Quan niệm về đơn vị ngữ pháp cơ sở trong Ngôn ngữ học và Việt ngữ học
1. Đặt vấn đề (ĐHVH) - Ngữ pháp của một ngôn ngữ là một hệ thống. Trong hệ thống đó có những đơn vị với những mối quan hệ chế định lẫn nhau.Theo quan niệm truyền thống, các đơn vị ngữ pháp bao gồm: hình vị, từ, cụm từ, và câu. Chúng có quan hệ cấp độ với nhau: nhỏ nhất là hình vị, và theo ...
1. Đặt vấn đề
(ĐHVH) - Ngữ pháp của một ngôn ngữ là một hệ thống. Trong hệ thống đó có những đơn vị với những mối quan hệ chế định lẫn nhau.Theo quan niệm truyền thống, các đơn vị ngữ pháp bao gồm: hình vị, từ, cụm từ, và câu. Chúng có quan hệ cấp độ với nhau: nhỏ nhất là hình vị, và theo cấp độ tăng dần là từ, cụm từ, câu. Theo đó, hình vị là đơn vị ngữ pháp cơ sở.
Tìm hiểu và xác định đúng bản chất, vai trò của hình vị là một trong những vấn đề quan trọng của ngôn ngữ học. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin được trình bày những quan niệm về đơn vị ngữ pháp cơ sở trong Ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng. Từ đó góp phần khẳng định đặc điểm riêng của tiếng Việt - ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
2. Nội dung
1.1. Quan niệm về đơn vị ngữ pháp cơ sở - hình vị trong ngôn ngữ học
1.1.1. Về vấn đề định nghĩa hình vị
Có nhiều nhà ngôn ngữ đã định nghĩa về hình vị - đơn vị ngữ pháp cơ sở của Ngữ pháp học. Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” (Nguyễn Như Ý chủ biên) có nêu một số cách định nghĩa của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam như: Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Anh Quế, Hữu Quỳnh, Phan Thiều, Trần Ngọc Thêm, Hồ Lê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Võ Bình, Đái Xuân Ninh. Xin được dẫn ra một số cách định nghĩa :
“Hình vị là đơn vị nhỏ nhất mà có mang ý nghĩa, mang giá trị ngữ pháp”
(Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
Nxb ĐHQGHN, H., 1994 , tr.67)
“Hình vị là đơn vị hai mặt, có đầy đủ tính chất tín hiệu. Đã là tín hiệu thì cái quan trọng, về mặt chức năng là phần nội dung biểu đạt, nó quyết định sự tồn tại của bản thân tín hiệu”
(Phan Thiều, Thảo luận chuyên đề Tiếng, hình vị
và từ trong tiếng Việt. “Ngôn ngữ” 2 , H., 1984, tr.54 )
“Hình vị là một đơn vị ngôn ngữ có nghĩa, nhỏ nhất và không độc lập về cú pháp”
(Trần Ngọc Thêm. Bàn về hình vị tiếng Việt dưới góc độ
ngôn ngữ học đại cương. “Ngôn ngữ” 1 , H., 1984, tr.54 )
“Hình vị là những đơn vị được tạo ra từ các âm vị, tự thân có nghĩa nhưng không được dung trực tiếp để giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo thành câu”
(Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
Nxb GD , H., 1985, tr. 5 )
Ju. X. Xtêpanov trong “Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương”, từ phương diện cấu tạo, đưa ra định nghĩa: Hình vị là lớp các hình tố tương đồng mà mỗi hình tố lại gồm nhiều âm vị nhánh và được gặp trong một vị trí nhất định nào đó”.
Tóm lại, dù định nghĩa hình vị ở góc độ và phương diện nào thì các nhà ngôn ngữ cũng dễ thống nhất với nhau ở những đặc điểm của hình vị :
- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là đơn vị gốc để tạo thành từ.
- Hình vị được cấu tạo bởi các âm vị.
- Hình vị là đơn vị không độc lập về cú pháp.
- Ý nghĩa tồn tại ở dạng tiềm năng (không được dung trực tiếp để giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo thành câu).
1.1.2. Về vấn đề phân loại hình vị
Trong thành phần cấu tạo của từ, các hình vị được phân biệt thành hai loại: căn tố và phụ tố.
Căn tố là hình vị có ý nghĩa từ vựng thuần khiết,chưa được định hình từ loại như từ. Nó là điểm xuất phát để hiểu được một từ. Nó có khả năng liên kết với các hình vị khác để cụ thể hóa ý nghĩa của nó.
Phụ tố là hình vị diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp và liên kết các căn tố để biểu thị ý nghĩa phái sinh, ý nghĩa phạm trù hoặc một ý nghĩa quan hệ nào đó cho căn tố.
Theo vị trí chiếm giữ trong từ, các phụ tố được phân biệt thành tiền tố, hậu tố và trung tố.
Tiền tố ở trước vị trí căn tố. Ví dụ ở tiếng Anh có tiền tố -un- (unhappy- bất hạnh ,
unemployment - thất nghiệp …) , -im- (impolite - mất lịch sự , imformal - thân mật . . .) , -dis- (dislike - không thích, disagree - bất đồng ), -in- (indirect - gián tiếp, indefeasible – không thể hủy bỏ)...
Hậu tố ở vị trí sau căn tố ví dụ các hậu tố trong tiếng Anh : -er- ( teacher -giáo viên , painter - họa sĩ … ) ; -less- (homeless - vô gia cư, careless - thiếu cẩn thận, endless - vĩnh cửu …); -ion-(action - (sự)hoạt động , selection - sự lựa chọn, attraction - sự tấn công ). .
Trung tố là các phụ tố nằm giữa các căn tố. Ví dụ trong tiếng Ê đê và Jarai có trung tố - rơ - : bơrơsao (sự cãi nhau- rơ : biểu thị ý nghĩa sự vật / bơsao - cãi nhau, có ý nghĩa hành động); trong tiếng Nga có trung tố -o- ví dụ trong từ : Πаpoвоз - đầu máy xe lửa (Πаp – hơi nước, воз – kéo , -o- là hình vị có tác dụng nối hình vị Πаp với hình vị воз) …
Theo chức năng của các hình vị có thể phân biệt các hình vị thực hiện chức năng cấu tạo từ với các hình vị thực hiện chức năng cấu tạo hình thái từ (biến đổi từ).
Các hình vị cấu tạo từ bao gồm căn tố và các phụ tố liên kết với căn tố để cụ thể hóa ý nghĩa cho các căn tố và tạo nên những từ mới. Các căn tố và phụ tố cấu tạo từ tạo nên phần thân từ. Thân từ là phần chung lớn nhất của các hình thái ngữ pháp của cùng một từ. Ví dụ trong tiếng Anh :
Căn tố |
Phụ tố |
Từ được cấu tạo |
|
Tiền tố |
Hậu tố |
||
mature – tính từ (chín chắn) |
im |
|
immature - tính từ (thiếu chín chắn) |
tidy – tính từ (gọn gàng) |
un |
|
untidy – tính từ (bừa bộn) |
care - động từ (quan tâm ) |
|
Full |
carefull - tính từ (cẩn thận ) |
modern – tính từ (hiện đại) |
|
Ize |
Modernize - động từ (hiện đại hóa) |
happy – tính từ (hạnh phúc) |
|
Ness |
Happyness – danh từ ( niềm hạnh phúc ) |
Hình vị biến đổi từ là hình vị không làm biến đổi ý nghĩa từ vựng của thân từ và được sử dụng chỉ để cấu tạo nên các hình thái mới của cùng một từ chứ không được dùng để cấu tạo nên các từ mới. Các hình vị cấu tạo hình thái có tác dụng để biến đổi hình thái của từ nên còn được gọi là các biến tố. Ví dụ : (tiếng Anh)
Hình thái ban đầu (dạng nguyên thể ) |
Hình thái biến đổi |
to work (làm)
|
worked (- ed- biểu thị ý nghĩa ngữ pháp : thời quá khứ) I worked for Honda company in 1990. |
to do (làm) to watch (xem) |
doing , watching (- ing- biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (thời) : tiếp diễn.) A : - What are you doing now ? (Giờ anh đang làm gì ?) B : - I am watching TV. (Anh đang xem ti vi. ) |
to like (thích) |
likes (-s- biểu thị ý nghĩa ngữ pháp : động từ chia ở thời hiện tại, ngôi thứ 3, số ít) She likes to drink coffee. (Cô ấy thích uống cà phê ) |
book |
books (hình vị -s- biểu thị danh từ số nhiều ) I bought three books yesterday. (Hôm qua, tôi mua ba quyển sách.) |
Điều cần lưu ý là trong vấn đề xác định đơn vị của ngôn ngữ nói chung và đơn vị của ngữ pháp nói riêng người ta còn đề cập đến hiện tượng trùng cấp. Nghĩa là trong ngôn ngữ có những yếu tố vừa là âm vị vừa là hình vị vừa là từ.
|
(* Dấu (=) biểu thị hiện tượng trùng cấp )
Ví dụ trong tiếng Nga : -u- trước hết là một âm vị nhưng trong : pyҝu -u- là một hình vị và -u- có thể là một từ với nghĩa là “và”. Tương tự như vậy, trong tiếng Anh âm -i- được dùng để cấu tạo nên hình vị căn tố -I- . Và hình vị căn tố này được dùng để cấu tạo đại từ chỉ ngôi thứ nhất I /ai/ - tôi.
Như vậy, theo những quan niệm như trên thì hình vị trong ngôn ngữ học, xét về mặt cấu, hình vị có thể có ba khả năng :
- Có hình thức âm thanh là một âm tiết như trong tiếng Anh: new (mới) , eat (ăn), no (không), tiếng Nga: вес (trọng lượng)…
- Gồm nhiều âm tiết: Ví dụ trong tiếng Anh: legal /’li:gәl/ - hợp pháp, tonic /’tǝnik/ - rượu ngâm thuốc bổ …
- Nhỏ hơn âm tiết (nghĩa là hình vị có thể được cấu tạo là một âm vị)như hai ví dụ về -u- (trong tiếng Nga), -i- trong tiếng Anh nêu ở trên. Thêm một số ví dụ như trong tiếng Anh : tables ( những cái bàn , hình vị -s- biểu thị danh từ số nhiều; plays (chơi, hình vị -s- biểu thị nghĩa : động từ chia ở ngôi thứ ba số ít, thời hiện tại ), trong tiếng Nga: cәeлaть (-c- biểu thị ý nghĩa “hoàn thành thể” ) …
1.2. Quan niệm về hình vị trong Việt ngữ học
Từ lí thuyết chung về đơn vị cơ sở của ngôn ngữ trong ngôn ngữ học soi chiếu vào tiếng Việt nảy sinh hai quan niệm không thống nhất về đơn vị ngữ pháp cơ sở của ngữ pháp tiếng Việt.
Quan niệm thứ nhất vận dụng khái niệm hình vị trong ngôn ngữ học đại cương vào tiếng Việt. Theo quan niệm này, hình vị trong tiếng Việt cũng có các dạng thức như hình vị trong các ngôn ngữ châu Âu. Như trên đã trình bày : trong các ngôn ngữ châu Âu biến đổi từ, hình vị có thể có ba khả năng : có hình thức âm thanh là một âm tiết ; gồm nhiều âm tiết ; nhỏ hơn âm tiết. Theo quan niệm này, hình vị tiếng Việt cũng có ba khả năng:
Khả năng thứ nhất : hình vị tiếng Việt có thể có hình thức âm thanh là một âm tiết. Ví dụ như : chạy, bay, quần, nhà ….
Khả năng thứ hai : hình vị tiếng Việt có thể bao gồm nhiều âm tiết. Ví dụ như : bồ hóng, cà phê, xà phòng, đủng đỉnh…
Khả năng thứ ba : hình vị tiếng Việt có thể nhỏ hơn âm tiết. Chứng minh cho điều này, người ta đưa ra một số căn cứ trong tiếng Việt :
Căn cứ thứ nhất : Tác giả L.C. Thompson trong “ The Problem of the Word in the Vietnamese ” (Vấn đề của từ trong tiếng Việt) đã chứng minh : mỗi bộ phận của âm tiết, thanh điệu, âm đầu, phần vần đều có thể là những hình vị thực sự bằng cách đối chiếu một số từ nghi vấn và chỉ định trong tiếng Việt và rút ra những điểm tương đồng về mặt ngữ âm và về mặt ý nghĩa :
thanh “huyền” , “không dấu” chỉ ý “gần” hoặc “giới thiệu” |
thanh “sắc” chỉ ý “xa’ hoặc “đã xác định trước” |
/đ/ - nơi chốn, vị trí tương đối |
đâu |
đây |
đấy |
đó |
/n/ - vật cá biệt |
nao |
nay/này |
nây/nấy |
nọ |
/b/- lượng, mức |
bao |
bây |
bấy |
|
/s, v/ - cách thức |
sao |
vầy |
vậy |
|
vần “ao”, “ âu” vần “ây” , “ay”
chỉ ý “bất định” chỉ ý “xác định”
Căn cứ thứ hai : căn cứ vào các từ láy trong tiếng Việt. Trong một số từ láy, có những khuôn vần được lặp đi lặp lại và gắn với việc biểu hiện cùng một ý nghĩa.Ví dụ :
mập mờ bấp bênh bập bênh khấp khểnh khập khiễng cập kênh
|
thập thò lấp lánh lập lờ vấp váp lập bập thấp thỏm … |
Vần “ấp” gắn với một ý nghĩa : trạng thái động |
Căn cứ thứ ba : Có tác giả còn dẫn ra hiện tượng nói gộp của một số phương ngữ, gộp hai âm tiết thành một, để đặt ra vấn đề về ranh giới rạch ròi của âm tiết tiết Việt là ở đâu ?
ông ấy bà ấy anh ấy trên ấy … |
ổng bả ảnh trển … |
Ba khả năng về hình vị tiếng Việt theo quan điểm này đưa ra, khả năng thứ nhất (hình vị tiếng Việt có thể có hình thức âm thanh là một âm tiết ) dễ dàng được chấp nhận, không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, hai khả năng thứ hai và thứ ba thì cần được xem xét thận trọng hơn.
Với khả năng thứ hai (hình vị tiếng Việt có thể bao gồm nhiều âm tiết), có thể các tác giả theo quan điểm này đã căn cứ vào những tiêu chí xác định hình vị như : là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa ; có giá trị về mặt ngữ pháp. Và như vậy, khi chúng ta soi chiếu vào các từ bồ hóng, xi măng, xà phòng, đ