25/05/2018, 17:54

Phân biệt giúp khắc phục nhầm lần khi sử dụng từ vựng tiếng Anh

(ĐHVH) - “…tiếng Anh đang lan tỏa và chiếm vị trí trong trái tim, khối óc của nhiều người trên toàn thế giới …Vào ngày 10 tháng 6, với sự góp mặt của ‘thành viên mới’ vào kho từ vựng của mình, tiếng Anh tự hào đạt đến một triệu từ vựng, gấp 2 lần tiếng Trung Quốc, ...

(ĐHVH) - “…tiếng Anh đang lan tỏa và chiếm vị trí trong trái tim, khối óc của nhiều người trên toàn thế giới …Vào ngày 10 tháng 6, với sự góp mặt của ‘thành viên mới’ vào kho từ vựng của mình, tiếng Anh tự hào đạt đến một triệu từ vựng, gấp 2 lần tiếng Trung Quốc, gấp 4 lần tiếng Tây ban Nha và gấp 10 lần tiếng Pháp….”.  Khi từ vựng của một ngôn ngữ càng phong phú bao nhiêu thì người sử dụng càng thấy thú vị bấy nhiêu bởi khi dùng một ngôn ngữ có lượng từ vựng phong phú, ta có thể diễn đạt câu nói,lời văn hay hơn, biểu cảm và đúng ý mình hơn. Tuy nhiên để làm được điều đó,ta cũng gặp phải không ít những rắc rối trong việc lựa chọn từ dẫn đến sự nhầm lẫn khi dùng từ vựng là điều khó tránh khỏi. Vậy nguyên nhân gây nên sự nhầm lẫn đó là ở đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để rút ra những cách khắc phục chúng.

I . Nhầm lần khi sử dụng những từ đồng nghĩa (synonym)

Khi khó nghĩ ra cách diễn đạt khác cho một sự vật, một hành động chúng ta muốn nhắc tới, hay muốn diễn đạt lại nội dung nào đó theo ý của mình, phương pháp an toàn là ngoài sử dụng cách nói ngược lại, dùng từ đối lập còn có thể sử dụng từ đồng nghĩa. Không thể phủ nhận vai trò đáng kể của từ đồng nghĩa trong khi diễn đạt để làm hấp dẫn thêm lời nói của mình.Tuy nhiên,đôi khi các bạn lúng túng vì những từ khác nhau trong tiếng Anh nhưng lại có nghĩa tương đương nhau trong tiếng Việt. Những từ này làm bạn khó phân biệt được về mức độ ý nghĩa và trường hợp sử dụng của chúng sao cho đúng và thể hiện hết ý mình muốn diễn đạt và càng sử dụng nhiều thì mức độ nhầm lẫn càng lớn.Ta đều biết trong các nhóm từ đồng nghĩa xét về mọi khía cạnh thì mỗi từ không phải chỉ duy nhất có một nghĩa, ngoài những nghĩa gần giống với những từ còn lại thì nó còn mang những nghĩa riêng khác nữa. Trong phạm vi của bài này, ta chỉ đề cập đến những nghĩa gần giống nhau, khiến người sử dụng dễ nhầm lẫn.

1/Có bốn từ chúng ta hay dùng nhất: “see,look, watch, view”. Cả bốn từ đều chỉ những hành động thực hiện bằng mắt khiến người dùng rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên trong tùy văn cảnh, tùy trường hợp, những từ này lại mang những sắc thái khác nhau, đến nỗi không thể thay thế nhau. Để phân biệt, chúng ta dựa trên hai quan điểm: Bạn vô tình nhìn thấy hay bạn nhìn có chủ ý và bạn nhìn kĩ đến mức nào.

 -  “see”mang nghĩa là “nhìn thấy”: Ta thấy một sự vật gì đó,một sự vật mà ta không chú ý quan sát, không có mục đích hay chủ ý rõ ràng mà vô tình đập vào mắtta trongmột thời gian ngắn,. Thường thì khi dùng động từ này, ta muốn nói đến một sự vật ta không thể tránh khỏi phải nhìn thấy. Với nghĩa này, “see” thường không được dùng với thì tiếp diễn.

Ví dụ: I saw you driving to work today. (Tôi thấy bạn lái xe đi làm hôm nay đấy )

Động từ “see” ở câu trên thể hiện ý “Tôi vô tình trông thấy mà không hề có ý định theo dõi bạn”

- “look” là “nhìn, ngắm sự vật” một cách chủ động, có chủ ý, hay vì một lí do nào đó, thường phải đưa mắt về một hướng để nhìn.

Ví dụ: Look at those pictures, they are very nice!

Lưu ý là để diễn tả “nhìn, ngắm ai, cái gì” ta luôn dùng giới từ “at” sau động từ.

- “watch”có nghĩa là “xem, theo dõi, quan sát”, nghĩa là không những chủ động nhìn sự vật mà còn theo dõi thật kĩ và chăm chútừng hành động chuyển động của vật thể trong khoảng thời không ngắn.

Ví dụ: Watch what I do, then you try. ( Xem tôi làm rồi anh làm theo này)

( Người nói dùng động từ “watch” tức muốn người nghe quan sát thật kĩ cách anh ta thực hiện).

Ngay từ khi mới học tiếng Anh, bạn luôn được dạy động từ “watch” gắn với những sự vật như the “television, a bird, the bus,.. “ cũng có nghĩa, “watch” được gắn với những thứ chuyển động, không tĩnh tại, và bạn dõi theo từng hành động, từng biến ảo của thứ gì trong một thời gian lâu, do đó “watch” cũng thường được dùng với thì tiếp diễn.

Ví dụ:  I am watching a fashion show on TV.

(Tôi đang theo dõi một chương trình thời trang trên truyền hình)

- “view” là một từ trang trọng hơn và có nghĩa tương đương gần với “look”. Tức là nhìn hay quan sát kĩ một sự vật, có thể là để thưởng lãm. “view” còn được dùng với nghĩa xem phim, xem truyền hình.

Ví dụ: Peole came from all over the world to view her work. ( Người ta đến từ mọi miền thế giới để chiêm ngưỡng tác phẩm của bà ấy)

* Và cuối cùng, các bạn cũng đặc biệt lưu ý: “see” có nghĩa như “watch” khi được dùng với nghĩa “xem phim, xem chương trình truyền hình, xem biểu diễn, xem tác phẩm nghệ thuật …. Duy nhất trong trường hợp này, “see” là một hành động hoàn toàn có chủ ý.

Ví dụ: Did you see the TV programme on Japan last night?

( Anh có xem chương trình TV về Nhật bản đêm qua không?)

Hoặc: We went to see a movie last Sunday evening

( Tối chủ nhật trước chúng tôi đi xem phim)

* Xếp theo mức độ chăm chú thì “ see” ít nhất, xong tới “look” và “view” và cuối cùng “watch” là dữ dội nhất.

2/ “hear” và “listen” đều có nghĩa là “ nghe”, nhưng kì thực, chúng có ý nghĩa khác nhau trong đa số trường hợp. Do đó ta cũng không thể đồng nhất cách dùng chúng. Để dễ hiểu hơn về cách sử dụng của 2 từ này thì thường ta tạm dịch “hear” là nghe thấy, còn “listen” là lắng nghe.

- “listen” ám chỉ hành động nghe có chủ đích, chú ý lắng nghe:

Ví dụ: We listen carefully to her story (Chúng tôi chăm chú lắng nghe câu chuyện của cô ấy).

- Trong khi đó, “ hear”là hành động bị động, tiếp nhận âm thanh tự lọt vào tai mình, không cần sự nỗ lực chú ý hoặc nghe thoáng qua, nghe mà chưa có sự chuẩn bị và chủ tâm trước khi nghe. Trong trường hợp này thì   “hear” không kết hợp với thì tiếp diễn.

Ví dụ: I heard the noise outside. (Tôi nghe thấy tiếng động ở bên ngoài)

           

3/ “do” và “make” đều có nghĩa là “làm”, tuy nhiên trong tiếng Anh, mỗi từ lại mang sắc thái riêng khiến người học lúng túng khi phải lựa chọn để dùng chúng trong những trường hợp cụ thể. Vậy sự khác nhau giữa chúng là gì?

- Động từ “do” được sử dụng:

+ Khi nói về các việc làm hàng ngày, đặc biệt là những hoạt động không tạo nên vật gì cụ thể, không làm ra cái mới, không tạo ra một đối tượng vật chất nào như là “do housework”, “do the dishes”, công việc   hay nhiệm vụ (Work, jobs, tasks).

Ví dụ:-  I hate cooking anddoing  housework.  .

- My daughter wouldn’t like to do that job.

- Have you done your homework?

+ Ta dùng “do” cho các hoạt động chung chung, không cụ thể,không đề cập chính xác tên hoạt động .Trong những trường hợp này, chúng ta thường sử dụng các từ như: thing, something, nothing, anything, everything etc…

Ví dụ:  Don’t just stand there – do something!

Hoặc : Hurry up! I’ve got things to do!

- Còn với “make”, ngược lại, đề cập đến hành động tạo ra một sự vật, sự việc cụ thể, được dùng trong sản xuất, xây dựng, tạo dựng (producing, constructing, creating or building) thứ gì đó mới,làm ra cái mới, ví dụ như “make a bake”, “make a mess”,…

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng phương pháp học thuộc các câu sử dụng “do” và “make”, điều đó giúp bạn nắm được chính xác hơn là phải xác định các trường hợp của nó.

4/ “live” và “stay” (với chức năng là nội động từ) và mang nghĩa “ở”:

- “live”: Ở nơi nào đó lâu dài.

Ví dụ: When I was young I lived in Hue, but now I am living in Hanoi.

- “stay”: Ở nơi nào đó tạm thời.

Ví dụ: Where did you stay last night?

5/ “raise” và “rise” (với chức năng là động từ)

- “raise” (là ngoại động từ) và có nghĩa “nâng lên, đưa lên, giơ lên, kéo lên” do đó đứng sau nó phải có tân ngữ.

Ví dụ: Please raise your hand is you know the answer.

(Hãy giơ tay lên nếu bạn biết câu trả lời)

- “rise” (là nội động từ) do vậy đúng sau nó không có tân ngữ và có nghĩa: “dậy, đứng lên, mọc , dâng lên, nổi lên, lên cao…”

Ví dụ: The sun rises in the east.

6/ “come” và “go”

“ Come” và “go” có rất nhiều nghĩa, ở đây ta chỉ xem xét 2 động từ này với nghĩa “di chuyển” và khiến người học lúng túng khi phải lựa chọn trong một số trường hợp. Cùng mang nghĩa là “tới”, nhưng

- “Go” : Chỉ chuyển động hướng ra xa, rời xa vị trí, địa điểm mà người nói hoặc người nghe đang ở đó.

Ví dụ : Did you go to the park yesterday? ( Hôm qua bạn có đến công viên không?)

Khi nói câu này thì cả người nói và người nghe đều ở cách xa công viên.

- “Come”: chỉ hành động đến gần, chỉ chuyển động tới nơi mà người nói hoặc người nghe ở đó.

Ví dụ: We come here to have luch with you. ( Chúng tớ đến đây để ăn trưa cùng với cậu.)

Hoặc  “come in!” (bảo người khác vào khi chủ thể nói đang ở bên trong)

Còn  “go in!” (bảo người khác vào khi chủ thể nói đang ở bên ngoài phòng) tuy đều có nghĩa là vào đi nhưng lại mang hàm nghĩa khác nhau. Ngoài ra, “go back” và “come back” cũng là một cặp từ mà sự khác biệt dựa trên vị trí của người nói. Nói chung, “come” là đi về hướng người nói, còn “go” là đi khỏi vị trí người nói hoặc nơi mà người nói nói tới.

7/“take” và “bring”

 “take” và “ bring”  tuy đều có nghĩa “ mang” nhưng để phân biệt “bring” và “take”, bạn cũng cần xem xét dưới vị trí của người nói.

- “take”: Mô tả hành động mang cái gì đi ra khỏi vị trí người nói hoặc người nghe.

Ví dụ: Can you take these bags away. They are so dirty!

- “bring”: Mang cái gì đó từ khoảng cách xa lại gần tới vị trí mà người nói hoặc người nghe đang hoặc sẽ ở đó.

Ví dụ: Remember to bring your children with you. I miss them.

( Nhớ mang theo bọn trẻ tới nhá. Mình nhớ chúng lắm )

8/“return home”; “get back home” và “arrive home”

Để nói lên hành động” trở về nhà ”, 2 cụm từ “come back home” và “go back home” có lẽ quá quen với các bạn rồi, hơn nữa ta cũng đã nói tới sự khác biệt giữa “ come” và “ go” ở mục trên. Tuy nhiên, ngoài 2 từ đó ra thì còn có những cum từ khác nữa mang nghĩa “trở về nhà”. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt mà ta cần nắm rõ trước khi sử dụng.

- Trước hết cả 3 cách nói đều có nghĩa là “trở về nhà”. Nhưng nếu như chúng ta chỉ đang trên đường về nhà thôi chứ chưa về đến nơi thì bạn đừng vội dùng “get back home” nhé, mà thay vào đó hãy sử dụng động từ “return”.

 Do vậy, chúng ta có thể ghi nhớ rằng “return home” dùng cho trường hợp đang trên đường về nhà (on the way home).
            Vídụ:
- Where are you going? – I’m returning home. (Cậu đi đâu thế? – Mình đang trên đường về nhà.)

Chúng ta sẽ nói “get back home” khi muốn ám chỉ rằng chúng ta đã thực sự về đến nhà.
            Vídụ: -What time did you get back home? – About 7.30. (Mấy giờ anh về đến nhà thế? – Khoảng 7.30.)

 Cuối cùng, động từ “arrive” với nghĩa gốc là “kết thúc chặng đường để tới một nơi nào đó” sẽ được sử dụng với danh từ home để tạo nên ý nghĩa dùng phương tiện để về nhà.
Vídụ:   The new car was fantastic. I arrived home 20 minutes early today.

(Chiếc xe mới chạy thật ngon. Hôm nay tôi về nhà sớm hẳn 20 phút.)

9/ “persuade” và “convince” đều mang nghĩa “ thuyết phục” do đó đã có nhiều bạn nghĩ rằng 2 động từ này được sử dụng hoàn toàn như nhau và có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên bạn đã nghĩ  không đúng và bạn cần biết đến sự khác biệt giữa chúng sau đây:

- “persuade” được dùng khi thuyết phục ai đó làm một việc gì. Động từ được sử dụng với cấu trúc: Persuade somebody to + V(infinitive)

Ví dụ: They pesuaded me to stay with them )

            ( Họ thuyết phục tôi ở lại với họ)

 -  “convince” mang nghĩa thuyết phục ai tin vào một điều gì đó là đúng.Động từ thường được dùng với cấu trúc:Convince somebody (that) + Clause ( mệnh đề)

Ví dụ: He convinced me (that) he was right. (Anh ta thuyết phục tôi tin rằng anh ấy đúng)

10/“excuse; “me” và “sorry”

Ta dùng “excuse me” để xin người khác lưu ý khi ta sắp, làm phiền ai  hay làm một việc gì như vượt qua mặt ai và dùng “sorry” để xin lỗi sau khi làm việc đó.

Thí dụ như khi vào rạp chiếu bóng trễ, bạn nói “Excuse me” xin người ngồi ở hàng ghế đứng dậy hay co chân nhường chỗ cho bạn bước qua; sau khi bước qua, bạn quay lại nói “Sorry” (xin lỗi đã làm phiền).

Khi lên thang tự động ở trạm xe điện ngầm, thấy có người đứng bên trái chặn lối lên hay xuống mà ta muốn qua mặt, ta nói “Excuse me”. Người đó nhận ra mình có lỗi – vì bên phải dành cho người đứng, bên trái dành cho người vượt qua – có thể nói “Sorry”.

Cũng dùng “Excuse me”, cao giọng ở chữ “me” là để hỏi lại một câu nghe trái tai. Ví dụ, giáo sư nghe thoáng thấy một học sinh nói tục, quay lại nói: Excuse me? Em vừa nói gì đấy, lập lại coi!

11/ “break” và “rest” là 2 từ cùng nói về sự nghỉ ngơi. Để phân biệt, ta cần nắm được:

- “break”: Áp dụng đặc biệt cho giờ nghỉ trong một ngày làm việc hay ở trường.

Ví dụ: We have 10 minutes’ break after English lesson.(Chúng ta có 10 phút nghỉ giải lao sau giờ học tiếng Anh)

- “rest”: Không chỉ thời gian nghỉ ngơi cố định nhưng gợi ra thời gian cần thiết để thư giãn sau một hoạt động.

Ví dụ: You looks tired. You need a good rest. (Anh trông có vẻ mệt. Anh cần nghỉ ngơi cho khỏe.)

12/ “like” và “as”

- Khi mang nghĩa “ giống như, như”, “like” và “as” gây không ít bối rối cho người học.

Qui tắc dễ nhớ nhất là chúng ta hãy dùng “like” như một giới từ chứ không phải là liên từ. Khi “like” được dùng như giới từ và được dùng trước danh hoặc đại từ mà không có động từ đi sau “like”.

Ví dụ: Tom looks like his father ( Tôm giống bố anh ta lắm)

Like me, she enjoys all kinds of music ( Giống tôi, cô ấy thích mọi loại âm nhạc)

Còn “as” là liên từ và được dùng trước một mệnh đề.

Ví dụ: She enjoys all kinds of music as I do.

Tuy nhiên , trong những câu nói thân mật thì “ like” thường được dùng như một liên từ, thay thế cho “as” và “as if”.

Ví dụ: Nobody understands him like/as I do.     

            ( Không người nào hiểu anh ấy như tôi hiểu.)

- Khi “like” và “as” chỉ nghề nghiệp, chức năng thì:

+ “like” chỉ là giống như, với tư cách là gì đó.

(dùng trong so sánh với hàm ý so sánh khi bản thân chủ ngữ và cái/người so sánh không phải là một hoặc không có chức năng đồng nhất)

Ví dụ: Our doctor always talks to me like a teacher talking to a child.

(Bác sĩ của chúng tôi thường nói chuyện với tôi như một giáo viên nói chuyện với một đứa trẻ)

Ở ví dụ trên, chủ ngữ (bác sĩ) với người so sánh (giáo viên) không phải là một, không có chức năng đồng nhất.

+ “as” diễn đạtvới tư cách là, chỉ sự đồng nhất.

 (dùng trong so sánh khi bản thân chủ ngữ có chức năng như vật/người được so sánh)

Ví dụ: She worked as a teacher for many years (Cô ấy làm giáo viên trong nhiều năm)

Chủ ngữ (cô ấy) có chức năng đồng nhất với người được so sánh ( giáo viên)

13/ “Most” và “almost”

– Almost là adverb (trạng từ), có nghĩa : “gần như, hầu như, suýt nũa, tí nữa” và sẽ bổ nghĩa cho động từ, tính từ hoặc một trạng từ khác.

Ví dụ: I was almost late for work. = I arrived to work on time, but it was very close.

(Tôi tí nữa thì đi làm muộn)

 (Work starts at 9:00AM, and I arrived at 8:59AM.)

Hoặc I am almost finished. = I will be finished soon.

(Tôi hầu như kết thúc rồi)

– Most là tính từ,mang nghĩa “hầu hết, phần lớn, đa số” và nó chỉ bổ nghĩa cho danh từ.

Ví dụ:Most students passed the test. (80-99% of the students passed the test.)

            ( Hầu hết sinh viên thi đỗ)

 14/  Phân biệt “particular”; “ special” và“especial”

Cả 3 từ “special, especial, particular” đều có sự khác nhau về mặt ý nghĩa và cách sử dụng.

– “special” là một tính từ thường gặp hơn cả, dùng để chỉ những vật, sự việc, con người có đặc điểm hay tính chất nổi trội hơn hẳn, khác biệt so với những vật, sự việc, người bình thường khác. Khi dùng tính từ “special”, người nói muốn nhấn mạnh đến sự khác biệt so với những cái bình thường, thông thường khác (distinguished).

Ex: He is a very special person in my life – never forget that.
(Đừng bao giờ quên rằng anh ấy là một người rất đặc biệt trong cuộc đời tôi). –> người nói muốn nhấn mạnh “anh ấy” chứ không phải là một người nào khác

–“ especial” ít được sử dụng hơn, chỉ trường hợp nổi trội, đáng chú ý hơn hẳn khi được so sánh với những trường hợp khác. Hiện nay, “especial” chỉ được dùng với một số danh từ như value, interest… “especial” thường để nhấn mạnh sự ngoại lệ (exceptional).

Ex: The programme will be of especial interest to children.
(Chương trình này sẽ đặc biệt thu hút trẻ em)

* Thường thì người ta hay nhầm lẫn giữa hai tính từ “especial” và “special” vì chúng có ý nghĩa hơi giống nhau, đều chỉ sự đặc biệt nhưng “particular” lại mang môt ý nghĩa hoàn toàn khác. “Particular” cũng là một tính từ thường gặp, dùng để chỉ những cá nhân, sự vật, sự việc cụ thể, chi tiết. Tính từ này nhấn mạnh vào sự cụ thể (specific) chứ không phải sự chung chung (general).

Ex: There is one particular patient I’d like you to see.
(Tôi muốn anh khám cho một bệnh nhân đặc biệt này).

* Ba tính từ này tuy có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau nhưng hai phó từ “especially” và “particularly” lại có cùng ý nghĩa “đặc biệt hơn tất cả” (above all) và được dùng nhằm mục đích nhấn mạnh. Hai phó từ này cũng đồng nghĩa với thành ngữ in particular.

She likes swimming in particular. (Cô ấy thích nhất là bơi lội).

Còn phó từ “specially” lại có ý nghĩa là “dành riêng cho một đối tượng cụ thể”. Phó từ này được dùng trong trường hợp muốn nhấn mạnh “một mục đích cụ thể”.

Ex: My mother cooked this dish specially for me.
(Mẹ tôi nấu món ăn này dành riêng cho tôi).

15/ Cả 3 động từ: “Put on”, “dress” và “wear” đều có nghĩa giống nhau là mặc trang phục, tuy nhiên điểm khác biệt là “dress” cùng “put on” là hành động, còn “wear” chỉ một tình trạng.

Khi chúng ta nói : “wear clothes, wear shoes hay wear jewelelry”, nghĩa là chỉ tình trạng  ta mặc, đeo nó trên người ( have them on your body ).

Ví dụ : Today she is wearing a very beautiful green dress  . ( Hôm nay cô ấy mặc một chiếc váy xanh rất đẹp)

Động từ “ put clothes on” có nghĩa là chỉ hành động “mặc quần áo, trang phục vào, đội mũ, đi giầy, đeo găng tay, vòng… vào”. ( tức là bạn “place them on your body” để có được động từ “wear”. Ngược nghĩa với “put clothes on” là “ take clothes off”( cởi, bỏ trang phục: quần, áo, mũ, giầy, tất, găng,… ra).

- Động từ “ dress” tương đương với “put clothes on”. Chúng ta thường nói “ get dressed = dress trong trường hợp không trang trọng.

Ví dụ : You’d better get dressed now, she will be here in ten minutes.

 ( Cậu nên mặc quần áo ngay đi, 10 phút nữa cô ấy sẽ đến đây đấy.)

*  Tuy “dress” và “put on” cùng là động từ chỉ hành động, nhưng:

- to dress (someone) = mặc quần áo cho ai

- to put on (something) = mặc, đội, mang (quần áo, nón, giầy, dép...)

Ví dụ:

- The mother dressed her baby.

(Người mẹ mặc quần áo cho đứa trẻ.)

- She dressed herself and went out.

(Cô ấy mặc quần áo rồi đi ra ngoài.)

16/ Các danh từ : “ teacher, tutor, lecturer, professor, instructor,coach và trainer” đều là các thuật ngữ chỉ công việc giảng dạy. Tuy nhiên, mỗi từ lại được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau:

- “Teacher”  với nghĩa “ giáo viên” chỉ người làm công việc giảng dạy cho học sinh ở các trường phổ thông.

Ví dụ : My sister hopes to get a job as a teacher in an inner primary school.

( Chị gái tôi hi vọng tìm được công việc làm giáo viên dạy ở một trường cấp 1 trong nội thành)

- “ Tutor” với nghĩa “ gia sư” hay “thày giáo kèm riêng”, chỉ một người dạy kèm cho một hoặc vài cá nhân.

Ví dụ: Tom wasn’t making much progress in school, so his parentshired a maths tutor to give him private lessons after school.

( Tom không tiến bộ nhiều lắm ở trường, vì vậy bố mẹ cậu ta đã thuê một gia sư toán dạy kèm riêng cho cậu ấy sau giờ học ở lớp)

-“Lecturer” : Chỉ một người giáo viên giảng bài hay thuyết trình một cách chính qui trong các trường đại học và cao đẳng.

-“ Instructure” : Dùng để chỉ một người dạy bạn học hay phát triển kĩ năng học tập hay kĩ năng thể thao đạc biệt nào đó.

Ví dụ : If you want to learn how to drive, you will need a driving instructor.

( Nếu bạn muốn học lái xe, bạn cần tìm một người dạy lái xe )

“ Coach” : Chỉ huấn luyện viên thể thao.

17/  Khi miêu tả hành động nói, bạn phân vân “speak”,“talk”, “tell” hay “say”.  bởi cả bốn từ trên đều dùng với nghĩa là nói. Vậy hãy cùng xem chúng được dùng khác nhau như thế nào:

- “Say” là một ngoại động từ (có tân ngữ). Bổ ngữ trực tiếp của “say” thường là những lời nói, chú trọng vào nội dung được nói ra, có thể hiểu là nói rằng, thông dụng với câu nói trực tiếp.

Ví dụ: He sat in the corner and said nothing all evening.

( Anh ta ngồi trong góc và không nói gì trong suốt buổi tối)

- “Speak” thường mang ý phát biểu, thường dùng cho một người nói chuyện với một nhóm người đồng thời được dùng trang trọng hơn “ talk” và  thường dùng làm động từ không có tân ngữ, khi có tân ngữ thì chỉ là một số ít từ chỉ sự thật.

Ví dụ1 : He is going to speak at the meeting.

Ví dụ 2: I speak Chinese. I don’t speak Japanese.

Và khi muốn “nói với ai” thì dùng “ speak to somebody” hay “speak with somebody”

Ví dụ 3: He spoke to the class about the dangers of smoking.

- “Tell” là nói cho biết, chỉ ý trình bày, thường gặp trong các cấu trúc: tell sb sth (nói với ai điều gì ), tell sb to do sth (bảo ai làm gì ), tell sb about sth (cho ai biết về điều gì ).

Ví dụ1 :She told me nothing about herself ( Cô ấy không nói lời nào với tôi về bản thân mình )

Ví dụ 2: She told him to hurry up ( Nàng bảo chàng nhanh lên)

 - “Talk” dùng trong trường hợp trao đổi, chuyện trò giữa hai hoặc nhiều người với nhau trong cuộc đàm thoại, “có nghĩa gần như “speak” nhưng không trang trọng bằng và chú trọng động tác nói, thường gặp trong các cấu trúc : talk to sb (nói chuyện với ai), talk about sth (nói về điều gì), talk with sb (chuyện trò với ai).

Ví dụ 1: He and his classmates often talk to each other in class

( Anh ấy và bạn học thường nói chuyện với nhau trong lớp)

Ví dụ2: Can I talk to Mary, please?

( Vui lòng cho tôi nói chuyện với Mary )

18/  Bộ ba “perhaps”,” maybe”,” possibly” ít nhiều đều giống nhau và  đều nói lên điều gì đó có thể xảy ra, có thể thực hiện được,….  Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác biệt tùy vào từng ngữ cảnh được sử dụng.

 -  “maybe” được sử dụng phổ thông thân mật hơn, không xuất hiện trong trường hợp trang nghiêm, trịnh trọng, mà thường là ở ngôn ngữ hàng ngày.

Ví dụ: - Are you going to Mary’s wedding party ?

            - Hmmm …. Maybe.

Còn “perhaps” lại dùng trong hoàn cảnh lịch sự hơn, nhưng không quá mức trịnh trọng cũng không quá bỗ bã, đây là cách trung dung để diễn tả khả năng có thể xảy ra.

Ví dụ: Perhaps we should do it again ( Có lẽ chúng tôi sẽ làm lại )

 Và “possibly”, là một từ trịnh trọng hơn hẳn, đặc biệt được sử dụng trong thỏa thuận hay bất đồng.

Ví dụ: The management may possibly decide to raise salary for us.

( Ban giám đốc có thể sẽ quyết định tăng lương cho chúng ta)

 

            19/Bạn thường dùng “clever”, “intelligent” và “smart” để khen ngợi một ai đó hoặc một ý tưởng nào đó thông minh.

            - Nhưng đặt trong từng ngữ cảnh, “intelligent” mới là từ mang đúng nghĩa thông minh nhất,”Intelligent” đồng nghĩa với “brainy”, dùng để chỉ người có trí tuệ, khả năng tư duynhanh nhạy và có suy nghĩ lô-gíc, giải quyết vấn đề một cách khoa học và hiệu quảhoặc để chỉ những sự vật, sự việc xuất sắc, là kết quả của quá trình suy nghĩ.

Ví dụ như: “What an intelligent question!” (Thật là một câu hỏi thông minh!).

            - Còn “smart” lại mang trong nó nhiều nghĩa hơn cả, bên cạnh nghĩa gần giống với “ intelligent” thì smart còn chỉ sự nắm bắt nhanh nhạy tình hình hoặc diễn biến đang xảy ra.

Ví dụ: Smart lawyers can effectively matipulate juries.

(Những lật sư giỏi có ther tác động leencar hội đồng xét xử )

Với nghĩa “thông minh”, “Smart” còn được dùng với những sự vật đặc biệt để nhấn mạnh tính năng vượt trội ưu thế như “smart bomb”, “smart weapon”, “smart phone”…

Ngoài ra, “smarrt” còn được dùng để chỉ diện mạo bên ngoài ( chỉ cách ăn mặc của một người) và mang nghĩa “ sáng sủa, bảnh bao, hợp thời trang.

Ví dụ: You look very smart in that suit. (Cậu mặc bộ véc đó trông bảnh lắm).

            - “clever” lại chỉ sự “ lanh lợi, khôn ngoan” hay đôi khi có nghĩa “ khéo tay”

Ví dụ: Ví dụ: As a child, my daughter was a clever girl.

( Ngay từ bé, con gái tôi đã là một cô bé lanh lợi)

            20/ Hai từ “fairly” và “rather” đều mang nghĩa là khá, tuy nhiên giữa chúng cũng có những khác biệt rõ ràng:

-  “fairly” thường đi với các tính từ hoặc các trạng từ mang sắc thái ngợi khen, tích cực như “ bravey” ( dũng cảm), “nice” (đẹp), “well” (tốt) … , còn “rather” lại hay kết hợp với các tính từ hoặc trạng từ mang hàm ý chê bai, không tích cực như bad (xấu), stupid (ngốc nghếch), ugly (xấu xí)….,

Ví dụ: She is fairly tall but her sister is rather short.

Đôi khi, ta gặp sự kết hợp của 2 từ này với các tính, trạng từ như “fast” (nhanh), “slow” (chậm), “thin” (gầy), “thick” (dày). “hot” (nóng), “cold” (lạnh) …. Lúc đó “ fairly” với hàm ý đồng tình:

Ví dụ: This cup of tea is fairly hot ( Tách trà này khá nóng ). Trong câu này người nói hàm ý anh ta thích uống trà nóng.

Còn “ rather” khi đó lại mang nghĩa phản đối:

Ví dụ: This cup of tea is rather hot ( Tách trà này nóng quá ). Ở đây,người nói muốn bày tỏ rằng tách trà của anh ta quá nóng và anh ta chưa thể uống ngay được.

Cũng có khi “ rather” kết hợp với các tính hoặc trạng từ mang sắc thái tích cực như “ clever”( thông minh ), “good” ( tốt ), “ pretty” ( xinh đẹp), “well” ( tốt ), …. Lúc đó “ rather” có cùng nghĩa với “very”. Với cách sử dụng này, “ rather” bao hàm sắc thái ngợi khen hơn so với khi sử dụng từ “ fairly”.

Ví dụ: It is a fairly good play ( Vở kịch tương đối hay )

It is rather a good play ( Vở kịch rất hay )

II. Nhầm lẫn khi sử dụng từ đồng âm  (homophone)

Điều thứ hai khiến chúng ta dở khóc dở cười là sự nhẫm lẫn giữa các từ đồng âm hay những từ có phát âm gần giống nhau. Sự nhầm lẫm trong việc dùng từ đồng âm nhưng khác nghĩa không chỉ xảy ra đối với người nước ngoài học tiếng Anh mà còn xảy ở ngay cả những người Anh hay những người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính.

1/ Có câu chuyện thế này, trong một nhà trẻ, trưa hôm đấy, khi các bạn nhỏ khác đã đi ngủ, chợt cậu bé John lại gần cô giáo, thì thầm: “Thưa cô Roberts, em có thể đi uống nước được không ạ” (Miss Roberts, May I drink water?”). Cô Roberts lúc ấy cũng đang thiu thiu ngủ, đột nhiên bị đáng thức, nên trả lời hơi chút khó chịu, đáp nhanh: “Được rồi (Allowed)”. “Thưa cô Roberts, em có thể đi uống nước được không ạ? – cô lại nghe Jonh hỏi, lần này cậu nói to hơn một chút, “Được rồi” (Allowed), giọng cô Roberts đã hơi gắt lên. Nhưng lần nữa, John lại nhắc lại câu hỏi, lần này to hơn lần trước,”Thưa cô Roberts, em có thể đi uống nước được không ạ?”. Cô Roberts lúc này đã tỉnh ngủ hoàn toàn, bực dọc gắt lên với John:” Được rồi” (Allowed). Và ngay sau đó, John bỗng hét to lên: “THƯA CÔ ROBERTS, EM CÓ THỂ ĐI UỐNG NƯỚC ĐƯỢC KHÔNG Ạ?”. Nghe thấy tiếng John hét, các bạn khác bỗng giật mình thức giấc, còn cô Roberts thì thực sự nổi điên lên, quát John: “John, có phải em muốn phá cô hay không?”. Cậu bé John sợ sệt trả lời: “Dạ không, thưa cô. Chính cô bảo em nói to (aloud) lên đấy chứ ạ.”

Như vậy là đã có sự nhầm lẫn giữa 2 từ đồng âm khác nghĩa : “allowed”( cho phép) và “aloud”(nói to, lớn tiếng).

2/ Không chỉ “allow” và “aloud” khiến cậu bé John nhầm lẫn, chúng ta cũng dễ dàng mắc phải những cái bẫy từ vựng như “flower” / flower/ (hoa)  và “flour”/ flour/ (bột mỳ), đừng thay vì tặng bạn gái một bó hoa mà mua cho cô ấy một gói bột mỳ nhé.

3/ Việc nhầm lẫn từ có âm gần giống nhau nhưng khác nghĩa có thể cũng không được phát hiện khi nói, nhưng nói nhầm thì ắt sẽ viết nhầm và không phải bạn nào cũng chú ý đến điều này nên ta cũng không khó để bắt gặp những nhầm lẫn nực cười như: Giữa “food” (thức ăn) và “foot”(chân) trong ví dụ sau:

Sai: I can’t drive, so I often go to work by food .

Đúng: I can’t drive, so I often go to work on foot.

( Tôi không biết lái xe nên tôi thường đi bộ đi làm. )

Cùng đồng âm /u/, nhưng đối với “food” là /u:/ dài hơi, còn foot /u/ ngắn hơn. Để nhớ được cách phát âm đúng của 2 từ này, ta chỉ cần nhớ mẹo đơn giản là đồ ăn “food” thì có muôn vàn ngũ vị trên đời, nếm bao nhiêu cũng không đủ, ăn thế nào cũng không hết ( và liên tưởng đến âm / u:/ dài hơi, còn bàn chân “foot”thì hữu hạn ngay trước mắt (và  ta nghĩ đến âm /u/ ngắn thôi.)

Ngoài ra, ở ví dụ trên nhiều bạn còn nhầm cả giới từ vì do quen sử dụng “by” với các di chuyển có phương tiện; ( by car, by taxi, by bus, by train, by plane,…) nhưng khi đi bộ (tức không sủ dụng phương tiện nào) thì phải là “on foot”.

4/ “Quite”/ “quiet” là hai từ chúng ta rất dễ nhầm lẫn. Hai từ đều có âm /kwai/, nhưng “quite” kết thúc với âm /t/, còn “quiet” kết thúc là /ət/.

“Quite”:(trạng từ mức độ ) có nghĩa “khá, tương đối” và thường đúng trước tính từ.

Ví dụ: The farmhouse is quite an old building.

(Ngôi nhà trang trại là một tòa nhà khá cũ)

  “quiet”: (tính từ) có nghĩa “yên lặng” và thường đứng trước, mở rộng nghĩa cho danh từ.

Ví dụ: We live in a quiet, peaceful little village.

( Chúng tôi sống trong một ngôi làng nhỏ nhắn, thanh bình và yên tĩnh)

* Ngoài ra ta còn gặp rất nhiều các cặp đôi, ba, thậm chí bốn hoặc hơn nữa những từ có cách phát âm, đọc gần giống nhau như:

 “wear (mặc) ,where (ở đâu) ” cùng âm /we/, tuy nhiên “wear” lại kết thúc bằng âm /ə/; “seen (đã thấy), “scene” (cảnh) đồng âm /si:/ nhưng “scene” kết thúc với âm /n/ rõ ràng; “through” (xuyên suốt) đọc là /ϑru:/ rất gần với /ϑrou/ khi đọc “threw” (ném, quăng); “commend” (khen ngợi, tán dương) đọc là /kə’mend/ sát với cách đọc /’k ɔment/ của “comment” (bình luận); “horror”(kinh dị) với âm /’hɔrə/ đọc nhanh cũng na ná /’hiərou/ hero (anh hùng); phát âm /kən’sə:nd/ “concerned” (lo âu, liên quan) cũng dễ nhầm với /kən’sə:tid/ “concerted” (có bàn tính); động từ “intend” (có ý định) phát âm /in’tend/ chỉ khác âm tiết cuối khi đọc /in’tent/ của danh từ “intent” (ý định);…  Các từ trên nghe qua hoặc đọc nhanh đều khá là giống nhau, vì thế chúng ta chỉ cần chú ý cách phát âm thật chuẩn hoặc vị trí trọng âm của từ.

* Còn với những trường hợp đồng âm hoàn toàn như:

- Khi đọc ba từ “write” (ghi chép), “rite”(lễ

0