02/06/2017, 13:28

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung

Soan bai Hoi trong Co Thanh – Đề bài: Soạn bài Hồi trống Cổ Thành trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung 1. Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công? Trong trích đoạn “Hồi trống cổ thành” xoay quanh hai nhân vật chính là Quan Công và Trương Phi, ngay ở phần đầu của ...

Soan bai Hoi trong Co Thanh – Đề bài: Soạn bài Hồi trống Cổ Thành trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung 1. Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công? Trong trích đoạn “Hồi trống cổ thành” xoay quanh hai nhân vật chính là Quan Công và Trương Phi, ngay ở phần đầu của trích đoạn, Trương Phi đã hùng hổ với ý định đâm chết Quan Công. Sở dĩ có hành động này bởi: + Trương Phi đang có những hiểu lầm đối với Quan Công, Trương Phi cho rằng Quan ...

– Đề bài:

1. Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?

Trong trích đoạn “Hồi trống cổ thành” xoay quanh hai nhân vật chính là Quan Công và Trương Phi, ngay ở phần đầu của trích đoạn, Trương Phi đã hùng hổ với ý định đâm chết Quan Công. Sở dĩ có hành động này bởi:
+ Trương Phi đang có những hiểu lầm đối với Quan Công, Trương Phi cho rằng Quan Công đã phản bội lại tình nghĩa huynh đệ, đầu hàng và quy thuận dưới chướng của Tào Tháo.
+ TRương Phi vốn là một con người nóng nảy, cương trực. Vốn mang sẵn hiềm nghi, khi gặp lại, nghe thấy lời nói của Quan Công “Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?”, Trương Phi nổi giận đùng đùng vì cho rằng chính Quan Công là người phản bội mà giờ đây lại dám nói đến tình nghĩa huynh đệ.
+ Trương Phi là một võ tướng ngay thẳng, bộc trực không chấp nhận sự quanh co,lắt léo không rõ ràng, càng không chấp nhận sự phản bội.
+ Là một con người coi trọng tình nghĩa, căm ghét những kẻ bất trung,bất nghĩa.

2. Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là “Hồi trống cổ thành?”

Nhan đề “Hồi trống Cổ Thành” không phải nhan đề do La Quán Trung đặt trong tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” mà do người biên soạn đặt. Ta có thể thấy cái lí của nhan đề này như sau:
+ TRong hồi 28 có tiêu đề “Chém Sái Dương, an hem hòa giải Hồi Cổ thành, tôi chúa đoàn viên”.
+ Nhan đề hồi trống cổ thành do người biên soạn đặt dựa trên nội dung độc đáo nhất của đoạn trích này, đó chính là tiếng trống của Trương Phi. Hồi trống Trương Phi gióng lên như lời thúc giục cũng như lời thách thức Quan Công giao chiến với Sái Dương. Để bày tỏ tấm lòng trung nghĩa vẹn nguyên thì Quan Công phải chém chết Sái Dương sau những hồi trống của Trương Phi kết thúc.
+ Hồi trống cũng là thứ giải quyết mọi hiểu lầm của tình huynh đệ. Nên tiếng trống như tiếng thách thức nhưng cũng là tiếng gầm giận dữ, lại những tiếng lòng của nhân vật Trương Phi.

3. Có ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?

_  Trương Phi là một con người có cá tính bộc trực, ngay thẳng không chấp nhận sự bất trung, bất nghĩa, càng không chấp nhận trắng đen không rõ ràng. Trong trích đoạn “Hồi trống cổ thành” hình ảnh của Trương Phi hiện lên như một con người nóng nảy, có phần gàn dở nhưng ta có thể thấy rõ được nguyên nhân khiến cho Trương Phi trở nên như vậy:
+ Trước hết đó chính là do bản tính bộc trực, nóng nảy của Trương Phi, vì vậy mà khi nghe tin Quan Công bội ước, phản bội lại tình huynh đệ thì đã có suy nghĩ chém chết Quan Công.
+ Những lời nói đầy ngụ ý của Quan Công càng khiến TRương Phi tức giận vì bản tính của nhân vật này là không thích sự vòng vo, không rõ ràng.
+ Nhưng ta cũng có thể thấy sự nóng nảy của Trương Phi không chỉ là do bản tính mà còn do đối tượng mà Trương Phi đang muốn trừng phạt, đó là người huynh đệ kết nghĩa thân thiết với Trương Phi, vì vậy mà sự nóng nảy ở đây hoàn toàn không phải sự ngu ngốc, gàn dở mà là sự nóng lòng muốn xác thực trái sai, đen trắng.

soan bai hoi trong co thanh

4. Tại sao nói: Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam Quốc?

_ Có ý kiến cho rằng, nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam Quốc. Có thể giải thích nhận định này như sau:
+ Hồi trống mà Trương Phi gióng lên đẩy tình huống đến đỉnh cao của kịch tính.
+ Là biện pháp giải quyết duy nhất trong quan hệ đầy mâu thuẫn của Trương Phi và Quan Công lúc bấy giờ.
+ Tam Quốc hấp dẫn người đọc bởi chính những tình tiết kịch tính,  những màn giao đấu đầy căng thẳng, kịch liệt giữa các bên tham chiến, vì vậy, lấy hành động chém Sái Dương làm biện pháp giải quyết là hoàn toàn phù hợp, thể hiện được đặc trưng của Tam quốc.

5. Tính cách của nhân vật Trương Phi được biểu hiện qua những chi tiết nào? Tính cách của Trương Phi và Quan Công khác nhau như thế nào?

* Tính cách của Trương Phi bộc lộ ở những chi tiết:
+ Trương Phi không nói không rằng, lập tức mặc áo giáp,lên ngựa mắt trợn tròn, râu vểnh ngược, gào thét như sấm, xưng mày tao với Quan Công.
+ Gióng trống để cho Quan Công giao chiến
+ Khóc và lạy Quan Công khi Quan Công chém đầu Sái Dương và nghe hai người chị dâu kể lại sự tình.
* Sự khác nhau trong tính cách của Trương Phi và Quan Công:

Trương Phi

Quan Công

_ Nóng nảy, cương trực

_ Trung nghĩa, khiêm nhường

_ Nông nổi, mù quáng

_ Tỉnh táo, sáng suốt, biết nhận định tình huống, thời thế

_ Giàu tình cảm,biết nhận lỗi khi biết mọi sự chỉ là hiểu lầm

_ Bình tĩnh, chứng minh trong sạch bằng hành động

0