Chuẩn bị chuồng nuôi heo
Chọn hướng chuồng Hiện nay trong chăn nuôi heo việc thiết kế và xây dựng chuồng trại nhằm đảm bảo điều kiện sống tốt nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh là nhu cầu tất yếu với mọi hình thức chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Do vậy, chuồng nuôi heo khi ...
Chọn hướng chuồng
Hiện nay trong chăn nuôi heo việc thiết kế và xây dựng chuồng trại nhằm đảm bảo điều kiện sống tốt nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh là nhu cầu tất yếu với mọi hình thức chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Do vậy, chuồng nuôi heo khi xây dựng phải đạt được các tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm của từng loại heo ở từng giai đoạn phát triển khác nhau.
Trong chăn nuôi heo con hữu cơ chuồng nuôi là nơi cho heo con trú ẩn để tránh các yếu tố bất lợi về thời tiết, do vậy nguyên tắc làm chuồng là phâi đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Chính vì vậy thường hay để chuồng hướng Đông Nam hoặc hướng Nam
Chọn vị trí đặt chuồng
Đặt chuồng những vị trí có nền đất cao, khô ráo tránh đọng nước, ẩm thấp. Thuận tiện cho heo ẩn nấp, ra vào.
Chọn kiểu chuồng
Chọn kiểu chuồng
Hiện nay trong chăn nuôi hữu cơ có khá nhiều kiểu chuồng, tùy theo giống heo mà ta làm kiều chuồng phù hợp.
Thường thì heo tự nhiên chỉ đào hố để ngủ và trú ẩn, đối với các loại heo sống gần với hoang dã như heo rừng, heo mán, ta nên chọn kiểu chuồng hầm, kín. Vì các loại heo này ít khi sống trong chuồng, chúng thường vận động bên ngoài chỉ vào chuồng để ngủ hoặc vào ban đêm.
Kiểu chuồng khép kín: Có diện tích chuồng đủ lớn cho heo con hoạt động thoải mái, tự do. Thoáng mát vào mùa hè, Mùa Đông có thể sử dụng hệ thống rèm che để chắn gió. Chuồng khép kín
Kiểu chuồng nuôi thả tự do. Diện tích không cần quá lớn, heo ra vào tự do. Chuồng chỉ là nơi trú ẩn của heo con. Chuồng chăn thả
Kiểu chuồng hầm, che chắn tốt vào mùa đông, thích hợp với các giống heo gần với hoang dã Chuồng hầm
Đối với những giống heo thuần hơn, ít vận động, ta nên chọn kiểu chuồng thoáng mát, vì đây là nơi heo thường xuyên ra vào.
Chuồng có thể làm bằng gỗ, tôn, hoặc xây. Diện tích chuồng với heo con khoảng 0,5 – 1 m2/con.
Chuẩn bị chất độn chuồng
Nền chuồng bằng đất, có thể lót rơm, mùn cưa hoặc đất tơi xốp đã qua xử lý, có thể sử dụng độn lót sinh thái trên thị trường, trong chất độn chứa các vi sinh vật có lợi nhằm tạo môi trường tốt nhất cho lợn phát triển.
Chuồng nuôi không cần chuẩn tắc, nên sử dụng vật liệu địa phương, nhưng yêu cầu đặc biệt là cần đào hố:
Đào hố rộng 18 m2 (3m x 6m) sâu 90 – 100 cm. Có thể nuôi 8 – 10 lợn
Đổ đầy hố với hỗn hợp đất và vật liệu hữu cơ theo một trong 2 phương án sau đây:
Phương án A:
Phối trộn 100 phần mùn cưa, đất 10 phần, muối 10 phần cao 30cm.
Phun vào hỗn hợp với chế phẩm EM
Tiếp tục làm các lớp như vậy cho đến khi đầy hố
Trên bề mặt có một lớp trấu dày 20 cm Chất độn chuồng A Chất độn chuồng B
Phương án B:
30 cm rạ
30 cm trấu
30 cm trấu + đất + muối
10 cm trấu với chế phẩm EM
Lớp chất độn chuồng như vậy chứa các vi sinh vật có lợi, có khả năng ức chế vi sinh vật có hại, đồng thời phân hủy nhanh các chất hữu cơ trong phân, hút ẩm tốt, tạo môi trường chuồng nuôi luôn sạch sẽ không hôi thối, ẩm ướt.