23/05/2018, 15:33

Giới thiệu một số nguyên liệu chính làm thức ăn cho tôm cá

Thức ăn xanh Thức ăn xanh là loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi ở trạng thái tươi, bao gồm các loại cỏ xanh, thân, lá, ngọn non của các loại cây bụi, cây gỗ. Thức ăn xanh là loại thức ăn rẻ tiền, năng xuất cao: 1ha rau muống cho 50 – 50 tấn, 1ha bèo dâu cho đến 300 – 350tấn. Thức ăn xanh ...

Thức ăn xanh

Thức ăn xanh là loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi ở trạng thái tươi, bao gồm các loại cỏ xanh, thân, lá, ngọn non của các loại cây bụi, cây gỗ. Thức ăn xanh là loại thức ăn rẻ tiền, năng xuất cao: 1ha rau muống cho 50 – 50 tấn, 1ha bèo dâu cho đến 300 – 350tấn. Thức ăn xanh chứa nhiều nước (60 – 80%), có hàm lượng protein (trong vật chất khô) cao, tỷ lệ xơ ở giai đoạn non là 2 – 3%, trưởng thành tới 6 – 8%. Thức ăn xanh chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết, nên có tỷ lệ tiêu hoá cao (75 – 80% đối với gia súc nhai lại và 60 – 70% với lợn), bởi vậy, chúng được ưa thích. Thức ăn xanh giàu vitamine như p-caroten (tiền vitamine A), thức ăn xanh còn chứa nhiều chất xantofil – là sắc tố vàng thực vật của hoa quả, chất tạo màu lòng đỏ trứng, da gà. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giông , điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, kỹ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng. Loại thức ăn này ở nước ta rất phong phú vào vụ xuân hè, rất ít vào mùa khô và đông.

Các loại thức ăn xanh hay được dùng là cỏ, rau, bèo, lá cây (cho cá trắm cỏ), cỏ gồm nhiều loại, thành phần dinh dưỡng khác nhau theo chủng loại, thời vụ thu hoạch: mùa khô, tỷ lệ chất dinh dưỡng cao hơn mùa mưa. Cỏ hoà thảo có nhiều ở nước ta, hầu hết chỉ sinh trưởng vào mùa hè; ra hoa, kết quả vào thu và ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Đến mùa xuân, chúng lại phát triển nhanh, cỏ hoà thảo có ưu điểm là phát triển nhanh và cho năng suất xanh cao. Nhược điểm cơ bản của cỏ này là nhanh xơ hoá, giá trị dinh dưỡng bởi vậy theo đó giảm nhanh. Lượng protein trung bình trong cỏ hoà thảo ở nước ta là 9,8% (75 – 145/kg vật chất khô), hàm lượng xơ khá cao (269 – 372g/kg chất khô) (Tôn Thất Sơn, 2005). Khoáng và vi lượng trong cỏ hoà thảo thấp, đặc biệt nghèo Ca và photpho. Thành phần của thức ăn xanh, chủ yếu là cellulose và vitamin; trong lá sắn, lá cây keo dậu có nhiều protein (21 – 26%, giàu caroten – 200mg/kg vật liệu khô). Bèo tấm (lemaminor) và bèo cám (bèo trứng cá – diffluza) (trong tiếng Anh, gọi chung là duck weet- là thức ăn xanh có tới 13% – 15% protein thô trong vật chất khô, 2 loại bèo này lại ít chất xơ (cellulose), nên là thức ăn rất tốt. Khi ương cá trắm cỏ từ giai đoạn cá hương (3cm) lên cá giống (5 – 7cm) không thể không có thức ăn xanh; trong đó, 2 loại bèo kể trên là đầu bảng; rau muống có 170 – 250g protein thô trong 1kg khô (Lê Hồng , Bùi Đức Lũng, 2003, SĐD). Khi nuôi cá rô phi, trôi Ấn, chim trắng…, người ta thường bổ sung thêm rau, bèo theo nhu cầu của cá, làm giảm giá thành đáng kể, cá lại lớn nhanh hơn nếu chỉ cho ăn bằng thức ăn tinh. Lá các loại cây không độc, cũng được dùng để nuôi cá trắm cỏ; cá bống rất thích ăn các loại lá cây ráp như bầu, bí, kinh giới.

Thức ăn thô khô cần lưu ý là rơm rạ. Với hơn 7 triệu ha canh tác, sản lượng thóc ở nước ta trên 32 triệu tấn, và cũng có ngần ấy rơm ra khô mỗi năm; trong tương lai, sản lượng này còn được gia tăng theo sản lượng lúa. Trước đây, rơm rạ là nguồn nhiên liệu chính ở nông thôn. Ngày nay, do đời sống đi lên, người ta không dùng đến rơm rạ để đun nữa, chúng bị đốt ngay tại ruộng. Đây là nguồn tài nguyên quý giá bị “để nhầm chỗ” mà lẽ ra, có thể để làm giấy, phân bón, trồng nấm và chế biến thức ăn cho trâu bò, cá trám cỏ…Khi đốt đi như vậy, không những tài nguyên bị thiêu huỷ, mà còn làm nhiễm bẩn môi trường, gây “hiệu ứng nhà kính”. Rơm rạ là nguồn thức ăn quan trọng cho trâu bò, có chứa nhiều chất xơ (333g/kg chất khô), bị lignin hoá cao, nên khó tiêu hoá: Tỷ lệ tiêu hoá chất khô chỉ đạt 30 – 33%, hàm lượng protein thô thấp (52g/kg), giá trị năng lượng thấp (1.664kcal/kg chất khô) (Tôn Thất Sơn, 2005). Để nâng cao giá trị của rơm rạ khi cho trâu bò ăn, người ta dùng phương pháp kiềm hoá rơm rạ bằng urea hay NH3, NaOH. Từ rơm rạ, xử lý kiềm hoá, ủ men vi sinh rồi phối chế làm thức ăn cho vật nuôi là hướng đi có nhiều triển vọng, vì chắc rằng giá thành sẽ có tính cạnh tranh cao.

Thức ăn giàu tinh bột đường (hydratcacbon)

Thuộc loại này gồm các loại hạt cốc (gạo, ngô, mỳ…) bột sắn và khoai lang. Phổ biến nhất là ngô.

Ngô chứa nguồn năng lượng cao (3.200 – 3.400 Cal ME/kg ngô khô (Tôn Thất Sơn, 2005). Ngô loại tốt có 70 – 75% tinh bột, 5,4 – 5,7% chất béo; loại trung bình, có 60 – 69% tinh bột, 4,5 – 5,0% chất béo, hàm lượng xơ trong ngô thấp (Tôn Thất Sơn, 2005), protein trong ngô tới 8,6 – 9,0% (Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng 2003). Ngô có nhược điểm: Lượng protein thấp, acid amine không thay thế thấp: lysin=0,35%, ít tryptophan và methyonin=0,15%. Ngô nghèo các chất khoáng (Ca = 0,15%; Mn = 7,3nig/kg; Cu = 5,4mg/kg. Tôn Thất Sơn, 2005). Ngô thường hay bị mốc do độ ẩm thay đổi từ 13-21%; khi ẩm, ngô rất dễ bị mốc (Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2003). Thành phần hoá học của các giống ngô khác nhauThành phần hoá học của các giống ngô khác nhau

Ghi chú: DXK N= Dẫn xuất không nitơ. Nguồn: (Tổn Thất Sơn, 2005) Hàm lượng các chất khoáng trong ngô hạtHàm lượng các chất khoáng trong ngô hạt

Nguồn: (Tôn Thất Sơn, 2005} Hàm lượng vitamine trong ngô hạtHàm lượng vitamine trong ngô hạt

Nguồn: (Tôn Thất Sơn, 2005}.

Lúa gạo. Là nguồn lương thức chủ yếu cho người ỏ các vùng nhiệt đới. Nhưng lúa gạo cũng được sử dụng một phần để làm thức ăn cho vật nuôi. Hàm lượng pro­tein, lipid, năng lượng trao đổi của gạo thấp hơn ngô, nhưng hàm lượng xơ cao hơn. Tỷ lệ protein thô trung bình trong thóc là 7,8 – 8,7, xơ từ 9 – 11%. Thóc sau khi xay, tách trấu, thu được gạo xay. Tỷ lệ thông thường của gạo xay và trấu là 80:20. Khi xay thóc, người ta thu được: Thóc (trước khi xay) =100%; trấu = 20 – 21%; cám 68%;gạo tấm = 3%; gạo trắng=66 – 68%. Tôn Thất Sơn, 2005).

Cám gạo: Là phụ phẩm chính của công nghiệp xay xát, là nguồn thức ăn tốt cho vật nuôi. Trong cám gạo có nhiều vit, đặc biệt là nhóm B, nhất là B1. Trong 1kg cám gạo có 22,2mg vitamine B1, 13,1 mgB6 và 0,43mg biotin, 5,1% acid (Tôn Thất Sơn, 2005). Acid này kết hợp với kẽm (Zn), tạo thành sulphat kẽm (Zn SO4) vật nuôi không hấp thu được, làm cho chúng thiếu kẽm.

Cám gạo là nguyên liệu chế biến thức ăn truyền thông khắp thế gới. Cám loại 2 (cám bổi) hình thành từ lớp vỏ ngoài và phôi nhũ của hạt gạo, có lẫn chút trấủ, giá trị dinh dưỡng thấp hơn (cellulose= 18 – 19%, protein thô = 8,5 – 9%) cám loại 1, vì có nhiều chất xơ mang silic, rất khó tiêu. Cám loại 1, cấu thành từ lớp vỏ ngoài, ít tấm vụn của gạo khi gạo được đánh bóng hoặc xát lần thứ 2, chất lượng dinh dưỡng cao hơn cám loại 2: Protein = 13%, năng lượng 2.700Kcl DE/kg, xơ chỉ khoảng 7,8%, hàm lượng lysine và methyonin của cám loại 1 cao hơn ngô. Ưu điểm nổi bật của cám là hàm lượng vitamine A, D, E và nhóm B – B1, B2 cao hơn ngô nhiều. Trong dầu cám có chứa chất chống oxy hoá tự nhiên là tocopherol. Cám chứa hàm lượng p cao và nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng (Fe, Cu, Co, Zn, Se. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2003). Ngoài ra còn có một số chất quan trọng khác chưa khám phá ra (FAO, 1995, trích từ Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng 2003). Cám có nhược điểm dễ hút ẩm, khi đó bị ôi (do trong cám có nhiều dầu), trở nên đắng. Bởi vậy không nên bảo quản cám lâu trong kho nếu điều kiện bảo quản không cho phép, các biện pháp chống mốc, chống ôxy hoá không đầy đủ. Cám sau khi đã ép dầu, có mùi thơm, để được lâu hơn, hàm lượng protein cao hơn cám thường (13 – 14% Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2003.).

Cám mỳ: Cám mỳ là phụ phẩm của ngành sản xuất bột mì hiện được dùng nhiều cho ngành chăn nuôi, cám mì có hàm lượng protein thô là 14,5%, hàm lượng lipid thô thấp (3,4%), hàm lượng xơ thô là 8,2% và năng lượng trao đổi đạt 2.850cal/kg (Tôn Thất Sơn, 2005)

Sắn củ (khoai mỳ). Sản lượng sắn của nước ta vào năm 1997 đạt 2,4 triệu tấn (Tôn Thất Sơn, 2005), năng xuất sắn cao (90 – 96 triện/ha/năm). sắn tươi có đến 65% nước, 350 chất khô/kg. Trung bình 1kg sắn chất khô có 22 – 28g protein, 3 – 4g chất béo và 650g tinh bột (Tôn Thất Sơn, 2005). Sắn chứa năng lượng cao (3.000 – 3.100 Kcal DE/kg thức ăn khô; nhược điểm của nó là protein và acid amine thấp: protein=2,8 – 3%; lysine=0,12% và methyonin = 0,04%(Tôn Thất Sơn, 2005). Đặc biệt, trong lõi và vỏ (đỏ) của củ sắn có độc tố acid xianhydric (HCN xyanya = 0,01 – 0,02%) HCN là độc tố, ở nồng độ thấp làm cho vật nuôi chậm lớn, kém sinh sản. Nếu hàm lượng cao, sẽ làm vật nuôi chết đột ngột. Theo Tôn Thất Sơn: Hàm lượng HCN trong củ sắn biến động từ 10 – 490mg/kg, có lúc lên đến 785mg, hàm lượng HCN trong “sắn đắng”(> 280mg/kgVCK) cao hơn trong “sắn ngọt” (280mg/kg VCK). Theo CIAT, 1978 (Trích từ Tôn Thất Sơn, 2005): Hàm lượng HCN trong vỏ và thịt sắn là 15:1 đến 21:1. Hàm lượng HCN trong lá sắn rất cao (800 – 3.200mg/kg VCK (Ravindraw, Trích từ Tôn Thất Sơn, 2005). Tuy nhiên, nếu bỏ vỏ, thái lát, phơi khô, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và nhiệt độ (nấu chín, sấy) độc tố bị phân huỷ, sử dụng an toàn (Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2003). Các tác giả này cho hay: sắn thái lát, phơi khô giữ trong túi nilon, trong chum vại có thể để tới trên 1 năm. Có cách bảo quản đơn giản: Đào hố chôn túi nilon đựng sắn tươi đã bóc vỏ xưởng rồi đắp gờ,phủ đất cao, che không cho nước chảy vào, làm như vậy có thể để 6 tháng. Vì giá của sắn rẻ hơn ngô nhiều, có thể thay thế được ngô trong chế biến thức ăn. Tuy nhiên, lúc đó, phải xử lý sắn: Cho lên men bột sắn (bằng men rưọu, men bia, men bánh mỳ, men Aspergillus niger, men Saccharoniyces cervicea. Bổ sung các loại acid amine tổng hợp, hoàn toàn thay ngô bằng sắn trong công nghệ chế biến thức ăn – một giải pháp hạ giá thành hữu hiệu. Tuy nhiên, để chế biến thức ăn cho động vật thuỷ sản, cần lưu ý: Khi xuống nước, một số acid amine có thể bị hoà tan mất, do đó bổ sung protein bằng cá tạp, bột cá, bột thịt, bột máu, giun…ưu việt hơn dùng acid amin tổng hợp. Khi sử dụng acid amine tổng hợp để chế biến thức ăn cho tôm cá, phải có giải pháp ngăn cản sự hoà tan này.

Khô dầu đậu tương: Là sản phẩm phụ của chiết ly dầu ăn- dầu đậu nành. Trong bánh dầu chứa hàm lượng pro­tein cao (42 – 46%), có đầy đủ các acid amine không thay thế, chỉ thiếu methyonin. Bánh dầu dễ bị hút ẩm, dễ bị mốc (Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng 2003).

Khô dầu lạc: Là sản phẩm còn lại sau khi đã ép lạc lấy dầu ăn. Protein ở lạc ép cả vỏ là 30 – 35%, xơ 21 – 20%, còn lạc nhân ép hay chiết ly, hàm lượng protein cao (45 – 47%), xơ thấp (4 – 5%). Bánh dầu này cũng thiếu hụt methyonin và rất dễ nhiễm mốc. (Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2003).

0