Thế nào là bài trí chậu cảnh
Bài trí chậu cảnh là cách sắp xếp, bày biện chậu cảnh. Bài trí không phải là nội dung của thưởng thức nhưng bài trí sẽ làm cho khung cảnh đẹp đẽ, làm tăng hiệu quả thưởng thức. Một chậu cảnh đẹp mà đặt vào vị trí không thích hợp thì sẽ hạn chế tác dụng thưởng thức. Ngược lại một chậu cảnh bình ...
Bài trí chậu cảnh là cách sắp xếp, bày biện chậu cảnh. Bài trí không phải là nội dung của thưởng thức nhưng bài trí sẽ làm cho khung cảnh đẹp đẽ, làm tăng hiệu quả thưởng thức.
Một chậu cảnh đẹp mà đặt vào vị trí không thích hợp thì sẽ hạn chế tác dụng thưởng thức. Ngược lại một chậu cảnh bình thường nếu đặt đúng chỗ sẽ thấy nó hài hoà với không gian, làm tăng giá trị thưởng thức.
Một trong những nguyên tắc chung nhất của bài trí là ít mà tinh là phù hợp. Không phải cứ xếp cho nhiều là đẹp. Bài trí sao cho hài hoà với khung cảnh, hài hoà màu sắc và hài hoà với vật kiến trúc trong phòng hoặc ngoài phòng.
Bài trí ngoài trời, sân vườn thì có thể đặt chậu to hoặc cực to, nhưng trong nhà thì nên là loại vừa và loại nhỏ. Chậu cảnh sơn thuỷ (non bộ) thì có thế bố trí bất kì chỗ nào trong nhà miễn hợp lý là được nhưng chậu cảnh cây xanh thì nên để gần chỗ có ánh sáng và không để lâu trong nhà. Có thể chia cách bài trí làm 2 loại lớn là bài trí trong nhà và bài trí sân vườn (ngoài nhà).
Bài trí chậu cảnh trong nhà
Nguyên tắc
Bài trí thực vật trong nhà đã có từ lâu đời. Nó không chỉ làm đẹp hoàn cảnh sống mà còn góp phần điều tiết nhiệt độ, tĩnh hoá không khí có lợi cho sức khỏe.
Những năm gần đây thế giới đã phát triển thành nội dung của một loại văn hoá nghệ thuật. Quá trình đô thị hoá đi liền với sự xuất hiện của các cao ốc với đầy đủ tiện nghi nhưng lại “khô, cứng” khiến con người càng có nhu cầu xanh hoá môi trường. Xanh hoá (hay còn gọi là lục hoá) nội thất khác xa với các kiểu trang trí nội thất khác và tác dụng của nó cũng khác. Bời vì nó là loại trang sức có hoạt động sống, trang sức có sinh mệnh.
Xanh hoá nội thất lấy thực vật làm chính mà điều kiện trong phòng thì thường là thiếu ánh sáng, không gian trong phòng hạn chế. Vì thế các loài thực vật chịu bóng là rất thích họp. Nó vừa có đặc tính sinh trưởng bình thường dưới điều kiện ánh sáng tán xạ, lại vừa nhỏ thích hợp với không gian hạn hẹp.
Trang sức xanh hoá nội thất không những phải chú ý hiệu qua của bản thân cây xanh mà còn phải chú ý hài hoà với các nhân tố khác ở trong phòng đế đạt được sự thống nhất, có tiết tấu và làm tôn vẻ đẹp hơn lên. Có thế dựa trên những nguyên tắc sau đây để bài trí.
+ Tỷ lệ thích hợp
Căn cứ vào không gian trong phòng lớn hay nhỏ, bày biện đồ vật nhiều hay ít để chọn và sắp xếp cho thích hợp. Nếu phòng hẹp, trần thấp mà bày cây cao to là không hợp lý. Ngược lại nếu phòng cao to mà bày chậu nhỏ thì cũng không gây được sự chú ý của người mặc dù bản thân nó là loài cây đẹp và quý.
+ Màu sắc hài hòa
Thông thường cúc màu đỏ, cam, tím, vàng gọi là màu ấm, biểu hiện nhiệt tình ấm áp; các màu xanh biển, lục, trắng v.v… là màu lạnh biểu thị sự yên tĩnh. Xanh hoá nội thất chủ yếu là thực vật, có thể cân nhắc các mặt sau đây: Căn cứ vào màu sắc của bản thân phòng đó như màu tường, màu sàn nhà, đồ vật. Nếu phòng đó có màu nóng thì thực vật nên có màu sắc lạnh và ngược lại thì nên dùng thực vật có màu ấm nóng. Mặt khác căn cứ vào không gian của phòng lớn nhỏ, mức độ phát sáng mà định.
Nếu không gian lớn, độ phát sáng tốt thì nên dùng màu ấm. Ngược lại thì nên dùng màu lạnh; Cũng tùy theo mùa mà sự sắp xếp nên thay đổi, mùa xuân thì dùng màu sắc tươi tắn, diễm lệ; mùa hạ dùng màu thanh đạm; mùa thu màu hồng, mùa đông màu thanh lục.
+ Tổng thể nội thất thanh tú
Cây xanh cần thống nhất với các đồ vật bày biện trong phòng để đạt được cái đẹp hoàn chỉnh. Nếu đồ vật trong phòng trang trí theo kiểu phương Tây thì thực vật nên trang trí theo dáng trực. Nếu đồ vật trong phòng trang trí theo kiểu Á Đông, thì thực vật tạo hình nên ở đáng cành rủ mềm mại, đồng thời trang điểm một vài giỏ phong lan hoặc chậu cảnh nhỏ.
+ Cảnh chính nổi bật
Cần phân rõ chủ, thứ. Trong không gian nhất định cần phân ra chủ cảnh (cảnh chính) và phối cảnh, như trường hợp trang trí ở hội trường. Cảnh chính cũng còn thể hiện tình cảm, trí tưởng tượng và tính cách của chủ nhà.
+ Bố cục hợp lý
Đây là vấn đề bài trí. Nếu bài trí tốt thì làm tăng thêm tính cảm mĩ. Tùy theo khung cảnh mà có thể bố trí cây đối xứng hoặc không đối xứng. Thí dụ nơi cửa vào hội trường lớn, khách sạn, phòng triển lãm nên bố trí đối xứng, ở hai bên cánh gà (hoặc phồng trên bục của hội trường) có thể bố trí không đối xứng hoặc bất đối xứng nhẹ trong các buổi liên hoan hoặc các đêm thơ, nhạc v.v…
Điều kiện hoàn cảnh cho sinh trưởng thực vật trong phòng
+ Nhiệt độ: Giữ vai trò then chốt, mỗi loài cây thích nghi với nhiệt độ riêng. Rất may chúng ta là nước nhiệt đới nên có nhiệt độ trong phòng đều ở khoảng thích hợp cho cây chịu bóng, kể cá mùa đông ở miền Bắc. Nói chung các cây chịu bóng có nhiệt độ thích hợp từ 15 – 34°c, nhiệt độ tốt nhất là 22 – 28oc.
+ Ánh sáng: Cần chọn thực vật chịu bóng hay ưa bóng; chịu được ánh sáng tán xạ trong phòng. Các cây đó là: Thiên tuế, Thiết mộc lan, Vạn niên thanh, một số cây lá màu, một số cây họ Ráy như Tiêu hồng môn (Vĩ hoa tròn), Đa, Si, Dứa cảnh, Đinh lăng, một số loài Trà, một số loài Đỗ quyên v.v…
Cây chịu bóng nếu gặp ánh sáng trực xạ thì lá bị hại trước tiên, có thể bị cháy và làm cho cây chết (Thiết mộc lan, Thiên tuế, Trà). Những cây lá màu có đốm hoa văn nếu dưới ánh sáng tán xạ thì các đốm hoa văn nổi lên sặc sỡ trên nền xanh bóng của lá. Song nếu quá thiếu ánh sáng cũng mất đi các hoa văn.
+ Nước: Đại bộ phận các thực vật chịu bóng đều cần ẩm nhiều, cần tưới nước hàng ngày. Một số loài cây nhất là những cây phụ sinh, thì độ ẩm không khí lại quan trọng hơn cả độ ẩm của đất. Ngược lại một số loài cây rễ hình cầu, hoặc rễ dạng thân ngầm chất thịt thì lại yêu cầu khô, nếu quá ẩm rễ sẽ bị thối như cây Càng cua (Xương rồng huỳnh hoa).
Các hình thức trang trí nội thất bằng cây xanh
Về hình thức có thể thường gặp là chậu cảnh cây đứng (trồng trong chậu), chậu cảnh cây rủ, cây trong, bình thủy tinh, cây trong nước v.v… Sử dụng hình thức nào là tuỳ cấu tạo kiến trúc và đổ vật trong phòng và cũng tuỳ óc thẩm mĩ.
+ Hình thức chậu cảnh cây đứng; Là hình thức phổ biến nhất. Chậu cảnh có thể nhỏ từ mấy chục phân đến lớn hàng mét. Có thể bày các chậu đơn lẻ hoặc cũng có thể bày thành cụm, thành hàng. Thí dụ ở cửa các nhà hàng, nhà triển lãm thường trưng bày các cụm chậu hoa. Bon sai thẳng đứng