23/05/2018, 15:33

Một số cách chế biến thức ăn cho tôm, cá

Phương pháp đơn giản nhất là trộn các nguyên liệu (dạng bột) với một ít nước (sao cho có thể nắm lại thành nắm): cám gạo, bột ngô, thóc nghiền, đỗ tương rang rồi nghiền, khô dầu (lạc, đỗ tương) nghiền nhỏ, trộn đều, nắm thành các nắm, cho xuống sàn ăn cho ăn hàng ngày. Lượng ăn từ 2-4% tổng ...

Phương pháp đơn giản nhất là trộn các nguyên liệu (dạng bột) với một ít nước (sao cho có thể nắm lại thành nắm): cám gạo, bột ngô, thóc nghiền, đỗ tương rang rồi nghiền, khô dầu (lạc, đỗ tương) nghiền nhỏ, trộn đều, nắm thành các nắm, cho xuống sàn ăn cho ăn hàng ngày.

Lượng ăn từ 2-4% tổng khối lượng cá nuôi/ngày.

Cũng có thể dùng các loại nguyên liệu như vậy rồi thêm một chút bột sắn (2 – 4%) cho tăng độ dính kết, sau đun chín, xắn thành miếng như bánh đúc, cho xuống sàn ăn cho ăn hàng ngày (cách này thích hợp với cá ăn đáy: Chép, trôi). Cao hơn một chút, có thể cũng trộn như vậy rồi cấy men (rượu, men bánh mỹ, men bia hoặc mua của các cơ sở chế biến thức ăn cho lợn), ủ qua đêm (mùa hè) hay 1 ngày (mùa đông) rồi cũng nắm lại cho ăn hàng ngày. Tốt hơn cả là ủ, lên men các nguyên liệu rồi dùng máy đùn ép, tạo thành các viên, sau đó phơi/sấy khô, dùng dần. Hiện nay, người ta đã sản xuất được các loại thức ăn dạng viên chìm hay nổi, thậm chí bán nổi để nuôi từng loài cho thích hợp và tiết kiệm thức ăn. Người ta cũng phát hiện ra rằng: nếu thức ăn khô được vãi (rắc), sẽ có đến 25% không sử dụng được, chúng sẽ biến thành phân bón, quá lãng phí. Động thái này chỉ để “biểu diễn” khi cần quay phim, chụp ảnh.

Chúng ta biết: Để đầu tư nuôi cá, thức ăn chiếm đến từ 60% đến 80%. Cho nên, chế biến thế nào để cá ăn được hết là tiết kiệm nhất. Mặt khác; khi thức ăn còn thừa, chúng sẽ phân huỷ, làm bẩn nước ao: gây bệnh cho tôm, cá nuôi.

Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của các loài cá và thành phần dinh dưỡng có trong các loại nguyên liệu làm thức ăn, các nhà khoa học đã xây dựng nhiều công thức thức ăn cho cá, với nguyên tắc cơ bản là: Các loài cá ăn động vật là chính (trê, rô, cá vùng nước lợ), trong thức ăn phải giầu thành phần là chất đạm (trên 30%), trong giai đoạn vỗ béo (mùa thu, đông, trước khi xuất bán 1 – 2 tháng) có thể nâng cao tỷ lệ chất bột đường. Người nuôi cá có thể áp dụng những kiến thức này để tự chế biến thức ăn nuôi cá giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khâu then chốt đảm bảo cho canh tác thành công.

Thức ăn tươi sống

Đối với các loại cá như cá trê, trắm cỏ, cá chim trắng, cá rô phi…,chúng có thể sử dụng các loại thức ăn tươi sống như các loại rau xanh, cá tạp giun ốc…, các loại thức ăn này chỉ cần rửa sạch trước khi chế biến, băm, đập, nghiền nhỏ rồi cho cá ăn ngay khi còn tươi.

Thức ăn nấu chín

Các loại thức ăn dạng bột có thể nấu chín dạng cháo loãng cho cá con hoặc dạng đặc (như bánh đúc), bằng cách nấu với bột sắn thích hợp cho các loại cá ăn đáy.

Thức ăn ủ men

Các loại thức ăn (dạng bột) trộn đủ ẩm (khi nắm chặt trong tay không có nước chảy ra kẽ tay, chỉ dính kết lại với nhau) trộn với men ủ 0,5 – 1 ngày tuỳ theo nhiệt độ, các loại thức ăn ủ men có mùi thơm, giá trị dinh dưỡng cao (giầu vitamine), dễ tiêu hoá và cá thích ăn, nhưng không bảo quản được lâu, chỉ dùng cho cá ăn trong 2 – 3 ngày.

Cách chế biến thức ăn thành dạng bột từ dạng hạt (nghiền): Các loại nguyên liệu đưa vào chế biến cần phải đạt tiêu chuẩn: Độ ẩm không quá 15%, sạch (không lẫn tạp chất, không bị mốc, mọt). Lựa chọn mắt sàng của máy nghiền có kích thước phù hợp với yêu cầu để nghiền nguyên liệu (1 – 1,5mm): Nếu để cho cá ăn sống ngay, mắt sàng nên nhỏ, nếu để nấu chín, mắt sàng lớn hơn; để làm nguyên liệu chế biến thức ăn viên, mắt sàng cũng nên nhỏ (khoảng 1 – 2 mm). Vđi các loại thức ăn đơn (bột ngô, bột sắn) chỉ cần bảo quản nơi khô ráo để dùng dần, với thức ăn hỗn hợp (đã phối trộn), phải đóng bao, để nơi khô thoáng. Khi dùng các loại thức ăn này, có thể cho cá ăn theo dạng thô sơ: trộn một chút nước thành dạng sệt, nắm lại cho vào sàn ăn. Tốt hơn cả, xem bột của nguyên liệu như các thành phần để phối trộn, tiếp tục chế biến thành dạng viên nén.

Lập công thức thức ăn

Các công thức thức ăn viên nén được lập như công thức cố định, với giá thành hạ nhất và đầy đủ dinh dưỡng nhất có thể. Công thức cố định là các thức ăn sản xuất với công thức thành lập từ các nguyên liệu đặc chủng không có biến đổi đáng kể về nguyên liệu, không chú ý tới giá thành. Mẫu của một loại thức ăn dinh dưỡng hoàn chỉnh (32%) protein cho cá tra, chép, rô phi nuôi trong lồng, bè.Mẫu của một loại thức ăn dinh dưỡng hoàn chỉnh (32%) protein cho cá tra, chép, rô phi nuôi trong lồng, bè.

Nguồn: H.R. Schmittou; M.C.Cremer và Zhang Jian, 1998 Giới hạn của công thức giá thành thấp nhất đối với thức ăn 32% protein dùng để nuôi cá tra, chép và rô phi vằn trong lồng, bèGiới hạn của công thức giá thành thấp nhất đối với thức ăn 32% protein dùng để nuôi cá tra, chép và rô phi vằn trong lồng, bè

Ghi chú: Vita mix và khoáng mix, nên có các chất và liễu lượng như đã trình bày ở trên.

Chế biến thức ăn dạng viên

Nguyên tắc của công nghệ tạo viên

Các nguyên liệu khô được phối trộn theo công thức định sẵn (công việc này cần phải có ý kiến của các nhà chuyên môn, đủ kiến thức về dinh dưỡng), sau đó trộn nước đủ ẩm (40 – 50%), đưa vào máy ép viên, rồi được sấy hoặc phơi khô để dùng dần; hiện tại có nhiều loại máy nhỏ có thể dùng phù hợp với quy mô hộ gia đình. Để có thể tạo thành viên, không bị tan toả ngay khi xuống nước, người ta sử dụng một số chất dính kết: Khi sử dụng cá tạp tươi sống là nguồn protein, trộn ngay với các nguyên liệu khác, chúng sẽ dính kết chặt chẽ thành dạng viên nén. Trong trường hợp không có cá tươi sống, các loại chất dính kết được dùng là: Chitosan (chất chiết từ vỏ tôm cua), gelatin (từ da động vật), tinh bột (trong đó, bột mỳ và bột sắn được sử dụng nhiều), lá cây không độc (như bông gòn – gạo – mộc miên, vông, sắn…) pectin trong tế bào thực vật sẽ làm chất dính kết. Dùng chi- tosan, thức ăn có thể giữ được cả ngày không bị tan toả, nhưng tôm cá không có khả năng tiêu hoá chất này. Vả lại; khi chiết xuất chitosan từ vỏ tôm cua, người ta dùng acid acetic; bởi vậy, nếu trộn vào thức ăn sẽ có mùi không hấp dẫn. Chất kết dính thông thường, dễ làm, giá rẻ nhất là bột sắn. Tỷ lệ phối trộn từ 1 – 2 % là đủ.

Giới thiệu công nghệ đùn ép hiện đại (extrude)

Ngày nay, tuỳ theo tập tính ăn của cá, người ta có thể sản xuất thức ăn chìm hay nổi hoặc nửa chìm (lơ lửng) bằng công nghệ đùn ép dưới áp suất cao, nhiệt độ cao (120 – 160ºC): Trong những ống thép, nguyên liệu bị ép qua đó sẽ nóng lên, dính kết lại do tinh bột bị hồ hoá, biến thành amidon hay dextrin. Đối với protein cũng như vậy, từ dạng polypeptid, phân tử protein được “bẻ gãy” thành những phân tử ngắn hơn, tạo điều kiện tốt cho tiêu hoá. Tuy nhiên, nó cũng mặt trái: các vitamin, enzim, chất thơm… bị phá huỷ cấu trúc phân tử do bị bẻ ngắn lại. Riêng đối với chất xơ và lipid không bị ảnh hưởng nhiều sau quá trình này.

Một số điều cần chú ý khi chế biến thức ăn

Một số loại nguyên liệu như đậu tương, khô dầu có những thành phần khó tiêu hoá và có thể cổ độc tố (khô lạc, khô đỗ hay bị mấm mốc nên phải xem xét kỹ trước khi dùng) nhưng sau khi xử lý nhiệt có thể hạn chế, nên khi phôi trộn đậu tương, cần làm chín trước khi dùng (đậu tương rang, luộc, hấp chín trước khi chế biến).

Có thể trộn thức ăn với vitamine hoặc thuốc phòng trị bệnh cho cá, các loại thuốc này cũng là các loại thuốc dùng trong chăn nuôi. Đối với thức ăn dạng chín, chỉ trộn vitamine sau khi đã nấu chín thức ăn, không trộn khi thức ăn còn nóng (trên 40°C) để các vitamine không bị phân huỷ. Một số thực vật có tác dụng làm thuốc phòng bệnh cho tôm cá rất tốt (như tỏi, lá chó đẻ, lá cứt lợn…Có thể dùng phối hợp với thức ăn như thuốc). Nếu mỗi tuần, cho tôm, cá ăn 1 bữa tỏi (trộn vào thức ăn, cho ăn sông), thì chúng có thể phòng nhiều bệnh.

0