Phát triển các hoạt động trong việc dạy tiếng Anh cho người Việt
(ĐHVH) - Trong những năm gần đây, ở nước ta, tiếng Anh được coi là một môn học quan trọng trong các trường phổ thông cũng như đại học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy và học tiếng Anh nhằm tìm ra phương pháp dạy môn học này một cách hữu hiệu. Năm 2008, Đề án “Dạy và học ngoại ...
(ĐHVH) - Trong những năm gần đây, ở nước ta, tiếng Anh được coi là một môn học quan trọng trong các trường phổ thông cũng như đại học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy và học tiếng Anh nhằm tìm ra phương pháp dạy môn học này một cách hữu hiệu. Năm 2008, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” đã được Chính phủ phê duyệt với mục đích “chuyển ngoại ngữ từ một môn học trở thành một công cụ để sống, làm việc và hội nhập quốc tế”. Vì vậy, để dạy và học tiếng Anh có hiệu quả cần phối hợp chặt chẽ các khâu như: thiết kế chương trình, chuẩn bị bài giảng, thao tác giảng dạy trên lớp,...; trong đó, việc phát triển các hoạt động trên lớp đóng một vai trò rất quan trọng. Theo Malamah-Thomas (1), hoạt động được mô tả như là việc sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực và có mục đích. Trong đó người học được yêu cầu sử dụng vốn ngôn ngữ của họ để đáp ứng được các tình huống giao tiếp. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số loại hình hoạt động trong lớp học; một số hoạt động thường được giáo viên tiếng Anh người Việt áp dụng.
1. Các loại hình hoạt động
Các loại hình hoạt động rất phong phú và đa dạng. Ở đây, chúng tôi đưa ra những loại hình hoạt động tiêu biểu mà giáo viên có thể sử dụng để phát triển việc sử dụng ngôn ngữ có mục đích một cách tích cực trong lớp học.
1) Hoạt động giải quyết vấn đề: Bằng cách đưa vào quá trình học ngôn ngữ động cơ học tự nhiên, hoạt động giải quyết vấn đề không những giúp người học vượt qua những trở ngại mà còn góp phần phát triển việc học các kỹ năng (2). Các hoạt động tiêu biểu của hoạt động giải quyết vấn đề bao gồm xử lý các vấn đề thực tế, trò chơi ô chữ, lắp hình.
2) Hoạt động điền thông tin: Hoạt động điền thông tin được sử dụng để phát triển việc sử dụng ngôn ngữ có mục đích một cách tích cực.Ví dụ về hoạt động này thường là những chỗ trống nào đó mà người học phải điền thông tin vào. Trò chơi lắp hình cũng là một trong số các hoạt động của loại hình hoạt động này.
3) Cá nhân hóa hoạt động: Những hoạt động này thường dựa vào nhu cầu mà con người cần đề thể hiện những diễn đạt mang tính cá nhân và nhu cầu để truyền đạt những ý kiến chủ quan, những ấn tượng cá nhân, những tình huống tưởng tượng. Hoạt động phổ biến của loại hoạt động này bao gồm điền thông tin vào chỗ trống, phiếu điều tra, thăm dò ý kiến, khảo sát, các hoạt động kịch, sắm vai.
4) Hoạt động liên quan đến xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau: Hoạt động xử lý thông tin có thể bao gồm những qui trình sau: phân loại thông tin, tóm tắt thông tin, phân tích thông tin, phiên dịch, biên dịch, tái cấu trúc ngôn ngữ, tổng hợp thông tin và tranh luận thông tin với những người khác. Một số ví dụ tiêu biểu của loại hình hoạt động này là lập dự án, đề án, kế hoạch, điền vào bảng, mẫu đơn, điền vào sơ đồ, tranh, bài tập phân loại, bài tập điền từ dựa vào ngữ cảnh.
5) Hoạt động sử dụng tranh ảnh: Tranh ảnh có thể được sử dụng để thực hành ngôn ngữ cụ thể. Một số ví dụ của loại hoạt động này là sắp xếp các bức tranh theo đúng trật tự (học sinh sẽ phải sắp xếp các bức tranh theo đúng trật tự và dựa vào trật tự của các bức tranh để kể lại câu chuyện hoặc những điều đang xảy ra), tranh vui với những bong bóng (học sinh sẽ phải điền vào bong bóng những điều mà các nhân vật đang nói), so sánh và đối chiếu các bức tranh.
6) Hoạt động dựa vào vốn tài liệu: Vốn tài liệu đóng vai trò quan trọng đối với loại hoạt động này. Vốn tài liệu có thể được sử dụng để cung cấp dữ liệu thông tin (đọc chuyện, nghe chuyện, thơ, bài hát) và khuyến khích người học viết về những bài thơ, những câu chuyện ngắn của họ (3). Ví dụ về các hoạt động dựa vào vốn tài liệu bao gồm: nghe chuyện do giáo viên đọc, đọc chuyện và đọc to trong nhóm, đóng vai một nhân vật trong truyện, trong thơ hoặc kịch và mô tả bản thân.
7) Hoạt động dưới hình thức đóng kịch: Kịch đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy và học ngôn ngữ. Hình thức đóng kịch được áp dụng rất khác nhau trong các lớp học ngôn ngữ và số lượng kịch được sử dụng có thể phụ thuộc vào sự ưa chuộng của giáo viên và học sinh. Ví dụ liên quan đến hoạt động kịch bao gồm kể chuyện, sắm vai, sử dụng các con rối để diễn xuất kịch, phát triển các nhân vật trong một vở kịch hay là một câu chuyện
8) Hoạt động sử dụng các trò chơi: Các trò chơi cũng rất bổ ích đối với dạy và học ngôn ngữ. Chúng đưa ra trọng tâm cho việc sử dụng ngôn ngữ một cách dễ hiểu và có hiệu quả. Nhiều lọai hoạt động trò chơi có thể được sử dụng trong lớp học. Một số hoạt động cơ bản như nối và ghép các trò chơi, trò chơi dùng bảng và thẻ, ô chữ (chú trọng vào từ hơn là vào câu), đoán và kể chuyện.
2. Một số các hoạt động sử dụng trong các lớp học tiếng Anh cho người Việt
Tùy theo các mức độ của lớp học và trình độ của người học, giáo viên sử dụng các hoạt động khác nhau cho phù hợp .
1) Một trong các hoạt động thường được áp dụng vào ngày đầu tiên của khóa học tiếng Anh là giáo viên thường yêu cầu người học nói và tìm hiểu thông tin về những người khác bằng cách sử dụng các cặp phỏng vấn. Đối với các lớp học tiếng Anh ở trình độ thấp, người học di chuyển và hỏi những người khác những câu hỏi đơn giản như tên, địa chỉ, gia đình, v.v... Ở những lớp có trình độ tiếng Anh cao hơn, người học nói về công việc của mình, sở thích, lý do học tiếng Anh và kế hoạch trong tương lai. Hoạt động này tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên và người học và giữa người học và người học.
2) Hoạt động dùng giáo cụ trực quan cũng thường được dùng trong các lớp học ở các cấp độ. Các bức tranh đầy mầu sắc về tháng, mùa, thời tiết, địa điểm.vv...thường được dùng ở các lớp tiếng Anh ở cấp độ thấp. Người học nhìn những bức tranh này và kể về chúng. Hoạt động này khuyến khích cho việc sử dụng tiếng Anh một cách sáng tạo. Giáo viên có thể sử dụng các bức tranh này để dạy ngữ pháp, từ vựng, v.v ... Chẳng hạn, giáo viên chỉ vào bức tranh địa danh Nice và hỏi “ Where is Paul going?”. Người học trả lời: “He is going to Nice”. Giáo viên chỉ vào bức tranh địa danh Strasbourg và hỏi: “And the Martins?”. Người học trả lời “ They are going to Strasbourg”. Giáo viên chỉ tiếp vào bức tranh địa danh Tokyo và hỏi tiếp: “George, are you going to Paris?”. George trả lời: “No, I’m going to Tokyo”.
Ở những lớp có trình độ cao hơn, giáo viên có thể sử dụng bản đồ để dạy khoảng cách (theo mét, dặm, v.v.. .), để so sánh giữa các thành phố, thị trấn, tỉnh và dân số. Bằng cách kết hợp địa danh trên bản đồ và tranh ảnh để đưa vào luyện tập, giáo viên có thể làm cho các bài tập luyện buồn tẻ trở nên sinh động và thú vị hơn.
3) Bắt chước cũng là một trong những hoạt động có hiệu quả nhằm giúp người học hòa nhập với ngôn ngữ và văn hóa khác (4). Bắt chước có thể được coi là hoạt động nhằm giảm khoảng cách giữa lớp học và thế giới hiện thực ở bên ngoài (5). Bằng cách sử dụng thủ thuật bắt chước, người học có thể tiến đến tiếp xúc trực tiếp với các tình huống không những đảm bảo cả về ngôn ngữ mà còn mang sắc thái văn hóa. Ví dụ, ở các lớp tiếng Anh có trình độ vừa phải, giáo viên khuyến khích người học mô phỏng một chuyến đi đến một nhà hàng sau khi họ đã học các cấu trúc và từ vựng cần thiết để gọi và phục vụ món ăn. Người học sẽ phải lập ra thực đơn, bắt chước cách viết và in thực đơn theo kiểu truyền thống bao gồm cả giá cả và các loại thức ăn. Tương tự như vậy, người học có thể được khuyến khích mô phỏng một chuyến đi đến một siêu thị dựa vào tranh trong bài học, kinh nghiệm của giáo viên và của người học. Kết quả là người học thông qua hoạt động này có thể nắm được cách thực phẩm được bày bán ở chợ, cách ăn mặc của người bán hàng, các loại thức ăn được khách hàng mua, cách thực phẩm được đóng gói, cách sử dụng túi mua hàng, v.v...
Ở các lớp có trình độ tiếng Anh cao hơn, tình huống bắt chước sẽ trở nên khó hơn. Nó đòi hỏi cả sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ, sự phong phú về vốn từ vựng và ngữ pháp. Ví dụ, trong một lớp học, một số người học có thể đóng vai một số nhân vật đã được lựa chọn và được đọc ở trên lớp. Những người còn lại đóng vai là các phóng viên hoặc người phỏng vấn. Khi từng nhân vật lần lượt trình diễn trên lớp, những người học khác phỏng vấn anh ta hoặc cô ta. Câu hỏi sẽ đưa anh ta hoặc cô ta vào vai của người trong chuyện. Quá trình này khuyến khích sự sáng tạo và bột phát của người học trong việc học tiếng Anh.
4) Ở những lớp có trình độ tiếng Anh cao, hoạt động thường được sử dụng phổ biến nhất là thảo luận. Giáo viên và người học ở những lớp này có thể tổ chức những cuộc thảo luận khác nhau như là thảo luận bàn tròn, thảo luận những chủ đề có mối quan tâm lớn và tranh luận. Hoạt động này giúp người học có dịp bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình và tạo ra những ý tưởng sáng tạo và bột phát trong quá trình sử dụng ngôn ngữ có mục đích.
Hiện nay, việc áp dụng các hoạt động này trong dạy tiếng Anh ở một số trường phổ thông và đại học gặp một số trở ngại chủ yếu như: trình độ tiếng Anh của giáo viên người Việt chưa được đồng đều; số lượng người học ở các lớp học tiếng Anh vẫn rất đông, khoảng từ 40–50 người và trình độ tiếng Anh của người học trong từng vùng và trong từng lớp học cũng không đồng đều.
3. Mặc dù việc sử dụng các hoạt động này vẫn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, để sử dụng có hiệu quả các hoạt động trong dạy tiếng Anh, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa người dạy và người học. Nâng cao nhận thức cho người học về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Giáo viên cần tạo cho người học một đường hướng giao tiếp mà trong đó các hoạt động là trọng tâm của việc dạy, học và kiểm tra đánh giá; biên soạn tài liệu phù hợp với đối tượng, theo hướng “đơn giản, dễ hiểu”; đa dạng hóa các hình thức giảng dạy tiếng Anh cho người Việt. Theo Wright (5), giáo viên giỏi là người luôn quan tâm tới việc người học sẽ sử dụng ngôn ngữ được dạy càng sớm càng tốt và cống hiến nhiều thời gian và kinh nghiệm vào việc tạo ra các tình huống thích hợp cho việc sử dụng ngôn ngữ.
Tài liệu tham khảo
1. Malamah-Thomas, A. Tương tác trong lớp học . NXB Oxford, 1987
2. Holt R. F. Các hoạt động và thủ thuật được sử dụng trong việc dạy ngôn ngữ như là một ngoại ngữ thứ 2. ESL, 1981
3. Nelson, T. Các thủ thuật luyện trong việc dạy ngôn ngữ. Thomas Nelson and sons Ltd, 1991
4. Stanislawczyk, I. E. Sự sáng tạo trong việc dạy ngôn ngữ. Newbury House Publishers, inc, 1976
5. Wright, T. Vai trò của giáo viên và người học. NXB Oxford, 1987
Bài: Ths. Dương Thị Thu Hà – Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Quốc tế.
Admin2.
khoá học thiết kế web tphcm giá rẻ thiet bi bếp nhà hàng tai tphcm cong ty thiet ke web tphcm cong ty may đồng phục tai tphcm mua mua container cũ gia re mua bán đàn guitar gia re ban mat ong rung nguyen chat gia re dai ly ống nước tien phong cuoc vũ đạo vu dao ban bình nóng lạnh tai tphcm Chóng mặt chong mat quan Cafe Phố Sữa Đá MacCoffee ống nhôm tien dat hoc mua bán đàn guitar tai tphcm công ty thiết kế web tai tphcm cong ty may áo thun đồng phục hoc phát âm tiếng anh chuan khoa học thiết kế web tphcm tphcm mua container văn phòng cu dia chi thay man hinh iphone tai tphcm thiet bi bếp công nghiệp bep nha hang dai ly ống nhựa tiền phong ong nuoc du an Căn hộ Scenic Valley ban thuoc kich duc nu chuyen thi cong phong karaoke vip