Giới thiệu về nghệ thuật chậu cảnh
Nghệ thuật chậu cảnh là một môn khoa học rất tổng hợp, gắn kết rất chặt chẽ giữa khoa học kỹ thuật và văn học nghệ thuật. Bởi vì nếu không có tâm hồn nghệ thuật (hay nói nếu không có con mắt nghệ thuật) thì chỉ là người làm vườn, người trồng cây bình thường. Ngược lại, ở lĩnh vực nghệ thuật ...
Nghệ thuật chậu cảnh là một môn khoa học rất tổng hợp, gắn kết rất chặt chẽ giữa khoa học kỹ thuật và văn học nghệ thuật.
Bởi vì nếu không có tâm hồn nghệ thuật (hay nói nếu không có con mắt nghệ thuật) thì chỉ là người làm vườn, người trồng cây bình thường. Ngược lại, ở lĩnh vực nghệ thuật chậu cảnh nếu không có khoa học kỹ thuật thì cũng không còn nghệ thuật nữa. Một cây sau nhiều năm tạo dáng mới được tác phẩm theo ý muốn nhưng không biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng để nó sinh trưởng kém, thậm chí cây chết thì tác phẩm không còn. Thực tiễn cho thấy kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trong chậu khó hơn trồng cây ngoài đất rất nhiều lẩn. Khi ta nói “Nghệ thuật chậu cảnh” là muốn nhấn mạnh khía cạnh nghệ thuật, nhưng cũng không thể xem nhẹ khía cạnh kỹ thuật. Nghệ thuật chậu cảnh là một đóa hoa tú lệ nảy nở trong sự kết hợp hữu cơ giữa khoa học kỹ thuật và văn hoá nghệ thuật. Chậu cảnh thân hoành (ngọa)
Nghệ thuật chậu cảnh gắn kết chặt chẽ với nghệ thuật vườn cảnh (còn gọi là nghệ thuật lục hoá, nghệ thuật viên tâm) và là một bộ phận tổ thành quan trọng trong nghề hoa cảnh.
Chậu cảnh hiện nay đã đi vào trong sinh hoạt của nhiều gia đình ở thành thị và ở nông thôn ngày càng xuất hiện nhiều cơ sở gây trồng và kinh doanh hoa cảnh. Nó là thứ chơi tao nhã lại có tính giáo dục cao, nó hướng người ta tới “chân, thiện, mĩ”. Nó là sản vật của nền kinh tế phát triển ở mức độ nhất định, là tiêu chí nói lên trình độ văn minh xã hội. Trong thời kì phong kiến và thuộc địa, mức sống của dân quá thấp, nghèo nàn và lạc hậu cho nên việc thưởng, lãm hoa cảnh chỉ dành cho một số ít người giàu có và tầng lớp quan lại. Câu nói dân gian “trà nhà quan (hoa trà mi), lan nhà giàu” có lẽ cũng xuất phát từ thực tế đó. Ngày nay xã hội đã văn minh, kinh tế đã phát triển hơn, mọi người dân đều có cơ hội thưởng thức loại hình nghệ thuật đặc thù này. Thưởng lãm nghệ thuật chậu cảnh, hoàn toàn với ý nghĩa tích cực của nó, chứ không phải của những người chán đời, ở ẩn như có tác giả đã viết “nhân sinh ngán nỗi vô thường, thì theo nghệ thuật miên trường làm vui”. Cần thăng thế bạt phong
Chậu cảnh có nghĩa là cảnh ở trong chậu. Nghệ thuật chậu cảnh là nghệ thuật dựng cảnh trong chậu. Từ nghệ thuật chậu cảnh đủ nói lên được nội dung và tính chất công việc của loại hình nghệ thuật này.
Từ mà có tài liệu đã dùng là từ của Nhật, đọc chệch từ chữ Pén Zài (chữ Hán) mà ra. Nếu gọi là nghệ thuật thì chưa toàn diện vì một dáng cây đẹp cần đặt vào chậu và giá đỡ hợp lý thì mới làm tăng lên giá trị thẩm mĩ. Từ nghệ thuật chậu cảnh ở đây bao gồm cả “nghệ thuật cây” và “nghệ thuật đá” và hiện nay đã phát triển kết hợp cả “cây” và “đá” như kiểu chậu cảnh non bộ có điểm cây xanh còn gọi là cây kí đá. Để phân biệt giữa “cây” và “đá” ta có thể dùng từ nghệ thuật chậu cảnh cây xanh và nghệ thuật chậu cảnh non bộ.
Chậu cảnh thân khô, tương phản giữa sinh và tửNghệ thuật chậu cảnh cây xanh khác với trồng cây trong chậu. Nghệ thuật chậu cảnh cây xanh ngoài việc biểu hiện cây xanh với dáng vẻ tự nhiên trong chậu, còn diễn đạt tư tưởng, tình cảm và trình độ thẩm mĩ của tác giả, nó có ý thơ, nét hoạ, phản ánh đặc trưng sinh hoạt xã hội. Nếu chúng ta tìm chọn được một gốc cây đẹp đưa về trồng trong chậu thì đó mới là cái đẹp tự nhiên, nếu không có bàn tay gia công nghệ thuật, thì công việc đó cũng chỉ là trồng cây trong chậu.
Nghệ thuật chậu cảnh chú trọng cái đẹp trong sự sáng tạo nghệ thuật. Tuy vậy như trên đã nói, trồng cây trong chậu là cơ sở cho nghệ thuật chậu cảnh, là giai đoạn đầu, còn chậu cảnh là giai đoạn hai là giai đoạn phát triển của cái đẹp nghệ thuật. Thân hoành (ngọa)
Nghệ thuật chậu cảnh là môn học rất tổng hợp, cần học tập nắm vững lí luận và cần có hoạt động thực tiễn: học đi đôi với hành. Hơn thế nữa cần tự mình mở rộng kiến thức ở các mặt có liên quan, thực hành rèn luyện tay nghề mới mong có những tác phẩm chậu cảnh hay.