh viên, bồi dưỡng hứng thú và thói quen tập luyện TDTT ngoại khóa cho họ.

Từ thực trạng và nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên như trên, đề tài tiếp tục tìm hiểu động cơ tập luyện của sinh viên. Kết quả như sau:

Bảng 3  Động cơ tập luyện thể thao của sinh viên trường

Đại học Văn hóa Hà Nội (n =400)

TT

Động cơ tập luyện thể thao ngoại khóa

Số lượng

%

1

Ham thích TDTT

22

5,42

2

Tập TDTT để thi kết thúc học phần

111

27,83

3

Nâng cao thể lực

38

9,40

4

Được giao lưu mở rộng mối quan hệ

159

39,88

5

-21