23/05/2018, 14:51

Quy trình ấp nở nhân tạo trứng đà điểu

Khối lượng, thành phần cấu tạo của trứng Khối lượng trứng Trứng là loại lớn nhất trong tất cà các loại trứng hiện nay, to gẩp 25 lần trứng gà (loại 60g/quả). Khối lượng trứng đà điểu trung bình khoảng 1,5kg nhưng có biên độ giao động lớn từ 1 – 2kg phụ thuộc vào tuổi đẻ và sự khác nhau giữa ...

Khối lượng, thành phần cấu tạo của trứng

Khối lượng trứng

Trứng là loại lớn nhất trong tất cà các loại trứng hiện nay, to gẩp 25 lần trứng gà (loại 60g/quả).

Khối lượng trứng đà điểu trung bình khoảng 1,5kg nhưng có biên độ giao động lớn từ 1 – 2kg phụ thuộc vào tuổi đẻ và sự khác nhau giữa các cá thể.

Hình dạng và kích thước

Nhìn chung, trứng đà điểu tròn hơn trứng gia cầm cho nên khó phân biệt đầu có buồng khí nếu không soi kiểm tra. Trứng có chiều dài trung bình 15,3 cm (14 – 17cm), chiều rộng là 12,3cm (11 -13 cm), chỉ số dài/rộng là 1,25 (1,18 – 1,25). Diện tích bề mặt vỏ trứng xấp xỉ 582 cm2.

Cấu trúc trứng

Cấu trúc trứng đà điểu tương tự như trứng gia cầm: Cấu trúc trứng đà điểu

AS: khoang khí; BI: bì phôi; C: dây chằng; ISM: lòng trắng mỏng trong; OSM: mảng vỏ ngoài; OTW: lòng trắng mỏng ngoài; S: vỏ; TW: lòng trắng dầy; VM: màng noãn hoàng; Y: lòng đỏ

Khối lượng trứng, tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng và vỏ trứng

Loại trứng Khối lượng trứng (g) Lòng đỏ + Lòng trắng (9) Lòng đỏ <%) Lòng trắng (%) Vỏ trứng (%)
Trứng nhỏ 1367 1096 32.0 68.0 19,8
Trứng to 1600 1280 33.0 67,0 20,0

Chất lượng trứng

Chất lượng trứng tốt là tiền đề cho tỷ lệ nở và nuôi sống cao. Một quả trứng chất lượng cao chỉ được đẻ ra khi con mái đang có thể trạng tốt nhất và được giao phối cùng con đực đang sung sức nhất. Đồng thời, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho đà điểu mái cũng được đảm bảo nhất.

Trứng phải có hình dạng đặc trưng của giống và đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng để cung cấp cho sự phát triển phôi. Ngoài ra, các yếu tố như: trứng đẻ trong môi trường sạch sẽ, thu nhặt đúng quy cách và bảo quản trong điều kiện tối ưu sẽ nâng cao chất lượng trứng.

Bảo quản và chuẩn bị trứng trước khi đưa vào ấp

Bảo quản trứng ấp

Ta biết rằng ở trứng gà nếu vỏ và lòng trắng dày thì thời gian ấp sẽ kéo dài hơn so với những quả mỏng hơn có cùng kích thước. Tuy nhiên điều này lại không rõ ràng lắm đoi với trứng đà điểu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng trứng phụ thuộc vào thời gian bảo quản.

Nhiệt độ và thời gian bảo quản

Trứng sau khi đẻ ra gặp môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thề mẹ, quá trình phát triển của phôi bị ngừng lại. Trứng cần được nhặt ngay sau khi đẻ ra, tránh nhiễm khuẩn, bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào dẫn đển giảm chất lượng.

Bảo quản trứng có hiệu quả nhất ở nhiệt độ phòng 12 – 25°c. Thời gian bảo quản 4 ngày cho kết quả nở tốt. Nếu bảo quản dài 7 ngày kết quả nở giảm 2%/phôi. Vì vậy không nên bảo quản trứng quá 7 ngày.

Ẩm độ bảo quản

Trong khi bảo quản trứng bị bay hơi nước. Muốn hạn chế sự bay hơi nước phải giữ độ ẩm môi trường. Cần cân nhắc đến thời gian bảo quản và các điều kiện môi trường lưu giữ trứng. Ẩm độ 45 – 65% (so với mức tương đối) sẽ làm giảm thấp nhất khối lượng trứng trong quá trình bảo quản.

Xếp trứng trong thời gian bảo quản

Trứng gia cầm đều xếp đầu nhỏ xuống dưới, đầu có buồng khí để lên phía trên, riêng trứng đà điểu vì đầu to và đầu nhỏ khó phân biệt nên phải soi trứng để đánh dấu đầu có buồng khí. Nếu bảo quản dài ngày, cần xếp trứng nghiêng góc 30 – 40° hoặc nằm ngang. Trong quá trình lưu giữ, trứng nên được đảo 1 hoặc 2 lần/ngày để giúp lòng đỏ chuyển về phía buồng khí. Để trứng ở nơi thoáng mát, không bị hấp thụ nhiệt, không để nơi ô nhiễm hoặc nhà kho ẩm mốc.

Chọn trứng để ấp

Chọn trứng theo ngoại hình

Khi chọn trứng chú ý loại bỏ các quả trứng quá to, quá nhỏ, quá mỏng, méo mó, xù xì, rạn dập, vì những trứng này nở kém, chất lượng gia cầm con thấp và không thể làm giống được. Trứng quá dài, quá tròn cũng không nên cho vào ấp vì tỷ lệ giữa lòng đỏ và lòng trắng không cân đối.

Chọn trứng qua đèn soi

Sau khi kiểm tra theo ngoại hình cần soi kiểm tra để chọn loại bớt quả không đủ tiêu chuẩn (rạn nứt, buồng khí không đúng) đồng thời khoanh tròn vào vùng có buồng khí để khi xếp trứng nhớ đưa lên phía trên.

Xử lý trứng ấp

Trứng đà điểu nhặt từ chuồng nuôi về phải được xông trong ngày với liều lượng: 8,5g thuốc tím (KMnO4) + 17ml formol + 17ml nước cho 1 m3 buồng xông với thời gian 30 phút.

Cách làm: Cho thuốc tím vào âu sứ có đường kính 30cm, cao 10cm rồi đổ formol và nước vào, hỗn hợp chất sẽ thăng hoa do vậy phải đóng kín cửa buồng xông. Để như vậy 30 phút rồi mở cửa ra.

Chú ý: Khay để trứng cách mặt sàn 35 – 40 cm để khi đổ các chất vào với nhau không bị bắn dung dịch lên trứng.

Chuẩn bị máy ấp, xếp trứng vào máy

Nếu phải ấp trong máy ấp đa kỳ có nghĩa là trong máy luôn có trứng đã được ấp dài ngày và trứng mới đưa vào ấp thì cần chuẩn bị vị trí để xếp đan xen giữa trứng đang ấp và trứng mới vào nhằm cân bằng nhiệt thải ra từ trứng cũ và nhiệt thu vào của trứng mới. Trong thời gian 1,5-2 tháng cần xông cả máy một lần (liều lượng như xông trứng khi bảo quản, thời gian xông 20 phút).

Nếu ấp trong máy đơn kỳ có nghĩa là chi ấp một lứa đến kết thúc mới vào tiếp lứa khác thì phải vệ sinh máy sạch sẽ, khử trùng rồi bật máy từ 3 – 5 giờ cho nóng máy trước khi đưa trứng vào ấp. Trứng ở trong phòng bảo quản cần được đưa ra ngoài trước 8-10 giờ để nâng dần nhiệt độ trứng lên, tránh lạnh, nóng đột ngột gây chết phôi.

0