23/05/2018, 14:51

Thu hái và bảo quản hoa cúc

Xử lý trước thu hoạch Đối với hoa cúc, trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày, hòa loãng lân và kali vào nước tưới cho cây với liều lượng 150kg supe lân, 60kg clorua kali cho 1ha (5,5 kg supe lân + 2,5 kg clorua kali cho 1 sào Bắc Bộ) và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh. Trước khi cắt hoa một ngày tưới đẫm ...

Xử lý trước thu hoạch

Đối với hoa cúc, trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày, hòa loãng lân và kali vào nước tưới cho cây với liều lượng 150kg supe lân, 60kg clorua kali cho 1ha (5,5 kg supe lân + 2,5 kg clorua kali cho 1 sào Bắc Bộ) và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh. Trước khi cắt hoa một ngày tưới đẫm nước lã, để cho cây ở trạng thái đầy đủ nước. Chú ý là chỉ tưới vào gốc mà không tưới vào cánh hoa, tránh giập nát và đọng nước.

Thu hoạch

Ngày nay, việc sản xuất hoa cúc không chi đáp ứng nhu cầu tự cung, tự cấp phục vụ nội tiêu tại địa phương mà sản xuất còn mang tính hàng hóa, cung cấp cho các tỉnh khác và xuất khẩu. Chính vì vậy công nghệ thu hái, bảo quản và vận chuyển hoa đi xa là vấn đề cần được quan tâm chú ý.

Về nguyên tắc sau khi cắt rời khỏi cây mẹ, tức là đột nhiên cắt đi nguồn dinh dưỡng và nước nuôi cành, hoa và lá. Lúc này cành hoa phải sống dựa vào những chất dinh dưỡng dự trữ có sẵn, lượng dinh dưỡng này bị tiêu hao dần dần. Lượng nước trong cành cũng bị mất đi do quá trình bốc hơi và lượng dinh dưỡng trong cành hoa đã cắt cũng giảm dần. Tuy không còn rễ nhưng lượng nước và chất dinh dưỡng vẫn được cành hấp phụ một phần thông qua các mô dẫn. Tuy nhiên, các mô dẫn đến một thời gian nhất định nào đó cũng bị thối rữa và dẫn đến cánh hoa tàn héo.

Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bền của hoa, đó là điều kiện trồng (bao gồm phân bón, tưới nước, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, phòng trừ sâu bệnh, môi trường khi thu hoạch) và điều kiện sau thu hoạch (thời gian thu hoạch, kỹ thuật thu hái, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…).

Để duy trì sự sống của cành hoa lâu hơn (tăng tuổi thọ của cành hoa) cần phải ngăn cản quá trình thoát hơi nước, hạn chế sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn và bổ sung lượng nước, dinh dưỡng thích hợp cho cành hoa. Để đảm bảo yêu cầu giữ hoa tươi lâu chúng ta phải tuân thủ theo các qui trình kỹ thuật sau.

Thời gian thu hoạch

Hoa thu hoạch tốt nhất vào buổi sáng sớm khi cành hoa còn sung nhựa, nhiều nước hoặc thu hoạch vào lúc chiều râm mát để tránh sự bốc hơi nước của hoa. Tuyệt đối không nên thu hoạch vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh, khó hồi phục.

Đối với hoa cúc chỉ nên cắt khi hoa đã nở khoảng 2/3 số cành hoặc khi hoa đã nở gần hoàn toàn cánh hoa vòng ngoài ở trên cây, nếu cắt sớm hơn khoảng 1/3 số cành nở, hoa nở mặt không đồng đều, hoa không xòe hết các cánh còn lại.

Vị trí cắt

Dùng dao sắc cắt vát sát gốc, cách mặt đất 5 – 10cm. Khi cắt xong dốc ngược cành xuống để những đóa hoa lớn đã nở không bị gãy. Vườn hoa cúc

Bảo quản sau thu hoạch

Sau khi cắt khỏi gốc hay rời khỏi cây mẹ, sự sống của cành hoa bắt đầu giảm dần vì khả năng hút chất dinh dưỡng, hút nước không còn nữa. Nó chỉ sống được nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ còn lại trong cây, dần dần sẽ héo tàn do sự bốc hơi nước, do nấm hay vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào mô dẫn, làm thối rữa các mạch dẫn truyền. Ngoài ra hoa cắt cành tàn nhanh trong đó có vai trò gây gia hoa nhanh của Etylen, Etylen thường sản sinh ra nhiều ở hoa đã thụ phấn, thụ tinh ở lá hoặc hoa già và bị bệnh. Các xốc nhiệt độ, thiếu nước, thiếu vật chất hô hấp cũng làm cho hoa sản sinh nhiều Etylen. Do đó, loại bỏ tác động xấu của Etylen trong bảo quản hoa cắt cành là một vấn đề quan trọng.

Các bước tiến hành bảo quản hoa sau thu hoạch: Thu hái hoa cúc

+ Sau khi thu hoạch hoa cắt cành cần cắt thân hoa lại một lần nữa (khoảng 1 – 1,5cm) ngâm trong nước ấm 38 – 44oC trong vòng 20 phút.

+ Chuyển hoa qua ngâm trong thùng dung dịch có chứa 1% đường, một chất Biocide (AgNO)3 50ppm), một chất axit hóa (Axit citric 200 ~ 600ppm) hoặc sunphat nhôm. Đường là chất dưỡng cây có thể thay thế phần thức ăn dự trữ cho hô hấp, trong khi đó Biocide sẽ hạn chế vi trùng làm hỏng thân hoa, chất axit hóa giúp làm giảm độ pH trong nước xuống 3,5 – 4,5. Nước được dùng xử lý phải là nước tinh khiết, độ kiềm là muối thấp, nên dùng nước đã ion hóa, không nên dùng nước máy vì chất Clo trong nước thường làm hoa chóng hỏng, đặc biệt đối với hoa lay ơn và đồng tiền. Ngoài những chất trên các hooc môn như N-6 Benzyladenme 10 – 20ppm và chất tạo ẩm như Sodium hypochlorit 4ppm cũng nên thêm vào để kéo dài thời gian bảo quản hoa.

Chất bảo quản hoa được sử dụng ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình phân phối. Người trồng hoa sau khi để trong kho và giao chuyển hoa cho tới người bán sỉ, báu lẻ, người tiêu dùng, chất bảo quản hoa phải tăng gấp đôi.

Trong quá trình bảo quản hoa: cẩm chướng, biby, đồng tiền, lily, tulip,… Những hoa này nên để xa hoa cúc vì hoa cúc tiết ra rất nhiều chất Etylen.

Các biện pháp khác áp dụng bảo quản hoa sau thu hoạch ở hộ gia đình hoặc bán lẻ.

+ Cắt hoa lại một lần (1 – 1,5cm).

+ Ngâm trong nước ấm 38 – 44°C.

+ Sử dụng hợp chất Chrysal (chất dinh dưỡng cung cấp cho hoa) thành phần bao gồm đường Glucose, Antihaceria Hypochoridcana trong điều kiện hoa tàn úa nhanh thay thế hợp chất trên bằng 28,35g nước chanh và một muỗng cà phê đường không được sử dụng Aspirin.

+ Điểm chú ý: bình hoặc dụng cụ ngâm hoa phải rửa sạch thay nước mỗi ngày hai lần.

Phân loại, đóng gói

Phân loại

Những cành hoa đã cắt được phân loại và xử lý. Có thể phân làm hai loại:

+ Loại 1: chọn những cành to mập, bông đẹp, không gãy cánh, không có vết bệnh, xếp vào thành từng bó, mỗi bó khoảng 50 – 100 cành.

+ Loại 2: chọn những cành xấu hơn cũng xếp thành từng bó.

Đồng thời với phân loại cành, ta tỉa bỏ lá già úa, cắt lại cành cho bằng đều đặn sau đó ngâm ngay vào nước sạch sâu 1/4 – 1/2 chiều dài cành. Dùng bình phun mù, phun ướt đẫm lá, chú ý không để nước đọng trên mặt bông hoa, sau đó đưa vào chỗ mát, kín gió hay phòng lạnh để bảo quản.

Đóng gói

Trong trường hợp vận chuyển hoa cúc đi tiêu thụ ở nơi xa co thể đóng hoa trong các thùng các tông có chiều dài 120cm, chiều rộng 60cm, chiều cao 60cm. Với một thùng này có thể xếp 1.500 bông cúc. Thùng các tông được đục các lỗ xung quanh để cành hoa vẫn có thể hô hấp được. Trước khi cho hoa vào thùng không được để nước đọng trên cành, lá. Đậy nắp thùng và cho lên các xe vận chuyển chuyên dụng. Cũng có thể sử dụng một số loại hóa chất để xử lý nhằm tăng thêm tuổi thọ của hoa cúc (như STS – Silver Thiosulphate) pha vào nước và cắm bó hoa vào trong đó, nó có tác dụng diệt trừ các loại vi khuẩn có hại cho hoa.

0