Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du ngữ văn 10
Soan bai Truyen Kieu cua Nguyen Du – Đề bài: Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du ngữ văn 10 1. Tìm hiểu xuất xứ _ Truyện Kiều hay còn có tên gọi khác là Đoạn trường tân thanh _ Đây là tác phẩm truyện thơ của Nguyễn Du, viết bằng chữ Hán _ Nguyễn Du dựa trên tác phẩm “Kim Vân Kiều ...
Soan bai Truyen Kieu cua Nguyen Du – Đề bài: Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du ngữ văn 10 1. Tìm hiểu xuất xứ _ Truyện Kiều hay còn có tên gọi khác là Đoạn trường tân thanh _ Đây là tác phẩm truyện thơ của Nguyễn Du, viết bằng chữ Hán _ Nguyễn Du dựa trên tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân- một tác giả người Trung Quốc để viết lên Truyện Kiều. _ Nguyễn Du có sự cải biên về nội dung, tình tiết và dễ dàng thấy nhất đó chính là việc ...
– Đề bài:
1. Tìm hiểu xuất xứ
_ Truyện Kiều hay còn có tên gọi khác là Đoạn trường tân thanh
_ Đây là tác phẩm truyện thơ của Nguyễn Du, viết bằng chữ Hán
_ Nguyễn Du dựa trên tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân- một tác giả người Trung Quốc để viết lên Truyện Kiều.
_ Nguyễn Du có sự cải biên về nội dung, tình tiết và dễ dàng thấy nhất đó chính là việc lựa chọn thể thơ lục bát thay thế cho hình thức văn xuôi của Kim Vân Kiều truyện.
_ Chưa xác định được chính xác thời gian sáng tác, nhiều phỏng đoán cho rằng Truyện Kiều viết từ năm 1789 đến năm 1802.
2. Nhận xét về sự sáng tạo của Nguyễn Du
_ Như đã trình bày ở trên, Truyện Kiều của Nguyễn Du được sáng tác dựa trên mối tình Kim Kiều trong tác phẩm văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.Tuy nhiên, sự vay mượn của Nguyễn Du không phải là sự sao chép, dập khuôn mà là sự vay mượn sáng tạo, cụ thể như:
+ Nguyễn Du đã thay đổi hình thức thể loại từ văn xuôi sang thể thơ giàu tính dân tộc, đó là thể thơ lục bát.
+ Trong quá trình sáng tác, Nguyễn Du đã lược bỏ những chi tiết không quan trọng và thêm vào những tình tiết mới, góp phần thể hiện được nội dung của tác phẩm.
+ Thay đổi thứ tự kể làm cho nhân vật hiện lên sống động, chân thực hơn.
3. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
_ Qua tác phẩm truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện tài năng nghệ thuật đầy độc đáo của mình, đó là:
+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật, miêu tả thế giới nội tâm đầy sống động, các nhân vật trong truyện dù là chính diện hay phản diện, dù được khắc họa kĩ càng hay chỉ xuất hiện chớp nhoáng trong vài câu thì cũng thể hiện được những điển hình rõ nét, mà nhìn vào đó người ta sẽ nhận biết được ngay đó là nhân vật nào. Đây chính là tài năng miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du.
+ Nghệ thuật kể chuyện đầy hấp dẫn, bằng cách dẫn ra những sự kiện Nguyễn Du đã đưa người đọc theo dõi toàn bộ cuộc đời và số phận của Thúy Kiều từ khi còn là một tiểu thư khuê các đến mười lăm năm chìm nổi.
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để miêu tả, khắc họa con người, đúng như Nguyễn Du từng viết
“Cảnh nào mà chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
4. Tìm hiểu về bút pháp miêu tả nhân vật
_ Trong tác phẩm Truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du đã thể hiện được tài năng miêu tả bậc thầy của mình, Nguyễn Du đã khắc họa được những nhân vật của mình không chỉ rõ nét về diện mạo mà tính cách đặc trưng cũng được nhà thơ khai thác triệt để. Điều đặc biệt là đối với mỗi kiểu nhân vật khác nhau thì nhà thơ lại có cách miêu tả khác nhau:
+ Đối với những nhân vật chính diện thì Nguyễn Du có xu hướng sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để dựng lên chân dung của nhân vật này, thể hiện được thái độ trân trọng, yêu mến như: Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim TRọng, Từ Hải. Ta có thể lấy một ví dụ cụ thể như:
Khi miêu tả Thúy Vân:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Hay như khi tả Thúy Kiều:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm,liễu hờn kém xanh”
_ Đối với những nhân vật phản diện, Nguyễn Du dùng bút pháp tả thực để lột trần bản chất thực của những nhân vật này. Chẳng hạn như khi miêu tả về Mã Giám Sinh thì Nguyễn Du viết:
“ Quá niên trạc tuổi tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”
5. Tìm hiểu về nghệ thuật kể chuyện trong truyện Kiều
_ Truyện Kiều không chỉ đạt đỉnh cao trong nghệ thuật miêu tả nhân vật mà điều làm nên thành công của truyện Kiều không thể không kể đến nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du:
+ Nghệ thuật kể chuyện trữ tình bằng thơ lục bát
+ Bút pháp trần thuật và nghệ thuật miêu tả độc đáo
+Ngôn từ tự nhiên không ngượng ép.