23/05/2018, 15:33

Thu thập cây dã sinh

Trước khi chế tác cần có nguyên liệu, tức là cần có cây xanh. Người ta có thể tạo ra phôi bằng 2 cách: một là đào đánh cây dã sinh về, hai là gieo trồng cây con nuôi cho lớn để lấy phôi. Cây dã sinh có nhiều chủng loại, nhiều cây đã có hình dáng thoả đáng nên việc thu thập cây dã sinh có ưu ...

Trước khi chế tác cần có nguyên liệu, tức là cần có cây xanh. Người ta có thể tạo ra phôi bằng 2 cách: một là đào đánh cây dã sinh về, hai là gieo trồng cây con nuôi cho lớn để lấy phôi.

Cây dã sinh có nhiều chủng loại, nhiều cây đã có hình dáng thoả đáng nên việc thu thập cây dã sinh có ưu điểm là nhanh thành hình, hình dạng phong phú, giá trị thẩm mĩ cao, và dễ thu lợi nhuận kinh tế. Tuy vậy, nhược điểm rất lớn là lấy cây dã sinh cũng làm tác động xấu vào môi trường, làm giảm tài nguyên và nhiều khi gây ra xói mòn nghiêm trọng.

Mặt khác, nhiều người không nắm được kĩ thuật nên có khi đưa về cây lại bị chết, gây ra hao phí sức người, sức của và làm hỏng môi trường, mất mát tài nguyên. Vì thế, chúng ta không nên lạm dụng khai thác tự nhiên.

Chọn cây

+ Không nên chọn cây quá to. Cây to là để ở sân vườn lớn chứ không phù hợp với chậu cảnh. Mặt khác, cây quá to khi đào không có kĩ thuật sẽ khó sống.

+ Có bộ rễ phát triển, sức đâm chồi mạnh thì mới thích ứng với trồng trong chậu.

+ Chịu cắt tỉa, thuận tiện cho tạo dáng.

+ Những cây cành dày, lá nhỏ thích hợp cho việc trồng trong chậu như cây Cần thăng, Nguyệt quế, v.v…

Đương nhiên, một số cây lá to mà có thân hình đẹp, sức đâm chói mạnh thì vẫn có thể sử dụng như Sanh, Si, Đề, Đa, v.v…

Tuy nhiên, những cây cành lá nhỏ dễ phối hợp với trong chạn vì thân cây thường thấp bé không làm mất đi tỷ lệ giữa thân và cành lá.

+ Hoa quả nên nhỏ, có màu sắc càng tốt. Những cây quả to sau khi tạo hình cây tuy thấp bé nhưng kích thước quả không thay đổi, làm mất cân đối.

+ Thân cành dẻo, dễ tạo hình.

+ Cây có tính thích ứng lớn hoặc cây chịu bóng hoặc củy ưa sáng sẽ thuận tiện cho việc bài trí sau này.

Khó có thể có loài cây nào đầy đủ các tiêu chuẩn kể trên. Thỏng tlurờng với những người chơi cây cảnh thì chỉ cần thoả mãn 2-3 tiêu chuẩn trong số các tiêu chuẩn trên là được.

Đương nhiên, nơi rừng rậm đại ngàn khó tìm được cây phôi thích hợp cho chậu cảnh cây xanh, mà thường ở những nơi có hoàn cảnh ác liệt, nơi nương rẫy cũ, nơi hoạt động của con người nhiều (đốn củi) hoặc nơi chăn thả gia súc thường xuyên sẽ có thể có một số gốc đẹp dùng làm phôi cho chậu cảnh cây xanh.

+ Chuẩn bị trước khi đào

Trước khi đào cần phải đi thăm thú (từ chuyên môn gọi là đi sơ thám) xem ở vùng nào có nhiều cây, gồm những loại cây gì, phân bố của nó (ở chân đồi, sườn đồi hay đỉnh đồi), số lượng mỗi loại bao nhiêu để lập kế hoạch đào, rồi chuẩn bị dụng cụ, xe cộ, bao gói v.v… (đương nhiên trước khi đào cần được các cán bộ quản lý nơi đó đồng ý).

Tạo thế trên gốc cây khôTạo thế trên gốc cây khô

+ Thời gian đào

Căn cứ vào khí hậu và hoàn cảnh địa lý mỗi nơi khác nhau, đổng thời căn cứ vào loài cây khác nhau mà thời vụ đào khác nhau.

Nói chung, nên đào vào lúc cây ngừng sinh trưởng hoặc cây sinh trưởng chậm thì sẽ đạt tỷ lệ sống cao. Thời gian đào vào cuối đông, đầu xuân ở các tỉnh phía Bắc là thích hợp.

Còn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thì nên đào vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa là thích hợp.

Hiện nay, người đi vào rừng tự do đào bới không đúng đã gây tổn thất lớn, lại lãng phí nhân lực.

+ Phương pháp đào

Sau khi đã chọn được cây phôi, cần dọn dẹp xung quanh gốc cây, phát quang cây bụi, cỏ dại, dây leo, nhặt bỏ đá vụn. Sau đó, căn cứ vào cây phôi và ý đồ tạo hình sau này mà cắt lược bỏ bớt cành nhánh, giữ lại thân chính và một bộ phận cành lá.

Với các loài cây có sức nảy chồi kém (như các loại Tùng, Bách) thì không được cắt hết cành lá. Khi đào, cố gắng lấy cả bầu đất, giữ rễ con rễ cám, chỉ cắt bỏ một phần rễ cọc quá sâu và một phần rễ ngang.

Với những loài cây khó sống, người ta thường đào 2 lần: lần thứ nhất đào nửa vòng quanh gốc, đợi cho cây ra rễ non mới đào tiếp nửa khoanh còn lại.

Đào xong, thường dùng các loài rong rêu hoặc rễ bèo tây đắp quanh gốc, lấy giấy hoặc bao dứa bọc quanh gốc, phun nước giữ ẩm, rồi nâng nhẹ đưa lên xe vận chuyển về nhà.

Giâm tạm và chăm sóc cây phôi

Đào xong tốt nhất là vận chuyển và giâm tạm ngay trong ngày, nếu không giâm tạm kịp thời thì cần tưới nước giữ ẩm cho tốt.

Những cây nhỏ, dễ sống thì có thể trồng ngay vào chậu. Ngược lại, những cây lớn như Lộc vừng, Xương cá, v.v… cần thiết thì phải giâm tạm ngoài vườn rồi đưa vào chậu sau.

Để đảm bảo tỷ lệ sống cao, dù cây đã đưa vào chậu hay giâm tạm ngoài vườn đều phải làm giàn che nắng, hằng ngày tưới nước giữ ẩm 1-2 lần. Sau khi cây sống cần tưới phân loãng để cây phát triển.

0