23/05/2018, 15:38

Tạo hình và gia công nghệ thuật

Trên thực tế, dù là cây phôi được đào từ rừng về hoặc cây do ta gieo ươm mà có thì rất ít cây phù hợp hoàn toàn thẩm mĩ chậu cảnh. Chúng thường cỏ nhiều hạn chế như lộn xộn về cành lá, khô cứng về thân cành, thiếu hài hoa tổng thể và nhất là thiếu ý cảnh. Vì thế, người chế tác chậu cảnh cần phải có ...

Trên thực tế, dù là cây phôi được đào từ rừng về hoặc cây do ta gieo ươm mà có thì rất ít cây phù hợp hoàn toàn thẩm mĩ chậu cảnh. Chúng thường cỏ nhiều hạn chế như lộn xộn về cành lá, khô cứng về thân cành, thiếu hài hoa tổng thể và nhất là thiếu ý cảnh. Vì thế, người chế tác chậu cảnh cần phải có cái nhìn toàn diện, định hình theo một chủ đề nào đó mới mong tạo được tác phẩm tốt. Kỹ sảo tạo hình chậu cảnh cây xanh là sửa chữa, bổ sung bằng cách uốn hoặc cắt tỉa để nâng cao giá trị thẩm mĩ.

Đế có một tác phẩm chậu cảnh hoàn chỉnh không phải là công việc một sớm một chiều là là công việc hàng năm, hàng chục năm, thậm chí lâu hơn nữa. Trong thời gian dài như vậy thì cây có thể thay đổi (vì nó sinh trưởng và lớn lên) nhưng ý tưởng diễn đạt tổng thể của chậu cảnh cơ bản không thay đổi. Vì vậy cần có một ý đồ thiết kế tổng thể ngay từ đầu; giống như người làm thơ, trưóc khi viết cần có tứ thơ sau đó mới đi tìm từ ngữ, vần điệu để thể hiện tứ thơ đã có.

Tuỳ theo đặc tính loài cây, hình dáng của cây phôi mà ta quyết định dạng thức tạo hình như: cây dáng trực thì tỏ ra hùng vĩ oai phong, dáng xiêu thì bay lượn thanh thoát, rễ nổi thì cần đan xen vững chắc. Cũng là dáng trực nhưng nếu cây có cốc to, cành to. tán tròn thì có thể tạo thế đại thụ; ngược lại cây gốc nhỏ suôn đều, cành thanh thoát thì có thể tạo thế văn nhân. Thân, cành, lá, rễ cây là đối tượng chủ yếu để nqười thiết kế thể hiện ý đồ của mình. Vì vậy trước khi đi vào kỹ sảo thì cẩn có chứ để thiết kế rõ ràng. Chủ đề thiết kế hay nói một cách khác cần có lập ý, đã hình thành cảnh ở trong đầu người chế tác.

Từ ý đồ tổng thể đó, người chế tác cần tiếp tục phân rõ chủ, thứ, cao thấp, mạnh yếu, thưa dày, cục bộ phái phục tìm tổng thể, phục tùng trọng điểm của chù thể. Thí dự các cành cây thứ tự cao thấp, to nhỏ, dài ngắn khác nhau tức là có biến hoá nhưng lại thống nhất trong một tổng thể để thể hiện một chủ đề nhất định.

Thêm bớt phải hợp lý: cây có đặc điểm là sinh trưởng liên tục, là một bức tranh lập thể sống động, có sinh mệnh. Vì thế, người làm chậu cảnh cần căn cứ vào ý đồ thiết kế tổng thể để quyết định cắt tỉa, nuôi dưỡng (tức là thèm bớt) trước sau, phải trái, cao thấp của cành, lá hoặc thân, rễ phục vụ ý đồ của mình.

Người Trung Quốc thường nói nghệ thuật chậu cảnh là nghệ thuật “rút rồng thành tấc”, nghệ thuật thu nhỏ thiên nhiên để đạt được sự “tiểu trung kiến đại”, xuất phát từ tự nhiên nhưng lại cao hơn tự nhiên.

Cái thần của chậu cảnh cây xanh chủ yếu thông qua biểu hiện giữa cây và cây, cành và cành, và tư thế bản thân của cây để diễn đạt. Ngưòi ta thường dùng thủ pháp hô ứng tương hỗ, có tranh có nhượng, thưa và dày hợp lý, tụ và tấn phân minh để thể hiện. Tức là chủ yếu dùng cành cây (hình dáng, phương hướng kéo dài cành…) để điều tiết.

Kĩ pháp tạo hình và gia công chậu cảnh cây xanh rất phong phú, đa dạng nhưng có thể tóm tắt ở 4 thế loại chính dưới đây.

Uốn, buộc

Đây là cách làm phổ biến nhất, đạt hiệu quả cao và không cần thời gian dài. Dựa vào chủ đề, lập ý của tác giả, người ta có thể dùng dây kim loại hoặc dây gai, dây đay buộc và uốn theo các hướng đã định. Trong các dây kim loại thì dây đồng, dây nhôm là tốt nhất; dây thép không tốt bằng nhưng tại rẻ hơn. Trước khi dùng nên cho dây thép qua lửa để dây mềm ra dễ sử đụng.

Uốn, buộc thân chính

Căn cứ vào thân cây to hay nhỏ, thân đã hoá gỗ nhiều hay ít mà uốn, buộc cho phù hợp. Thông thường để uốn thân chính thì phải làm từ lúc thân chưa hoá gỗ nhiều. Buộc không nên quá chặt, nếu không sẽ làm vỏ cây bị sây sát. Người ta thường uốn thân chính để tạo các dáng huyền, dáng phong suy (gió thổi), dáng long hoặc dáng trực nhưng thân vận xoáy hướng thiên.

Với những loài cây thân không dẻo, hoặc chủ đề phức tạp thì có thể phải uốn, buộc nhiều lần kết hợp với cắt tỉa mới tạo thành tác phẩm. Với những loài cây thân dẻo, lại uốn từ nhỏ thì có thể dùng dây thép cứng uốn làm khuôn, uốn theo khuôn mẫu đã định, từng điểm nhất định người ta buộc thân chính vào theo khuôn đã uốn. Tuỳ theo loài cây nhanh định hình hay muộn mà sau 6 tháng hoặc 1 năm có thể tháo bỏ nút buộc.

Uốn, buộc cành

Buộc cành cần chú ý điểm buộc để tạo ra lực tác động tốt. Điểm buộc nên ở phía dưới cành tiếp xúc với thân tính từ cốc lên thì mới tạo ra lực tốt và có thể uốn kéo cành theo ý muốn.

  Uốn buộc thân, buộc cànhUốn buộc thân, buộc cành

Có rất nhiều cách uốn, buộc khác nhau như có thể uốn, buộc kéo cành lên, vít cành xuống, hoặc uốn cành theo hướng ngang (hoành) v.v… là tùy theo ý đồ thiết kế.

Uốn, buộc là phương pháp tạo dáng nhanh, thuận tiện song cần chú ý một số điểm sau:

+ Không nên uốn, buộc vào những cây yếu ớt, dễ làm chết cây hoặc sẽ chậm phát triển; cần tiếp tục chăm sóc cho cây khoẻ mạnh, sức sống dồi dào rồi hãy uốn buộc.

+ Với những loài cây vỏ mỏng hoặc thân cành cứng, khi uốn buộc bằng dây kim loại thì những điểm chịu lực nên lót đệm bằng cao su (săm, lốp xe đạp) hoặc bằng giẻ để tạo một lớp mềm ngăn cách không làm tổn thương vỏ cây.

+ Một ngày trước khi uốn, buộc không nên tưới nước, cây sẽ “dẻo” hơn vì các mô tế bào không trương lên do nước nhiều.

+ Theo dõi thường xuyên, khi cây đã định hình hoặc chưa định hình nhưng những cành uốn có hiện tượng kém phát triển, ít xanh tốt thì cần tháo cởi nút buộc, đợi cho cành đó phục hồi rồi lại tiếp tục uốn sau.

Cắt tỉa

Cắt tỉa là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong tạo hình chậu cảnh cây xanh. Khi cắt tỉa, ta cần căn cứ vào đặc tính loài cây để cắt tỉa theo ý đổ thiết kế, loại bỏ những cành thừa, những cành mọc lộn xộn, giữ lại những cành hợp yêu cầu tạo hình. Cắt tỉa cànhCắt tỉa cành

Cắt tỉa cũng còn xúc tiến sinh trưởng cho những cành mong muốn, đồng thời cải thiện điều kiện ánh sáng và thông thoáng. Nói chung, những cành mọc song song, cành trùng lặp, cành đối xứng, cành giao nhau kệch cỡm, cành mọc thẳng hoặc cành vòng vượt v.v… đều nên xén bỏ, cũng có thể kết hợp giữa xén tỉa và uốn buộc. Cắt tỉa thânCắt tỉa thân

Vị trí của cành có ý nghĩa rất quan trọng đến tạo hình và ảnh hưởng rõ rệt, có lúc là ảnh hưởng quyết định đến việc thể hiện ý đồ của tác giá. Ví dụ nếu muốn biểu hiện thế đại thụ, vững chắc thì cành đầu tiên từ gốc lên (cành thứ nhất) không nên để quá cao trên thân; ngược lại, nếu muốn gây cảm giác trên nặng dưới nhẹ thì cành lại nên để cao.

Xác định chỗ cành nhô ra là mấu chốt của bố cục tạo hình. Vì vậy cần dự kiến khi tác phẩm hoàn thành thì cần bao nhiêu cành, vị trí các cành sẽ chiếm giữ ra sao, làm sao để trong mùa sinh trưởng thì thấy có sức sống mạnh mẽ nhưng không quá rậm rạp um tùm.

Nếu là cây rụng lá trong đông thì hình dáng thân cành vẫn giữ được nét hài hoà. Những cây uốn cong thì vị trí cành nhỏ ra nên bố trí vào vị trí dương (chỗ nhô ra), chỗ uốn cong mặt trong không nên bố trí cành.

Phương pháp và kĩ sảo cắt tỉa đã hình thành trường phái Lĩnh Nam của Trung Quốc. Ở trường phái này thì không dùng dây buộc mà thủ pháp chính là cắt tỉa, tạo ra những tác phẩm điêu luyện như tự nhiên.

Song thời gian để hoàn thành tác phẩm thường rất lâu vì phải cắt tỉa nhiều lần, thậm chí phải cắt để chờ mọc ra cành mới, rồi nuôi cành đó lớn lên, sau đó lại cắt.

Kiểu nuôi cành dạng lộc nhung của trường phái Lĩnh Nam (Trung Quốc) là dùng thủ pháp này. Cắt tỉa cànhCắt tỉa cành

Nhược điểm của thủ pháp này là đòi hỏi thời gian dài. Vì thế, để rút ngắn thời gian hơn, người ta đã kết hợp cả cắt tỉa và uốn buộc. Đây cũng là cách làm phổ biến của chúng ta.

Nâng rễ

Cây rễ nổi cũng gây cho ta mĩ cảm riêng. Cách làm là dùng vòi nước phun vào gốc cây cho rễ lộ ra, gạt đất bỏ đi. Sau khi rễ lộ ra một khoảng (một độ dài) nhất định thì cần cắt bỏ hết rễ con, rễ mọc lộn xộn, dùng rong rêu phủ vào gốc hoặc dùng cát lấp kín để cho rễ mau phục hổi và tiếp tục sinh trưởng.

Những cây muốn sau này nâng rễ lên thì lúc đầu cần trồng vào chậu sâu để rễ có thể mọc sâu, khi ta nâng rễ sẽ không ảnh hưởng đến sinh trướng. Sau khi làm lộ rễ, cần tiếp tục chăm bón tốt để bộ phận rễ trong đất tiếp tục sinh trưởng phát triển, cây không hoặc ít bị ảnh hưởng.

Ngoài hình thức nâng rễ, còn có bó rễ và ép rễ, đó là trường hợp rễ kí đá. Người ta có thể buộc rễ xung quanh một hòn đá theo chủ đề nhất định, hoặc ép rễ giữa 2 hòn đá. Rễ kí đá hay rễ bám đá đưa lại một cảm mĩ đặc sắc, thể hiện sự khắc khổ vươn lên, là sự tương phản của phong cách khổ và vinh.

Lão hoá bằng biện pháp cơ giới

Lão hoá cũng là phương pháp hay được dùng trong tạo dáng chậu cảnh nghệ thuật. Người ta có thể đục, đẽo, bóc một bộ phận vỏ của thân chính; hoặc gõ, đập để cho thân chính có u bướu khiến cho nó như già hơn.

Trước khi tiến hành tác động cơ giới cần chú ý đến đặc tính loài cây, chỉ những loài cây có khả năng nhanh lành vết sẹo khi có tác động cơ giới thì mới nên làm.

Những loài cây vỏ mỏng, vết thương, lâu lành thì không nên đục đẽo, bóc vò kẻo sẽ dẫn đến khô chết. Các loài Sung, Si có nhựa mủ hoặc những loài có khá năng tái sinh chồi tốt như Xương Cá, Thừng mực, Duối v.v… có thể tiến hành thuận lợi.

Khi tác động cơ giới cần căn cứ vào loài cây, hình dáng, kích thước của nó mà làm vừa phải, hợp lý; tránh đục đẽo, bóc vỏ quá to, quá nhiều vừa ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, lại vừa tỏ ra sự can thiệp lộ liễu, làm mất dáng vẻ tự nhiên.

Ghép cây

Ghép cây nhằm bổ sung mặt nào đó hoặc hạn chế nhược điểm của cây, hoặc giúp cho quá trình tạo dáng của cây nhanh hoàn thành. Thông qua việc chép cây mà nâng cao chất lượng cây xanh, đáp ứng yêu cầu nghệ thuật tạo hình mà con người mong muốn.

Ghép cây cũng có thể cải tiến hình dạng thân cây từ cây to tạo thành cây nhỏ, từ cây lá to thành cây có lá nhỏ, hoặc cây không có hoa thành cây có hoa, cây hoa không đẹp thành cây có hoa đẹp hương thơm.

Ở Trung Quốc, người ta đã ghép cây Thông 5 lá lên cây Thông đen tạo dáng tán cây xanh, rậm rạp lại mềm mại, hoặc ghép cây Nguyệt quế trên Trinh nữ lá nhỏ để tạo ra cây Nguyệt quế hoa thơm trên gốc cây Trinh nữ.

Tương tự như vậy, ở nước ta, người ta đã ghép cây Mai chiếu thủy lá nhỏ lên cây Thừng mực đưa lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Người ta cũng đã ghép nhiều cây Sanh, Si con để tạo thành 1 cây Sanh, Si lớn, thân xù xì, cành lá xum xuê giống như một cây cổ lão từng trải.

Điều chú ý khi ghép là giữa cây ghép (cành ghép) và gốc ghép phải cùng họ, cùng chi thì mới đảm bảo tỉ lệ sống. Thời kỳ ghép nên chọn lúc cây bắt đầu mùa sinh trưởng.

Kĩ thuật ghép cần đặc biệt chú ý là mặt cắt phải nhẵn, tầng hình thành giữa cành ghép và gốc ghép tiếp xúc tốt; ghép xong cần buộc chặt để cành ghép và gốc ghép không xê dịch, đảm bảo tỉ lệ sống.

Có nhiều cách ghép khác nhau nhưng cách thông thường được áp dụng nhiều là ghép nêm, và ghép áp tựa vào nhau.

+ Ghép nêm. Cũng có thể ghép ở đầu cành chứ không nhất thiết ghép ở thân chính, đầu các cành được chẻ ra và đưa cành ghép vào.

+ Ghép áp tựa vào nhau. Thường được dùng trong trường hợp tạo thân chính như Sanh, Si, bó nhiều thân nhỏ vào thành một thân chính theo ý muốn.

Hoặc trường hợp thiếu cành mong muốn người ta có thể ghép chính cành của cây đó vào chỗ cần tạo dáng, hoặc ghép để tạo một cây có thêm rễ.

0