23/05/2018, 14:52

Một số giống vịt ngoại

Ở nước ta hiện nay có nuôi một số giống vịt ngoại như kaki Campbell, vịt Bắc Kinh, vịt Hà Lan… Vịt Kaki Campbell Giống vịt này được tạo ra bởi một nữ kỹ sư nông người Anh tên là Campbelruiey và là kết quả lai tạo từ 4 giống vịt: vịt chạy nhanh Ấn Độ (Couteur Indien) vịt trời, vịt Rouen ...

Ở nước ta hiện nay có nuôi một số giống vịt ngoại như kaki Campbell, vịt Bắc Kinh, vịt Hà Lan…

Vịt Kaki Campbell

Giống vịt này được tạo ra bởi một nữ kỹ sư nông người Anh tên là Campbelruiey và là kết quả lai tạo từ 4 giống vịt: vịt chạy nhanh Ấn Độ (Couteur Indien) vịt trời, vịt Rouen của Pháp và vịt Orpington của Anh. Giống vịt này có ngoại hình to con và dáng dấp như vịt Rouen. Lông màu kaki vàng, cổ, đầu và một vệt ngang trên cánh có màu đậm. Vịt mái có màu vàng sẫm mỏ màu xám đen, chân vàng. Mỏ vịt đực màu vàng. Vịt Khaki Campbell

Vịt Bắc Kinh

Vịt Bắc Kinh có nguồn gốc ở Trung Quốc và được hình thành 300 năm nay, Vịt này được nhập từ miền nam từ lâu nhưng đến nay chúng còn rất ít, không thuần nhất và bị thoái hóa. Nó là giống vịt thịt nổi tiếng được nuôi và cải tiến ở nhiều nước trên thế giới. Giống này được Anh và Mỹ chú ý từ lâu và được các nước này cải tiến đi nhiều.

Đặc điếm ngoại hình : Đầu to, ngắn và rộng, trán tương đối dốc, rộng, mỏ ngắn, thẳng và rộng có màu vàng đồng nhất. Mắt sâu vào bên trong, cổ to, dài trung bình. Lưng rộng chân ngắn và khỏe. Đùi ngắn và to. Lông trắng, dáng đi nặng nề

Vịt trưởng thành con đực nặng từ 3,5 – 4kg, con mái 3 – 3,5kg, sản lượng trứng từ 110 – 120 quả/năm.

Vịt thung lũng Anh Đào (Cherry valley)

Vịt Anh Đào được tạo dòng từ vùng thung lũng Anh Đào của nước Anh, nó được đưa vào miền Nam từ sau ngày giải phóng (1975), miền Bắc nhập vịt Anh Đào từ năm 1970, nuôi ở trại nghiên cứu Thụy Phương (Viện chăn nuôi) và sau đó được nuôi thực nghiệm rộng tại Viện cây lương thực (Hải Hưng).

Vịt đực trưởng thành nặng trên 4kg, vịt mái trên 3,5kg. Sản lượng trứng 100 – 110 quả/năm.

Vịt Anh Đào đã được lai với vịt cỏ ở miền Bắc, vịt lai nuôi chăn thả 75 ngày tuổi nặng 1,7 – 1,8kg, có con đạt trên 2kg. Vịt Anh Đào

Vịt Hà Lan

Nguồn gốc vịt Hà Lan ở miền Nam còn đang là vấn đề bàn cải hiện nay. Một số nhà chăn nuôi cho rằng vịt Halan hiện nay có bên quan đến 700 con vịt Kaki Campell được mang về nuôi tại trại Tân Sơn Nhất (năm 1958). Nhưng theo một số nhà chăn nuôi khác cho rằng loại hình sản xuất, màu lông và khả năng cho thịt và trứng của vịt được gọi là “Halan” này có sự khác rất rõ rệt với vịt Kaki Campbell. Ngược lại, có thể có sự liên quan giữa vịt này đến giống vịt Rouen của Pháp về màu sắc lông và hình dáng bên ngoài của nó tương tự như vịt Rouen.

Vịt hà Lan

Sau đây là đặc điểm ngoại hình: vịt đực có ngoại hình khác biệt rõ rệt với vịt mái về màu sắc lông. Vịt đực có cổ to, màu xanh biếc, mỏ vàng pha xanh lá cây. Mắt to, cổ có màu lông xanh biếc với khoang trắng ở 2/3 cổ về phía đuôi. Thân dài lưng rộng. Lông ở phía lưng chuyển sang màu xám. Lông bụng có màu xám nhạt. Chân vàng.

Vịt mái : khác với vịt đực là một số ít con có mỏ màu xanh nhạt. Trên mắt có một hàng lông trắng cong theo viền mắt. Hai bên má là hàng lông trắng.

Vịt Hà Lan thường đẻ 120 trứng/ năm/ con.

Khi trưởng thành vịt đực nặng 35kg và con mái: 3kg. Hiện nay vẫn có một đàn tạm gọi là vịt Halan tương đối thuần nhất được nuôi ở ấp Bình Trường Tây, xã Mỹ Thạnh, huyện Tân Châu, tỉnh Long An.

0