23/05/2018, 14:52

Tập tính hoạt động của cua biển

có một số tập tính hoạt động như: tập tính đào hang, bò vượt qua các vật cản, hung dữ, tự vệ cao… Tập tính đào hang Ở nơi cư trú, cua biển thường tìm nơi để ẩn, vùi mình trong đáy hoặc ở trong các hang hốc. Cua thường tự đào hang làm nơi trú ẩn. Hang cua thường được đào ở mép nước ở ...

có một số tập tính hoạt động như: tập tính đào hang, bò vượt qua các vật cản, hung dữ, tự vệ cao…

Tập tính đào hang

Ở nơi cư trú, cua biển thường tìm nơi để ẩn, vùi mình trong đáy hoặc ở trong các hang hốc. Cua thường tự đào hang làm nơi trú ẩn. Hang cua thường được đào ở mép nước ở các bờ đầm, các mô đất, nơi có mặt đáy thoai thoải và đào chếch với mặt đáy một góc 10-15°, bảo đảm hang luôn ẩm ướt để ra vào khi đi kiếm ăn và gặp lúc nguy hiểm phải chạy trốn. Hang cua có hình dạng kích thước rất khác nhau, tùy thuộc vào kích thước cơ thể và điều kiện địa hình. Cua đào hang rất giỏi, có hang đài đến 1m hoặc hơn nữa, có thể xuyên qua cả bờ ao.

Bò qua bờ, vượt các vật cản

Cua có thể bò lên cạn, vượt qua bờ đi rất xa, nhất là thời kỳ thành thục buồng trứng, cua cái tìm cách thoát ra khỏi ao, đầm, thậm chí cua bò qua cả các rào chắn.

Tính hung dữ và khả năng tự vệ

Khi thiếu thức ăn, cua biển ăn lẫn nhau. Cua khỏe hơn tấn công cua yếu hơn, cắn gãy càng, vỡ mai rồi ăn thịt. Trong thời kỳ giao vĩ cua đực đánh nhau để tranh giành cua cái. Tính hung dữ đó có từ ấu trùng Megalops cho đến cua trưởng thành. Cua biển có cơ thể lớn, có đôi càng to khỏe, bơi lội giỏi và có đôi mắt kép có khả năng quan sát nhanh. Cua có thể tự vệ bằng cách dọa, tấn công kẻ thù, hoặc bỏ trốn. Trong trường hợp nguy kịch cua có thể thí đi một phần cơ thể để thoát thân. Bộ phận bị mất đi dược tái sinh lại sau một thời gian ngắn.

Hoạt động bắt mồi

Cua biển là loài ăn tạp, thường kiếm ăn vào ban đêm, chủ yếu trên đáy biển, tuy nhiên đôi khi cũng bơi trên mặt nước. Trong tự nhiên, cua ăn rong tảo, thực vật, cá, giáp xác, nhuyễn thể, kể cả xác chết của các loài động vật khác. Cua là loài bắt mồi tích cực : thời gian hoạt động bắt mồi nhiều hơn thời gian vùi mình trong đáy hoặc trong hang. Cua thường ăn rất nhiều nhưng cũng có thể nhịn đói vài ngày trong điều kiện bất lợi.

Địch hại của cua

Cua có nhiều địch thủ lợi hại : cua cũng ăn đồng loại. Nhiều loài động vật sống trong nước, trên cạn, ăn hại cua : các loài cá dữ, các loài chim ăn thịt, chuột, rắn v.v… Trong mỗi giai đoạn phát triển của cua cũng có những địch hại riêng.

Thời kỳ Zoea thường bị các loài nấm, động vật nguyên sinh ngoại ký sinh gây tổn thương rồi ăn vào bên trong và ấu trùng chết. Con bọ cua ký sinh ở bụng cua và thường hút hết dịch trong cua làm cho cua cái không lên gạch, cua đực gầy yếu. Rệp cua thường bám vào vòm mang cua, phát triển nhanh số lượng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cua.

0