Thiết kế non bộ
Các nghệ nhân trước khi chế tác cần phải có chủ ý ở trong đầu. Chủ ý ấy có thể vẽ ra trên bản vẽ để thực thi. Đó là thiết kế. Người chế tác trước khi làm một tác phẩm non bộ cần hình dung hết trong đầu bức tranh tổng thể như định mô tả chủ đề gì, cách thức biểu hiện chủ đề đó ra sao, không gian mà ...
Các nghệ nhân trước khi chế tác cần phải có chủ ý ở trong đầu. Chủ ý ấy có thể vẽ ra trên bản vẽ để thực thi. Đó là thiết kế. Người chế tác trước khi làm một tác phẩm non bộ cần hình dung hết trong đầu bức tranh tổng thể như định mô tả chủ đề gì, cách thức biểu hiện chủ đề đó ra sao, không gian mà bức tranh lập thể đó chiếm bao nhiêu, điều kiện để hoàn thành, cũng như bức tranh đó sẽ đặt trên loại chậu nào, giá đỡ ra sao (có đôn hay không đôn), v.v…
Có chủ đề rõ ràng
Tức là cần có tư tưởng chỉ đạo rõ ràng trong suốt quá trình chế tác. Chủ đề cần được quán triệt suốt thời gian chế tác, vận dụng mọi thủ pháp làm cho chủ đề nổi bật, sẽ đám bảo cho tác phẩm thành công. Như trên đã nói, nghệ thuật chậu cảnh nói chung cũng như nghệ thuật chậu cảnh non bộ nói riêng là nghệ thuật “rút rồng thành tấc’’, trong một không gian nhỏ hẹp cần diễn tả mội nội dung lớn, tính hàm súc, ẩn dụ cao. Người Trung Quốc đã khái quát nghệ thuật chậu cảnh trong câu thơ:
“ Nhất chước tắc giang hồ vạn lý
Nhất phong tắc thái hoa thiên tầm”.
(Tạm dịch là: một muôi nước nhưng đấy là sông hổ vạn dặm, một đỉnh núi nhưng lại là trùng điệp thái sơn).
Chủ đề giống như tứ thơ của người làm thơ, có tứ thơ rồi mới đi chọn câu cữ sao cho diễn tả được tứ thơ đó nổi bật nhất. Với người làm chậu cảnh thì chủ đề là quan trọng bậc nhất, có chủ đề và thể hiện chủ đề tốt thì mọi người thưởng thức mới không thể suy diễn lung tung hoặc hiểu sai ý tưởng của tác giả. Khi lựu chọn chủ đề cần sáng tạo, không nên bị chi phối bởi các lề thức cũ. Thiên nhiên hùng vĩ của chúng ta là nguồn cảm hứng phong phú; vì thế cần phải học tập tự nhiên, nâng cao hiểu biết và có vốn sống nhất định sẽ gợi mở cho người chế tác những chủ để mới, không lệ cổ.
Bố cục hợp lý
Cần có cách nhìn tổng hợp, toàn cảnh không gian cho bức tranh sẽ tạo ra. Đây cũng là nguyên tắc bắt buộc trong chế tác nhằm đạt được sự thống; nhất biện chứng giữa các mặt đối lập. Một bố cục hợp lý là lợi dụng và giải quyết được thỏa đáng giữa các mâu thuẫn, đạt được sự hài hoà trong tổng thể. Trong bố cục thường vận dụng các thủ pháp như: hư và thực, lộ và tàng, chủ và khách, khai và hợp, cao và thấp, gần và xa, nóng và lạnh (màu sắc), v.v… để diễn tả.
Ngoài ra cần sắp xếp mặt bằng bức tranh cho tốt. Sự sắp xếp các hình tượng như nhà cửa, cầu cống, chùa tháp, v.v… trên mặt bằng bức tranh cần có tiết tấu, diễn tả được nội dung phong phú. Sự sắp xếp này không thể làm tuỳ tiện, nó thể hiện trình độ nghệ thuật của tác giả. Sự sắp xếp cần dựa vào các quy tắc sau đây: phải phục tùng chủ đề, sự đa dạng trong sự thống nhất, sự cân bằng trong sự so sánh, chủ thứ phân minh, nổi rõ trọng điểm, sự kết hợp hài hoà giữa khuếch trương và khiêm nhường, v.v…
Nghệ thuật khuếch trương và khái quát
Khuếch trương là cường điệu lên, nhấn mạnh hơn những điều muốn nói. Khái quát thì ngược lại, tức là tinh lược vấn đề; song nghệ thuật khái quát không đồng nghĩa với giản đơn hoá. Một tác phẩm hay cần đạt được sự hài hoà giữa khuếch trương và khái quát.
Tác phẩm cần hàm xúc
Tức là thể hiện ra bên ngoài rất ít nhưng lại có ý tứ sâu xa khiến người xem càng xem kĩ càng thấy hay, thấy đẹp; bắt người thưởng thức cùng phải suy nghĩ mới thấy những điều tác giả muốn gửi gắm. Giống như người làm thơ, câu thơ càng hàm xúc thì càng lắng đọng mãi trong lòng người đọc, đạt được điều người xưa nói là “ý tại ngôn ngoại”. Hồ Xuân Hương tả cảnh người trượt chân bị ngã nhưng lại ví đây là “ Giang tay với thử trời cao tháp, Xoặc cẳng đo xem đất vắn dài” thì thật là tài tình. Võ Văn Chi (1994) nhắc đến một bức tranh nhan đề “thâm sơn tàng cổ tự”, trên mặt tranh không vẽ chùa chiền mà chỉ có tu sĩ theo đường mòn lên núi; như vậy tuy không vẽ chùa mà đã thể hiện chùa, người xem phải tưởng tượng là chùa nằm sâu trong núi với cái tên gợi mở như trên.
Người ta chỉ có thể nhìn thấy và vẽ được hình dáng, màu sắc của hoa chứ không bao giờ nhìn được hương vị của hoa. Nhưng để diễn tả bông hoa có hương thơm quyến rũ, người ta thường vẽ đàn bướm bay lượn bên cạnh để chứng tỏ bông hoa này thơm.
Ý cảnh sâu sắc
Giữa ý cảnh và chủ đề có mối quan hệ hữu cơ, thường có chủ đề tốt thì đề tạo nên ý cảnh sâu sắc. Ý cảnh là sự kết hợp tài nghệ giữa nội dung và nghệ thuật diễn tả của nghệ nhân, qua đó mà gây ấn tương mạnh mẽ cho người thưởng thức. Ý cảnh là sức truyền cảm nghệ thuật của tác phẩm, là sự thống nhất giữa chủ quan của người sáng tác và cảm thụ khách quan của người thưởng thức.
Ý cảnh bắt nguồn từ đời sống thực tiễn nhưng là sự kết hợp giữa tình cảm, tư tưởng của nhà nghệ thuật với thực tiễn đời sống, là sự kết hợp giữa chủ quan và khách quan thể hiện ra tác phẩm. Sự sản sinh ra ý cảnh có liên hệ mật thiết đến các mặt như: đời sống, tình cảm, hình tượng, liên tưởng, tưởng tượng, khuếch trương, v.v…
Sự sáng tạo ý cảnh cáng thông qua sự giao lưu giữa tác giả và người thưởng thức đạt được sự cộng hưởng. Người thưởng thức có thể từ nhiều góc độ cuộc sống, nhiều khía cạnh tình cảm để chiêm nghiệm tác phẩm nhưng không xa vời, thoát ly ý cảnh mà người chế tác gửi gắm. Giữa tác giả và người thưởng thức luôn có sự khác nhau về khu vực địa lý, dân tộc, tư tưởng tình cảm, tính cách, kinh nghiệm sống, trình độ thẩm mĩ và sự tu dưỡng văn hoá, thậm chí khác nhau về thời đại; do đó không Ihể có sự tiếp thụ tuyệt đối giống nhau của người thưởng thức. Tuy vậy, tác phẩm cần sáng tạo ý cảnh để có sự tiếp thu giống nhau của quảng đại quần chúng.