Giới thiệu nghề chăn nuôi đà điểu
châu Phi (Ostrich) đã được nghiên cứu phát triển tại Việt Nam từ năm 1995. Đặc điểm chung của đà điểu là to lớn không biết bay, cơ quan tiếp đất gồm 2 chân với 2 ngón khỏe đặc trưng, cổ dài và đầu nhỏ. Đà điểu sống ở Nam bán cầu vùng cận nhiệt đới, thích nghi ở vùng cao nguyên tương đối khô cằn, ...
châu Phi (Ostrich) đã được nghiên cứu phát triển tại Việt Nam từ năm 1995. Đặc điểm chung của đà điểu là to lớn không biết bay, cơ quan tiếp đất gồm 2 chân với 2 ngón khỏe đặc trưng, cổ dài và đầu nhỏ. Đà điểu sống ở Nam bán cầu vùng cận nhiệt đới, thích nghi ở vùng cao nguyên tương đối khô cằn, có thảm cỏ thấp để cung cấp đủ thức ăn và có tầm nhìn thoáng để chạy tránh kẻ thù. Tuy vậy, khi được thuần hóa chúng có khả năng thích ứng rộng từ 50 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam với tất cả loại hình, khí hậu sinh thái khác nhau. Nhiệt độ môi trường biến thiên từ -30°C đến 40°C đều không ảnh hướng đến chúng. Đà điểu trưởng thành con trống cao 2,1 – 2,75m, nặng 120 – 145kg (có con nặng tới 150kg); con mái cao 1,75 – 1,9m, nặng 95 – 125kg. Đôi chân dài chạy đạt tới tốc độ 50 – 60km/h trong vòng 30 phút. Ở đoạn nước rút có thể vọt tốc độ lên 70km/h với sải dài 3,3 – 3,5m.
Trong điều kiện hoang dã, đà điểu thành thục về tính từ 3 – 4 năm tuổi, khi đã thuần hóa hoặc nuôi tại trạng trại tuổi thành thục đạt lúc 2 – 3 năm, con mái thành thục sớm hơn con trống từ 5 – 6 tháng tuổi. Từ khi mới nở tới 1 năm tuổi, đà điểu trống và mái đều có lông xám như nhau. Từ 10 – 11 tháng tuổi trở đi màu sắc lông thay đổi theo tính biệt, chim trống biểu hiện màu lông đen tuyền ở thân còn lông cánh và lông đuôi màu trắng kem, màu chân và mỏ chuyển thành màu đỏ tươi. Chim mái thì ngược lại vẫn giữ nguyên màu xám tro để chúng dễ ẩn mình khi đẻ cũng như khi . Đà điểu 1 năm có thể đẻ 30 – 40 trứng, mỗi trứng nặng 1,2 – 1,5kg, con mới nở nặng 0,8 – 1,0kg, sau 10-12 tháng tuổi đạt khối lượng 100-110kg/con. Qua thực tế cho thấy, sau 1 năm từ 1 mái mẹ có thể sản sinh 20 – 25 con, sau 10 – 12 tháng nuôi đạt 2000 – 2500kg thịt hơi. Nếu so sánh với bò, lợn hoặc gia cầm thì hiệu suất sàn xuất thịt hơi của đà điểu đạt cao nhất. Thời gian khai thác đà điểu mái từ 40 – 50 năm và cho 90 – 110 tấn thịt.
Thịt đà điểu mềm và có hàm lượng đinh dưỡng cao, màu đỏ sẫm hơn thịt bò vì có hàm lượng sắc tố cao nhưng đặc biệt hầu như không có gân; giàu protein (20,5 – 21%); cholesterol rất thấp 58mg/100g; khoảng tổng số 1,14%; mỡ trong cơ chỉ có 0,48% và được đánh giá là “thịt sạch của thế kỷ 21” với giá bán trên thị trường quốc tế 25 – 30USD/1kg.
Ngoài sản phẩm chính là thịt, tất cả các bộ phận của cơ thể đà điểu đều là sản phẩm sử dụng có ích cho con người. Da đà điểu bên đẹp hơn da cá sấu. Lông tơ của đà điểu không chỉ dùng làm trang sức mà còn được sừ dụng trong ngành may mặc quần áo cao cấp. Lông đà điểu không tạo thành dòng tĩnh điện vì vậy nó đang được sử dụng nhiều trong công nghệ tin học làm bàn chải lau chùi máy vi tính và các thiết bị chính xác khác. Ngoài các sản phẩm kể trên, vỏ trứng, móng vuốt có thể làm đồ trang sức và mỹ nghệ.
Đến nay đã có 30 tỉnh thành khắp ba miền Bắc, Trung, Nam triển khai nuôi đà điểu. Đã có các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Khánh Việt – Khánh Hòa, Công ty Minh Hưng – Đà Nẵng đâu tư xây dựng chương trình công nghiệp đà điểu với quy mô lớn để sản xuất sản phẩm chất lượng cao xuất khẩu. Bên cạnh đó cũng có nhiều hộ chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ với mục đích cung cấp sản phẩm thịt cho nhà hàng, khách sạn tại các thành phố lớn, mở ra một hướng chăn nuôi mới đầy tiềm năng.