Phương pháp nuôi cua lột
Cua lột là một loại cua thương phẩm đặc biệt. Ở các tỉnh ven biển Nam Bộ sau mùa sinh sản tự nhiên vài tháng có nhiều cua con cỡ từ 25-60g/con. Người ta chọn loại cua đó để nuôi cua lột. Xây dựng ao nuôi Cua lột thường nuôi ở những vùng nước lợ có độ mặn từ 5-25% ao được xây dựng ở trong các ...
Cua lột là một loại cua thương phẩm đặc biệt. Ở các tỉnh ven biển Nam Bộ sau mùa sinh sản tự nhiên vài tháng có nhiều cua con cỡ từ 25-60g/con. Người ta chọn loại cua đó để nuôi cua lột.
Xây dựng ao nuôi
Cua lột thường nuôi ở những vùng nước lợ có độ mặn từ 5-25% ao được xây dựng ở trong các vùng trung hạ triều cạnh các vùng kênh rạch, rừng ngập mặn : rừng đước, rừng dừa nước v.v. nơi có nguồn nước tốt, không bị ô nhiễm.
Ao nuôi cua lột có diện tích từ 100m2 đến 200m2 hình chữ nhật. Bờ ao được đắp cao, không bị mội (chống mất nước) độ sâu của ao từ 1,5 – 2m, đáy ao bùn hoặc bùn cát, lớp bùn không nên quá dày (khoảng 20 – 25cm). Đáy ao bằng phẳng hơi thấp dần về phía cống thoát, cống ao đặt 1 hoặc 2 cái : một cống thoát nước đặt sát đáy ao và cống lấy nước đặt vào phía đối diện. Vì ao nhỏ nên có thể đặt cống phai hoặc công bằng sành, cống bi, phải bảo đảm thoát nước và lấy nước vào nhanh. Phía trước miệng cống đăng che bằng lưới mùng, đăng chắn phâi đảm bảo không cho cua theo cống ra ngoài, và ngăn không để cá tôm cua ở ngoài vào ao.
Trước lúc nuôi làm vệ sinh ao, cào bỏ lớp bùn, rác bẩn ở trên đáy ao. Rải vôi cho ao : 10kg/100m2 ao.
Tháo nước cạn rải vôi đều trên toàn bộ đáy ao và mép trong bờ ao phơi đáy 2 – 3 ngày. Thay nước rửa ao 2 – 4 lần. Lấy nước vào sâu từ 0,8 – lm chuẩn bị thả giông.
Chọn cua giống
Cua con để nuôi cua lột thường đánh bắt ở các hàng đáy, ghe cào, te lưới ở cửa sông, ven biển. Chọn những con khỏe có trọng lượng từ 30-60g/con, tốt nhất là cua ở trong vùng nuôi cua. Cần thu đủ số lượng cua cho một ao để thả một lần, nếu thiếu thì một ao có thể thả hai lần trong một vài ngày không nên kéo dài thời gian thả cho một ao nuôi.
Bấm cho cua thí hai càng và ba đôi chân bò. Cua đang buộc dây một tay giữ mai cua, một tay dùng đầu mũi dao dí vào gần gốc càng, cua sẽ tự thí càng ở tận khớp gốc. Chụm ba đầu chân bò lại bẻ trái, cua cũng sẽ thí bỏ các chân bò ở khớp gốc. Không bẻ phần giữa đốt chân để thừa lại một phần chân. Cua còn lại đôi bơi chèo. Cua vừa bẻ càng, chân, xong đem thả đều xuống ao. Thường bẻ càng, chân, thả cua vào sáng sớm hoặc chiều tối lúc mát trời. Mật độ cua giống thả 100-120kg cua nguyên liệu (cua mua về còn nguyên càng) cho 100m2 Trong hai ngày đầu theo dõi tình trạng của cua : phát hiện những cua chết, dùng vợt vớt lên. Thay nước cho cua, kiểm tra đăng chắn, cống bộng, không để mội rò ri mất nước. Khi thay nước mới vào thấy cua bơi nhiều chứng tỏ cua khỏe, đến cuối ngày thứ hai thì cho cua ăn.
Cho ăn, chăm sóc, quản lý
Thức ăn nuôi cua lột gồm có còng con, nghêu, cá. Còng con đem giã dập, nghêu gỡ lấy thịt băm nhỏ, cá (như cá nục) cắt thành miếng nhỏ rửa sạch đem rải đều khắp ao cho cua ăn. Lượng thức ăn hàng ngày từ 2% – 4% trọng lượng cua nguyên liệu, phụ thuộc vào chất lượng thức ăn và sức ăn của cua mà điều chỉnh. Hàng ngày cho cua ăn 2 lần vào sáng sớm từ 5g – 6g và chiều tối từ 17g – 19g. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào con nước : cho cua ăn lúc mới thay nước, tránh cho cua ăn vào lúc nhiệt độ cao. Những ngày đầu cua thường ăn tích cực đến ngày thứ 9 thứ 10 trở đi, sức ăn của cua giảm.
Cần theo dõi tình hình của ao : mỗi ngày thay nước một lần, chờ lúc nước sắp lên thì xả cạn ao và nhanh chóng lấy nước vào ao khí nước lên. Đo nhiệt độ nước, độ mặn, oxy hòa tan (chú ý tầng nước gần đáy) nếu gặp những ngày trời nắng nóng có thề che bớt một phần mặt ao, không để nước quá nông dưới 0,7m tránh hiện tượng tảo sợi phát triển dày dưới đáy ao.
Theo dõi tình trạng cua nuôi : cua ăn tích cực, tăng trọng và sau 5 ngày, thì mầm chân, càng (nu) bắt đầu phát triển. Theo thời gian nu lớn lên nhưng vẫn được bao bọc trong một màng mỏng và chuyển từ màu hồng nhạt sang màu thẫm hơn.
Đến ngày thứ 11, 12 nu phát triển lớn và cua chuyển vào thời kỳ cốm. Có thể nhận biết cua cốm bằng cách dùng móng tay ấn nhẹ vào mép dưới mai cua : phần ranh giới giữa mai và ngực sẽ “nghe” tiếng gãy giòn của vỏ mai. Phát hiện thấy cua cốm thì sẽ tiến hành gạn cua : chọn cua cốm cho lên giai (dèo). Cách gạn cua như sau : tháo cạn nước trong ao, cua nằm áp sát lớp trên của bùn đáy. Bắt từng con cua lên kiểm tra : cua cốm bỏ vào chậu thau, mang lên khỏi ao, thả vào giai (dèo). Những con không ra nu cho riêng vào xô để bán cua “nín”. Những con ra nu, nhưng chưa cốm đặt lại chỗ cũ. Chú ý đi theo lối dọc và hàng ngang để kiểm tra, không để sót. Những dấu chân cần được lấp lại không để cua vùi vào đó. Công việc gạn cua phải thực hiện khẩn trương. Sau khi kết thúc cho nước vào ao, để cua khỏi bị khô lâu. Mỗi ngày cho cua ăn một lần, lượng thức ăn giảm xuống một nửa. Ngày hôm sau tiếp tục gạn cua để tuyển cua cốm đưa lên giai. Giai (dèo) làm bằng khung tre bọc lưới mùng có kích thưức 1,5 x 1,0 x 0,25m. Bốn góc buộc các phao xốp để cho giai nổi lên khỏi mặt nước 0,05m. Một giai như vậy chứa từ 3 – 7kg cua cốm và đặt vào trong một ao khác có nguồn nước tốt được thay luôn và mát, tránh nhiệt độ cao.
Cua cốm cho lên giai, không cho ăn, cứ hai giờ xem cua một lần. Những cua vừa lột xác để cho cua ở trong giai từ 20 – 40 phút rồi dùng vợt vớt cua lên, nhẹ tay xếp vào rổ, khay nhựa. Cua được xếp nghiêng và tựa vào nhau, phía trên phủ một lớp vải mỏng hoặc một lớp cỏ non. Để cua trong râm mát tránh ánh nắng và gió.
Số cua lột gom được trong ngày, được đưa đến chỗ tiêu thụ, các trạm thu mua cua xuất khẩu hoặc thị trường nội địa. Vận chuyển cua lột phải nhẹ nhàng, không cho va đập mạnh, tránh nắng gió. Cua giống tốt, điều kiện ao nuôi tốt, thời tiết thuận, cua thành phẩm có thể đạt 60 – 65%, thường đạt 50 – 55% so với cua nguyên liệu. Với tỷ lệ đó, giá cả ổn định người nuôi cua lột có thể thu được 10 – 15% lãi sau một lần nuôi (1 tháng).