Tại sao dây cột điện luôn được mắc chùng xuống? - Câu hỏi hay
Xin hỏi tại sao dây cột điện luôn được mắc chùng xuống thành đoạn võng thay vì chăng thẳng căng? (Tuấn Vũ) Hình minh họa: Sims Crane. Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây . ...
Xin hỏi tại sao dây cột điện luôn được mắc chùng xuống thành đoạn võng thay vì chăng thẳng căng? (Tuấn Vũ)
Hình minh họa: Sims Crane. |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Bạn mà căng thẳng dây dc thì bạn là thánh chứ ko phải là người - (Phạm Quang Trung)
Gọi là độ võng kỹ thuật của dây, có hai lý do. Một là sức nặng của dây không thể tăng thêm được nữa nên dây có độ võng nhất định. Hai là người ta cố ý để chùng để có thể thay đổi do giãn nỡ vì nhiệt. Khi nhiệt độ giảm xuống dây co lại và đạt độ căng thích hợp không bị đứt. - (Huỳnh Đạo)
Võng là do trọng lượng bản thân của dây. Nếu giả sử dây thẳng ra (nằm ngang) thì cần lực rất lớn, và làm dây bị đứt. Nếu dây bền vô hạn thì cột điện co chịu được lực đó k? Tóm lại, tốn kém hơn rất nhiều nếu để dây nằm ngang được - (Hoàng Tùng)
Đàn căng quá thì đứt dây, cột điện chắc cũng vậy. - (Vinh English Club)
Trọng lượng bản thân làm dây võng xuống bạn nhé. Ko thể làm thẳng được. - (nước mắt mặt trời)
Nó võng xuống là do trọng lực kéo nó xuống,nếu căng hết mức vượt mức chịu lực của cáp thì sẽ gây đứt cáp hoặc gãy trụ điện,nên chỉ căng dây trong ngưỡng an toàn cho phép - (levanthu01011982)
Đơn giản vì : già néo đứt dây. - (Nguyen The Nghia)
Sức nặng của dây
Đảm bảo khi 1 cột đổ không kéo theo các cột khác
An toàn khi gió thổi
Nghệ thuật - (jondnie peter)
Muốn căng cũng không thể căng thẳng được do trọng lực. Hơn nữa, nhờ nó chùng mà sét đánh đúng vào cột thu sét. - (DỐC ĐỨNG)
Dây tải điện nặng lắm, ko thể kéo căng được bạn à. - (ManUtd1992)
cái nối giữa hai cột là dây , không phải là cọc .Người ta gọi là dây điện ! mà vì lực hấp dẫn thì chắc chắn nó phải chùng xuống , chứ lôi căng làm sao đc - (Kim Ngọc)
mắc căng quá thì nhiệt độ lên cao dây dễ bị đứt - (soccon)
Là do sức nặng của dây điện. Bạn phải cần 1 lực rất lớn để kéo thẳng dây dài hàng trăm mét. - (Hung Ca)
Cho dù là sợi chỉ dài 200 m, đố kéo thẳng căng dc, hống chi là dây điện to như cổ tay. - (Noithang)
Đơn giản vì nó quá nặng - (MR. Ninja)
Giả sử gọi trọng lượng đọan dây là P , coi trọng lượng dây tập trung tại trung điểm của đoạn dây. Gọi góc giữa dây và phương hẳng đứng là i , khi dây cân bằng thì trọng lượng P của đoạn dây và lực căng T trong dây cân bằng. Ta có phương trình P = 2Tcosi. -> T= P/2cosi. Khi bạn muốn dây thẳng căng là 1 đường thẳng , có nghĩa là góc i =90 độ , lim T = vô cùng khi góc i tiến tới 90 độ. Điều đấy có nghĩa là không thể làm cho dây không võng được , vì không thể tạo lực căng vô cùng lớn và vật liệu dây cũng k thể chịu được lực căng vô cùng lớn ( đứt dây). Mặt khác lực căng dây quá lớn sẽ thi công khăn và dễ gây vặn , xoắn cho cột thép. - (nguyenvanduong821)
nếu dây điện không có khối lượng thì nó sẽ thẳng . - (hung0969009005)
Kéo căng sẽ đứt dây gãy cột - (Danh)
Để lúc gặp bão thì dây có độ đàn hồi không nó đứt xuống thì nguy hiểm chứ sao ! - (Tuan Hai Tuan Hai)
Tại nó nặng nó tự chùn thôi, kô ai muốn thế cả. Mình đoán vậy, ahihi - (Nhân Đức Nguyễn)
Tại vì dây rất nặng khoảng cách xa. Không thể kéo căng được. - (Hoàng định)
dây điện có tính giản nở do nhiệt độ. nếu quá căng, khi gặp nhiệt độ lạnh nó sẽ có lại và dây có thể bị đứt... - (Let Go Hand)
Vì dây nặng quá, muốn căng thẳng mà không được :v - (Pocket)
Kéo không nỗi - (hTpro)
Không thể căng được thì nó võng. thế thôi! - (Hoàng)
Không phải là mắc trùng xuống mà Cơ bản là không thể căng được :D - (dongtohung)
Nó võng vì bản thân nó bị mẹ trái đất kéo xuống. Cãi mẹ ko được nên mấy bác cho nó võng đều giúp nó cân bằng cho dàn trụ ko bị . Chim đậu ko bị đổ. - (Cao nguyen)
Dây dài và nặng nên muốn căng thẳng rất khó khăn và tốn kém . Nên để chùng xuống hoặc để 4 dây vào 1 vòng tròng để giữ dây . - (hoài nguyễn)
khi lạnh nó co lại( lúc nóng nó giãn ra, như đường sắt ai dám lắp các thanh ray khít nhau đâu?) - (Hung Nguyenhai)
trong điều kiện gió thổi mạnh, dây ko bị đứt. - (Thế Hoàng)
Vì không thể mắc căng hơn đc nữa. - (KIỆM ĐỖ VĂN)
Già néo đứt dây bạn à. - (Giuap)
Kéo thẳng ko được. Với để giảm lực kéo lên trụ. - (Tạ Thanh Tùng)
Theo ý mình, dây điện để trùng có ít nhất 2 nguyên nhân. N.nhân 1: Dây điện nếu bị đứt thì sẽ dễ sa xuống tránh phóng ra tia lửa điện khắp nơi. N.nhân 2: Dây điện nếu căng khi bị đứt quán tính của dây lên cao ảnh hưởng tầm cao và mọi nơi hơn.. N.nhân 3: Khi thay sứ trên dây điện sẽ hư hao 1 phần dây là đó là yếu tố có thêm để lắp trùng. N.nhân 4; Khi giải tỏa đất hay di dời cột điện dễ hơn, không bị căng đứt. - (mikengyn)
Để nếu đứt thì còn nối được - (Tran Thien Hoang)
Cũng giống như con nhện nó căng mạng nhện ý mà..... - (sytd)
Nếu cot điện cách nhau 10 m, Tôi đảm bảo dây điện thẳng căng , không bị chùng xuống....??? - (Do)
Khổng minh nói " dây điện dùng quá sẽ hao vật liệu lẫn ko gian, dây điện căng quá sẽ đứt" - (ngọc gia hân)
Lý do khác: để nước mưa thoát nhanh! - (Teobatri)
Thẳng căng sẽ đứt dây, đổ trụ - (Sài gòn)
Có lẽ là trọng lượng dây gây võng xuống. Cho nên khối lượng dây sẽ tăng kể cả chi phí - (Hùng)
Dây điện có khẩu độ rất dài và như thế chúng rất nặng, nếu kéo thẳng băng sẽ đứt ngay, nếu chùng xuống lực sẽ căng sẽ giảm, càng chùng thì lực căng càng giảm vì thế đó là sự lựa chọn khôn ngoan. - (ßÏŃĤ ĽÜÅŃ)
Vì khi nhiệt độ tăng cao, vật rắn sẽ giãn nở. Tương tự, nếu nhiệt độ hạ, vật rắn sẽ co lại. Nếu dây điện đuôc giăng căng, khi nhiệt độ hạ, dây điện co ngắn lại, căng ra, dễ bị đứt - (Maya)
Đơn giản đó chỉ là tổng hợp lực cơ trong vật lý thôi mà ! Hợp lực giữa Pm = 2F x cos (phi) trong đó "phi" là gốc giữa hai dây điện theo độ võng, và F là phản lực căng trên dây. Khi góc "phi" = 0 thì F= P/2 tức là mỗi đầu dây chịu đựng một nửa trọng lượng dây P. Nếu dây càng căng thì góc "phi" càng lớn, khi đó cos(phi) càng nhỏ dẩn đến lực căng F phải càng lớn mới đủ cân bằng với trọng lực P. Khi đó thì lực căng F sẽ lớn dẩn đến dây dể đứt là vậy. - (Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt)
Dây điện bạn nhìn treo lủng lẳng như vậy thôi chứ thật ra rất nặng, nếu bạn căng dây ra để treo cũng đúng thôi nhưng lại không có thiết bị nào đủ khỏe để căng được dây điện chứ chưa nói là vừa căng vừa treo. Ngoài ra dây điện và đặc biệt là dây cao thế rất nặng nếu căng ra như vậy thì sau này sẽ chùng xuống do trọng lượng bản thân và kéo theo gãy cột. Còn dây điện trong thành phố, dây trung thê, dây hạ thế phải mắc hơi chùng vì đề phòng khi trời có gió hay vật thể lạ từ các hộ chung cư vô tình rơi trúng dây điện dẫn đến hư hại cho đường dây - (Tùng)
Họ để trùng vậy để tránh những trường hợp như bão hay lốc lớn sẽ khiến dây có khả năng bị kéo đứt khi quá căng. - (Ngọc Linh)
Muốn căng thì chờ đến mùa tuyết rơi nhé. Trời nắng nóng thế này căng sao được. - (Tuan Nguyen van)
Do trọng lực nên dây chùng xuống. Không thể kéo dây thẳng băng như dây đàn được. - (Trần Mạnh Anh)
Gọi o là điểm trọng tâm của dây, khi đó tại o cuất hiện pt cân bằng lực P = 2Tcos(anpha) trong đó P là trọng lực dây, T là sức căng, anpha là góc hợp bởi phương trọng lực và dáy điện, từ đó ta thấy T=P/2cos(anpha), như vậy nếu dây thẳng thì sos(anpha) bằng 0 T sẽ sẽ lớn vô cùng! - (Chu Anh Luong)
Khi kéo căng thì lực kéo của dây dồn về cột đầu và cột cuối của cả đoạn dây đó , mà dây điện thì rất dài , chẳng hạn như đường điện Bắc Nam chẳng hạn , khi đó lực đó là khủng khiếp , còn khi kéo mắc võng thì cơ bản là lực kéo giữa các đoạn dây giữa các cột triệt tiêu nhau - (Thợ hồ)
Với 1 đoạn đường dài thì việc căng thẳng là ko dễ, làm ngừng đó đi rồi bít - (Tử)