Quy trình công nghệ sản xuất giống cá lăng vàng
Cá lăng vàng là một trong những loài cá da trơn có giá trị kinh tế cao, thịt trắng và thơm ngon. Hiện nay, giá cá thịt tươi sống, dao động từ 50.000 – 80.000 đồng/kg tùy thuộc vào thời điểm trong năm. Thị trường tiêu thụ cá lăng nói chung, cá lăng vàng nói riêng chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn ở ...
Cá lăng vàng là một trong những loài cá da trơn có giá trị kinh tế cao, thịt trắng và thơm ngon. Hiện nay, giá cá thịt tươi sống, dao động từ 50.000 – 80.000 đồng/kg tùy thuộc vào thời điểm trong năm. Thị trường tiêu thụ cá lăng nói chung, cá lăng vàng nói riêng chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn ở khu vực đô thị. Ngoài ra, thịt cá lăng còn chế biến thành chả cá rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản lượng cá tự nhiên ngày một suy giảm nghiêm trọng do tình trạng khai thác cũng như chưa có biện pháp thích hợp để bảo vệ nguồn lợi loài cá này ngoài tự nhiên. Hiện nay, cá giống cá lăng vàng ngoài tự nhiên ngày càng hiếm, không thể đáp ứng được nhu cầu cho người nuôi cá thương phẩm.
Trước hiện trạng đó, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp, HCM đã tiến hành nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá lăng vàng thành công vào tháng 9 năm 2002 và đã hoàn thiện dần qui trình. Từ 2003 đến nay đã sản xuất giống hàng loạt cung cấp cho các nhà nuôi cá thịt ở khu vực miền Đông Nam Bộ và đổng bằng sông Cửu Long. Bước đầu cho thấy việc nuôi thương phẩm cá lăng vàng có hiệu quả khá rõ rệt và hứa hẹn bước phát triển mới trong nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Được sự động viên và giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư quốc gia với tiêu chí phát triển giống thủy sản theo hướng bền vững và qui mô sâu, rộng, chúng tôi tổng hợp các kết quả đã đạt được trong nghiên cứu và sản xuất để đưa ra “Qui trình công nghệ sản xuất giống cá lăng vàng” với các mục tiêu sau:
– Phát triển sâu và rộng công nghệ này đến tận tay người dân để có thể chủ động con giống cho nghề nuôi cá lăng vàng thương phẩm;
– Đa dạng hóa đối tượng nuôi cá bản địa giá trị kinh tế cao;
– Góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá lăng vàng
Hình thái và phân loại
Cá lăng vàng thuộc:
Lớp: Osteichthyes Bộ: Siluriformes Họ: Bagridae Giống: Mystus
Loài: Mystus nemurus Valenciennes, 1839
Cá lăng vàng bố mẹ
Cá lăng vàng (M. nemurus) có thân thon dài và dẹp bên về hướng đuôi. Đầu dạng hình chóp, xương đầu dẹp ngang và tương đối bằng. Miệng rộng và dạng miệng dưới. Răng thuộc loại răng lá mía, tạo thành một dãy hơi cong. Hai mắt lớn trung bình.
Cá lăng vàng có 4 đôi râu: 2 râu hàm trên, 2 râu hàm dưới, 2 râu mũi và 2 râu cằm. Râu hàm trên kéo dài đến vây hậu môn. Tia cứng của vây ngực và vây lưng có răng cưa rất sắc. Đầu mút của vây ngực rất sắc và nhọn. Cá có vây 1 phía trên lưng và nằm gần vây đuôi. Vây đuôi phân thùy rất sâu, thùy trên có 1 tia mềm kéo dài (Lê Hoàng Yến, 1998). Lưng cá có màu xám đen hoặc xám hơi vàng, hai bên thân màu vàng nhạt hoặc màu hơi sẩm, bụng có màu trắng (Smith, 1945; Lê Hoàng Yến, 1998; Ngô Văn Ngọc, 2002).
Phân bố
Cá lăng vàng phân bố từ Đông Ấn Độ đến các nước thuộc vùng Đông Nam Á. Chúng phân bố chủ yếu ở Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam.
Ở Việt Nam, cá lăng vàng có mặt trong các thủy vực nước ngọt và lợ nhẹ (vùng gần cửa sông – độ mặn dưới 7%o) thuộc lưu vực các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Cửu Long. Ngoài tự nhiên, chúng hiện diện ở các con sông, hồ chứa như: hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu. Chúng thích sống và trú ẩn ở những nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh, hang hốc như: dưới các tảng đá, chân cầu, bến phà, …
Tập tính sống
Cá sống thành đàn và hoạt động ở tầng đáy, nơi có nước chảy nhẹ. Cá thường thích trú ẩn trong các bụi cây, hốc đá và thường bắt mồi về đêm. Cá lăng vàng sống ở vùng nước ngọt và lợ nhẹ (độ mặn <7‰). Chúng sống và phát triển tốt ở vùng nước có độ pH dao động từ 6,5 – 8; hàm lượng DO từ 3mg/l trở lên.
Cá lăng vàng thích sống nơi nước trong sạch, dòng chảy nhẹ hoặc nước tĩnh. Dù cá lăng vàng không có cơ quan hô hấp phụ nhưng có thể nuôi chúng trong ao đất với mật độ tương đối dày (8 – 10 con/m3). Cá lăng vàng nuôi trong ao đất phát triển tốt hơn nuôi trong bè, nơi có dòng chảy mạnh.
Tính ăn và thức ăn
Miệng cá làng vàng khá rộng và thuộc dạng miệng dưới nên đây là loài có tập tính sống và ăn ở tầng đáy. Dạ dày rất phát triển và thành dạ dày rất dày giúp cá nghiền thức ăn động vật tốt. Ruột cá khá ngắn, tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài chuẩn (Li/Lo) dao động từ 0,65 – 1,44. Tỷ lệ Li/Lo của cá lăng vàng phụ thuộc vào cỡ cá và tập tính ăn động vật của chúng càng rõ khi cá càng lớn.
Khi khảo sát cá thu được ngoài tự nhiên thấy rằng thành phần thức ăn chứa trong trong hệ tiêu hóa chủ yếu là cá (75%), phần còn lại là ấu trùng côn trùng, các loài giáp xác. Ngoài ra, chúng có thể ăn các loại thực vật thủy sinh và các chất thối rữa. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi, cá hoàn toàn chấp nhận và phát triển tốt với thức ăn dạng viên nổi như thức ăn Greenfeed, Cargill…
Trong điều kiện nhân tạo, loại và kích cỡ thức ăn của cá thay đổi theo thời gian. Ở nhiệt độ nước 29 – 31°C cá 2,5 – 3 ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu biết ăn các loài phiêu sinh động vật cỡ nhỏ như Rotifera, Artemia, Moina mới nở. Khi được 5 ngày tuổi, cá ăn được Moina cỡ lớn và trùn chỉ (Tubifex). Từ 7 ngày tuổi trở đi, ngoài Moina cá còn ăn trùn chỉ rất mạnh, ăn cá tạp xay nhuyễn: Khi được 20 ngày tuổi, cá biết ăn thức ăn viên, thức ăn tự chế nấu chín. Cá hoàn toàn ăa được thức ăn viên dạng nổi khi chúng có chiều dài khoảng 4 – 5cm (cá 1 tháng tuổi).
Sinh trưởng
Ngoài tự nhiên, cá lăng vàng có kích thước tối đa từ 60cm tới 80cm. Tuy nhiên cá lăng vàng là một loài cá có kích cỡ thương phẩm nhỏ và chậm lớn hơn các loài cá lăng khác thuộc giống Mystus.
Trong điều kiện nuôi, cá có thể đạt khối lượng từ 45,3 đến 111,2g sau 2 tháng nuôi (cá 3 tháng tuổi), cá đạt chiều dài 34cm sau 8 đến 12 tháng nuôi. Trong điều kiện nuôi ao bằng thức ăn viên với mật độ 8 – 10 con/m3, cá đạt trọng lượng bình quân là 180g/con sau 6 tháng nuôi.
Sinh sản
Cũng như cá trê (Clarias), cá lăng vàng rất dễ phân biệt đực cái khi chúng được khoảng 5 tháng tuổi trở đi. Cá đực có gai sinh dục dài và đầu mút nhọn. Cá cái có lỗ sinh dục dạng tròn và hơi lồi. Phân biệt đực cái cá lăng vàng 1: Cá đực 2: Cá cái
Ngoài tự nhiên, mùa sinh sản của cá từ tháng 6 đến tháng 11, tập trung vào tháng 6 đến tháng 8. Theo kết quả điều tra của chúng tôi năm 2002, trong lòng hồ Trị An (tỉnh Đồng Nai), hằng năm cứ vào khoảng tháng 7 ngư dân đã bắt gặp cá lãng vàng giống cỡ 6 – 8cm. Điều đó chứng tỏ mùa sinh sản của cá lăng vàng ngoài tự nhiên trùng vào mùa mưa, có thể bắt đầu mùa sinh sản từ tháng 5 hoặc tháng 6 hằng năm. Vào mùa sinh sản, cá lăng vàng thường bơi vào ven bờ hoặc vùng nước yên tĩnh (như eo ngách), nơi có độ sâu mực nước tương đối cạn (0,5 – 1m) và có nhiều cây cỏ thủy sinh hoặc sỏi đá chìm trong nước để đẻ trứng dính lên các vật thể đó. Trong điều kiện nhân tạo, có thể kích thích cá bố mẹ tự bắt cặp đẻ trứng bằng não thùy, HCG hoặc LH-RHa.
Trong điều kiện nhân tạo, cá lăng vàng thành thục sinh dục vào cuối năm thứ nhất (1 tuổi). Cỡ cá thành thục lần đầu có chiều dài dao động từ 32 – 36cm, trọng lượng từ 120 – 180g/con. Cá lăng vàng có thời gian tái phát dục khá nhanh (khoảng 3 tháng) và có thể sinh sản quanh năm. Tuy nhiên, để đàn cá giống có chất lượng tốt, nên chọn cá làm bố mẹ có trọng lượng từ 200 – 500g/con.
Khi cá chín muồi sinh dục, hệ số thành thục của cá cái dao động từ 20,8 – 25% và hệ số thành thục của cá đực rất thấp so với cá cái, dao động từ 0,38 – 0,41%. Hệ sinh dục cá lăng vàng
Sức sinh sản tuyệt đối là 39.076 trứng với cá có khối lượng 74,4g; sức sinh sản tương đối là 521.000 trứng/kg; sức sinh sản thực tế là 20.815 trứng/cá nặng 327g; 87.110 trứng/cá nặng 1,589kg. Trong điều kiện nuôi vỗ, sức sinh sản tuyệt đối của cá lăng vàng là 54.820 trứng ở cá nặng 300g, sức sinh sản tương đối dao động từ 160.000 – 180.000 trứng/kg cá cái và sức sinh sản thực tế (điều kiện vuốt trứng) dao động từ 126.364 – 142.000 trứng/kg cá cái. Sức sinh sản thực tế của cá lăng vàng rất cao so với các loài cá trơn khác vì chúng có hệ số thành thục cao và kích thước trứng khá nhỏ, đường kính trứng chín từ 1,17 – 1,32mm.
Thời gian nở của cá lăng vàng từ 28 – 32 giờ tính từ lúc trứng đã thụ tinh. Trong điều kiện bằng bình weis và nhiệt độ nước 29 – 31°C thì thời gian nở của cá lăng vàng từ 18 – 20 giờ tính từ lúc trứng đã thụ tinh.
Thuần dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ
Thuần dưỡng cá làm bố mẹ
Nếu cá bố mẹ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nuôi trong bè (được cho ăn bằng cá tạp) thì phải thuần dưỡng chúng trong ao đất từ 1 – 2 tháng rồi mới tiến hành nuôi vỗ. Việc thuần dưỡng nhằm mục đích tập cho cá quen với điều kiện nuôi ao đất và thức ăn viên, dạng nổi. Ban đầu cho cá nhịn đói vài ngày rồi bắt đầu cho ăn bằng thức ăn viên nổi có hàm lượng đạm tối thiểu 30%. Mới đầu cho cá ăn lượng thức ăn viên ít, sau đó tăng dần lên theo khả năng bắt mồi của chúng. Tuy nhiên, để phòng trường hợp cá chưa kịp thích nghi với thức ăn viên, ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn cá, trong thời gian đầu của việc thuần dưỡng nên bổ sung thêm thức ăn là cá tạp cát nhỏ (khẩu phần 0,5 – 1% trọng lượng đàn cá). Lượng thức ăn cho cá ăn vào buổi tối chiếm 60 -7 0% tổng lượng thức ăn trong ngày.
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá được chọn làm bố mẹ phải đáp úng các tiêu chuẩn sau:
– Trọng lượng từ 200 – 500g/con: cá cái 1 – 4 tuổi, cá đực 2 – 5 tuổi;
– Cá đực và cá cái có nguồn gốc khác nhau về vùng địa lý và bố mẹ;
– Cá mạnh khỏe, không nhiễm bệnh, không dị hình, không xây xát và không mất nhớt;
Tiêu chuẩn của ao nuôi vỗ:
– Diện tích ao tối thiểu là 300m2, tốt nhất là từ 500 – 1.000m²
– Độ sâu mực nước 1,2 – 15m;
– Ao thông thoáng, ít hoặc không có bóng râm che mặt nước;
– Nguồn nước cấp cho ao chủ động, trong sạch, không nhiễm phèn, không nhiễm mặn;
– Ao có độ trong cao (30 – 40cm).
– Lớp bùn đáy ao từ 10 – 20cm.
Mật độ nuôi vỗ 0,5kg/m2, tỷ lệ đực cái là 2/1 hoặc 3/1. Có thể nuôi chung hoặc nuôi riêng đực cái. Việc nuôi vỗ cá lăng vàng cũng được chia làm hai giai đoạn:
– Giai đoạn nuôi tích cực: Cho cá ăn bàng thúc ăn viên nổi (do Greenfeed hoặc Cargill sản xuất) có hàm lượng đạm tối thiểu là 26% với khẩu phần 3% trọng lượng thân. Một ngày cho cá ăn ba lần. Buổi tối cho ăn với lượng thức ăn 60 – 70% tổng lượng thóc ăn trong ngày. Thức ăn cho cá có bổ sung thêm vitamin và chế phẩm vi sinh vật với lượng cần thiết nhằm tăng sức đề kháng và khả năng tiêu hóa thức ăn của cá bố mẹ.
– Giai đoạn nuôi thành thục: ở giai đoạn này cũng cho cá ăn bằng thức ăn viên nổi nhưng có hàm lượng đạm tối thiểu là 35% với khẩu phần 1 – 2% trọng lượng thân. Một ngày cho cá ăn ba lần. Buổi tối cho cá ăn với lượng thức ăn bằng 60 – 70% tổng lượng thức ăn trong ngày. Thức ăn cho cá có bổ sung thêm vitamin, nhất là vitamin E và chế phẩm vi sinh vật với lượng cần thiết nhằm tăng sức đề kháng, khả năng tiêu hóa thức ăn của cá bố mẹ và nhanh thành thục sinh dục.
Vì cá lăng vàng có tập tính sống và hoạt động ở tầng đáy nên trong quá trình nuôi vỗ, định kỳ 15 ngày một lần khử trùng nước ao, khử khí độc và phân hủy chất hữu cơ ở đáy ao bằng các sản phẩm chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản như IODIS, FTOIS hoặc MIZUPHOR va XORBS. Với chế độ nuôi vỗ như trên, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt từ 80% trở lên và thời gian tái phát dục của cá cái là 2,5 – 3 tháng.
Kích thích sinh sản
Có thể sử dụng hai hình thức cho cá sinh sản là gieo tinh nhân tạo và sinh sản tự nhiên. Tuy nhiên, để sản xuất giống hàng loạt và chủ động nên dùng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo và khử dính trứng rồi ấp trong bình weis.
Chọn cá cho sinh sản
Chọn cá bố mẹ cho sinh sản dựa theo các tiêu chuẩn sau:
– Cá cái: Dựa vào hình dạng ngoài là chủ yếu và có thể dùng que thăm trứng để xác định độ thành thục của từng cá thể theo các tiêu chuẩn:
+ Bụng to và mềm đều;
+ Lỗ sinh dục sưng và có màu ửng hồng;
+ Sự cực hóa của nhân đạt trên 80% tổng số trứng lấy ra;
+ Trứng có màu vàng nhạt, kích thước 1,2 – 1,3mm;
+ Trứng căng tròn và có độ rời cao.
– Cá đực: dựa vào hình dạng ngoài là chủ yếu.
+ Thân thon dài, không quá mập.
+ Gai sinh dục càng dài càng tốt và có màu ửng hồng ở đầu mút.
+ Mạch máu phân bố ở da bụng càng nhiều càng tốt. Thăm trứng cá cái và tiêm kích thích
Tiêm chất kích thích sinh sẩn
Sử dụng LH-RHa kết hợp với Domperidone để kích thích cá rụng trứng với tổng liều là 100µg LH-RHa/kg cá cái. Liều sơ bộ là 30µg/kg cá cái và liều quyết định là 90µg/kg cá cái.
Khoảng thời gian giữa hai lần tiêm là 5 giờ. Liều của cá đực bằng 1/3 – 1/2 liều của cá cái. Thời gian hiệu ứng của LH-RHa là 5 giờ tính từ lúc tiêm liều quyết định (nhiệt độ nước 29 – 30°C). Tỷ lệ rụng trứng đạt 90% trở lên.
Gieo tinh
Sử dụng phương pháp gieo tinh bán khô. Sau khi kiểm tra thấy cá cái rụng trứng hoàn toàn, bắt đầu chuẩn bị gieo tinh. Đầu tiên giải phẫu cá đực thu buồng tinh, lau sạch và khô buồng tinh rồi cho vào cối sứ. Sau đó, vuốt trứng cá cái vào thau nhựa đã lau sạch và khô. Trung bình buồng tinh của cá đực nặng 500g có khả năng thụ tinh 300 – 400g trứng. Sau khi vuốt trứng xong, cân tổng trọng lượng trứng đã vuốt. Sau đó, dùng kéo cắt nhuyễn buồng tinh rồi cho 20 – 30ml nước cất vào cối sứ chứa tinh dịch và ngay tức khắc đổ tinh dịch vào thau trứng. Dùng lông gia cầm khuấy đảo đều và liên tục trong khoảng 1 phút.
Lấy tinh cá đực và trứng cá cáiSau khi gieo tinh xong, rửa trứng bằng nước sạch 1 – 2 lần rồi khử dính bằng phương pháp Carbamide. Khi trứng mất tính dính hoàn toàn, rửa trứng bằng nước sạch 2 – 3 lần rồi tiến hành khử trùng trứng bằng SANMOLT-FTM hoặc ROOTTM5X và rửa lại bằng nước sạch 3 – 4 lần rồi đem đi ấp trong bình weis.
Sau khi gieo tinh 6 – 7 giờ, tiến hành xác định tỷ lệ thụ tinh và trong qui trình này tỷ lệ thụ tinh thường đạt hơn 50%. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm sinh dục, nhất là chất lượng buồng tinh.
Ấp trứng
Sau khi khử dính và khử trùng, trứng được ấp trong bình weis. Sử dụng bình weis bằng thủy tinh là tốt nhất để dễ dàng trong việc chăm sóc trứng và thu ấu trùng cá. Lưu tốc trong quá trình ấp dao động từ 1 – 1,5 1/phút. Ở nhiệt độ nước 29 – 31°C, thời gian nở của cá lăng vàng dao động từ 18 – 20 giờ. Tỷ lệ nở của cá lăng vàng dao động từ 70% đến 80%.
Sau khi trứng nở hoàn toàn, thu ấu trùng cho vào bể composite, bể bạt hoặc bể xi măng để ương nuôi. Ấu trùng mới nở có kích thước khá nhỏ (4mm), thân trong suốt, nằm ở đáy bể và chưa bơi lội chủ động. Đến ngày tuổi thứ hai, cá thường bám xung quanh thành bể. Sau 3 ngày tuổi, cá bơi chủ động, thân bắt đầu xuất hiện sắc tố đen, noãn hoàng tiêu biến và ăn được phiêu sinh động vật loại nhỏ. Khử dính trứng và đem ấp
Ương cá bột lên cá giống
Việc ương cá lăng vàng được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn I: Uơng từ cá 1 ngày tuổi đến cá 5 ngày tuổi. Giai đoạn này cá được ương trong bể composite, bể bạt hoặc bể xi măng.
Giai đoạn II: Ương từ cá 5 ngày tuổi đến cá 30 ngày tuổi. Trong giai đoạn này, nên ương cá trong ao đất.
Ương giai đoạn I
Cá được ương trong bể composite, bể bạt hoặc bể xi măng với mật độ 10.000 – 15.000 cá bột/m2. Độ sâu mực nước 0,5 – 0,6m. Từ khi cá mới nờ đến ngày tuổi thứ ba, chủ yếu là thay nước sao cho nước trong bể ương luôn trong và sạch.
Khi cá được 3 ngày tuổi bắt đầu cho ăn bằng Aríemia hoặc Moina mới nở, một ngày cho ăn từ 8 – 10 lần. Cho cá ăn như thế cho đến hết ngày tuổi thứ tư. Hằng ngày, thay nước bể ương hai lần vào sáng sớm và chiều tối. Trong giai đoạn này, các yếu tố thủy lý hóa cần phải bảo đảm luôn trong tình trạng tốt như:
– Nhiệt độ nước: 26 – 31°C, tốt nhất là 28 – 30°C
– Hàm lượng DO: >4mg/l.
– Độ trong càng cao, càng tốt (50 – 60cm).
– Độ pH nước: 6,5 – 7,5.
Vì cá ở giai đoạn này có tập tính bơi và bám xung quanh thành bể nên cần quan tâm đến vật dữ hại cá con như thằn lằn, rắn mối, nhái,… nhất là vào ban đêm. Ở giai đoạn này (cá từ 1 – 5 ngày tuổi) sức sống của cá kém nhất nên tỷ lệ sống của cá 5 ngày tuổi thường đạt khoảng 50%.
Ương giai đoạn II
Chuẩn bị ao ương
Dùng ao đất để ương từ cá 5 ngày tuổi lẽn thành cá giống 30 ngày tuổi. Ao ương cần phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
– Diện tích ao từ 300 – 500m2, độ sâu mực nước tối đa là 1,2m.
– Ao không bị thất thoát nước, chất đất tốt nhất là thịt pha sét hoặc sét.
– Đáy ao bằng phẳng, không chướng ngại vật, lớp bùn đáy ao 10 – 15cm.
– Ao thông thoáng, không bị cây cối che phủ.
Tẩy dọn ao:
– Ao ương phải được tẩy dọn thật cẩn thận bằng vôi bột (10 – 15kg vôi/100m2).
– Bón lót bằng phần heo với lượng 10kg/100m2.
– Phơi nắng từ 1 – 2 ngày rồi lọc nước thật kỹ cho vào ao.
– Thường xuyên kiểm tra ao vào buổi sáng để vớt trứng ếch nhái (nếu có) từ khi lọc nước vào ao đến khi thả cá được 5 ngày (cá 10 ngày tuổi).
Gây nuôi thức ăn tự nhiên:
– Ngay khi lọc nước cho vào ao, dùng bột đậu nành với lượng 0,5kg/100m2 ao để gây nuôi thức ăn tự nhiên cho cá (Moina). Bột đâu nành hòa tan vào nước rồi tạt đều khắp ao. Một ngày bón đậu nành hai lần vào buổi sáng và buổi chiều.
– Thả Moina giống: thả 2 – 3 lon Moina vào ao 2 ngày trước khi thả cá bột.
– Ngoài ra, có thể dùng bột huyết hoặc lòng đỏ trứng để gây nuôi Moina 3 ngày trước khi thả bột.
Mật độ ương
Mật độ ương ở giai đoạn cá 5 – 30 ngày tuổi là 400 con/m3 nuớc.
Mực nước trong ao ương nên tuân thủ theo qui trình sau:
– Tuần đẩu tiên (cá 5 – 12 ngày tuổi): độ sâu mực nước 0,5 – 0,6m.
– Sau đó, dâng dần mực nước lên cho đến khi đạt 1 – 1,2m.
Chăm sóc và cho ăn
Chăm sóc cá:
– Trong quá trình ương, nhất là từ lúc lọc nước cho vào ao đến khi thả cá được 5 ngày, thường xuyên kiểm tra vớt trứng ếch nhái, địch hại trong ao.
– Định kỳ 2 ngày/lần đo đạc một số yếu tố chất lượng nước để kịp thời xử lý như: độ trong, nhiệt độ, DO, pH, NH3.
– Định kỳ 10 – 15 ngày/lần xử lý nước và nền đáy ao nhằm cải thiện chất lượng nước ao, phòng bệnh và khử khí độc ở đáy ao.
Thức ăn cung cấp cho cá ở giai đoạn này được thực hiện như sau:
– Hai tuần đầu (cá 5 – 19 ngày tuổi): cho cá ăn chủ yếu bằng trùn chỉ. Tuy nhiên, nếu không có trùn chỉ có thể gây nuôi Moina cho cá ăn.
– Sau đó, từ 19 ngày tuổi trở đi, giảm dần lượng trùn chỉ hoặc Moina và tăng dần lượng thức ăn viên cỡ nhỏ (cỡ 2mm). Thức ăn viên nên ngâm với nước, vo thành viên rồi cho vào sàn ăn đặt cách đáy ao khoảng 20cm.
Khi ương trong ao đất, cá 30 ngày tuổi có chiều dài dao động 4 – 5cm và tỷ lệ sống đạt từ 30% trở lên. Cá giống 1 tháng tuổi
Nhu cầu trang thiết bị, cơ sở vật chất
Để thực hiện thành công việc sản xuất giống cá lăng vàng, trang thiết bị, cơ sở vật chất chủ yếu cần phải đáp ứng như sau:
– Ao nuôi vỗ cá bố mẹ: ít nhất là 2 ao, >500m2/ao, dùng để nuôi vỗ và nuôi tái phát.
– Ao ương: ít nhất là 4 ao, >300m2/ao.
– Bể composite tròn: ít nhất 10 bể, 1m3/bể.
– Hệ thống bình weis bằng thủy tinh: ít nhất 8 bình, dung tích >6 lít/bình.
– Đàn cá bố mẹ: ít nhất là 100kg, trọng lượng >200g/con.
– Lưới cá bố mẹ và lưới cá giống.
– Máy bơm nước ao và bơm nước bồn chứa.
– Bể lọc, lắng nước dùng ấp trứng, ương ấu trùng: ít nhất 2 bể có thể tích là 20m3/bể.
– Hóa chất khử dính và khử trùng nước ấp trứng và ương nuôi.
– Thuốc kích dục như LH-RHa, Ovaprim, DOM.
– Nước muối sinh lý 9‰, kim và ống tiêm, cối chày bằng sứ.
– Cân điện 2 số lẻ, cân đồng hồ 5kg, 10kg.
– Thức ăn viên cho cá bố mẹ.
– Thức ăn tươi sống như Artemia, Moina, trùn chỉ, thức ăn viên cho cá bột, cá giống.
ThS. Ngô Văn Ngọc
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông lâm Tp, HCM