02/06/2017, 13:29

Soạn bài Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Soan bai Trao duyen – Soạn bài Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. 1. Tìm hiểu xuất xứ của bài thơ _ Trích đoạn “Trao duyên” thuộc phần một: Gặp gỡ và đính ước của truyện kiều. Sau chuyến đi chơi mùa xuân, Kim Trọng và Thúy Kiều đã có những ấn tượng tốt đẹp về đối phương. ...

Soan bai Trao duyen – Soạn bài Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. 1. Tìm hiểu xuất xứ của bài thơ _ Trích đoạn “Trao duyên” thuộc phần một: Gặp gỡ và đính ước của truyện kiều. Sau chuyến đi chơi mùa xuân, Kim Trọng và Thúy Kiều đã có những ấn tượng tốt đẹp về đối phương. Để có thể tiếp tục gặp gỡ, Kim TRọng đã chuyển đến ở gần nhà của Thúy Kiều. Một hôm cả gia đình Thúy Kiều về ngoại, Thúy Kiều đã lén về trước và chủ động sang nhà Kim Trọng, ...

– .

1. Tìm hiểu xuất xứ của bài thơ

_ Trích đoạn “Trao duyên” thuộc phần một: Gặp gỡ và đính ước của truyện kiều. Sau chuyến đi chơi mùa xuân, Kim Trọng và Thúy Kiều đã có những ấn tượng tốt đẹp về đối phương. Để có thể tiếp tục gặp gỡ, Kim TRọng đã chuyển đến ở gần nhà của Thúy Kiều. Một hôm cả gia đình Thúy Kiều về ngoại, Thúy Kiều đã lén về trước và chủ động sang nhà Kim Trọng, ở đây hai người đã cùng nhau kết tóc hẹn thề dưới trăng. Trích đoạn “Trao duyên” khắc họa lại không gian thể nguyền ấy.

2. Nhận xét nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố và hình ảnh ẩn dụ

_ Miêu tả khung cảnh của đêm thề nguyền, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều những điển cố, điển tích của Trung Hoa cũng như những hình ảnh ẩn dụ như:

 + “Giấc hòe”
+ “Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần”
+ “Đỉnh giáp non thần”
+  “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”
+ “Tóc tơ”
+ “Chữ đồng”.

Việc sử dụng các từ ngữ ước lệ, đưa vào những điển cố điển tích đã góp phần làm cho không khí của buổi thề nguyền thêm trang trọng, lãng mạn và làm nổi bật cái thiêng liêng của lễ kết tóc nguyện thề của Kim Trọng và Thúy Kiều.

3. Phân tích hiệu quả biểu đạt của các từ láy được sử dụng trong đoạn trích

_ Trong đoạn trích Thề nguyền, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hệ thống các từ láy như:

+ “Xăm xăm”
+ “Hắt hiu”
+ “Bâng khuâng”
+ “Mơ màng”
+ “Vội vàng”
+ “Vằng vặc”
+ “Song song”

-> Việc sử dụng một hệ thống các từ láy không chỉ gợi tả được những bước chân vội vàng, gấp gáp cùng nỗi lòng bồi hồi xuyến xao của Thúy Kiều khi đến nhà của Kim Trọng. Đặc biệt hơn nữa, những từ láy không chỉ diễn tả nhịp điệu những bước chân, những hối hả trong tâm hồn của Thúy Kiều mà còn bộc lộ được một tâm hồn lãng mạn, đầy khát khao tình yêu của Thúy Kiều. Vì tình yêu ấy, Thúy Kiều đã đi ngược lại với mọi lễ giáo thông thường của xã hội phong kiến, tìm một lối đi riêng đầy cá tính cho tình yêu của mình.

soan bai trao duyen trich truyen kieu cua nguyen du

4. Tác giả đã tô đậm tính chất thiêng liêng của cuộc thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng như thế nào?

_ Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt những hình ảnh ẩn dụ, những điển cố, điển tích để làm tăng thêm tính trang trọng, màu sắc lãng mạng, nên thơ của buổi thề nguyền của Kim Trọng và Thúy Kiều. Đồng thời tính chất thiêng liêng này còn được thể hiện qua hành động cũng như suy nghĩ nội tâm của hai nhân vật:

+ Vì tình yêu với chàng Kim, Thúy Kiều đã dám phá bỏ mọi lề lối thông thường của lễ giáo phong kiến, nàng xăm xăm băng lối vườn khuya một mình để sang nhà của Kim Trọng. Có thể thấy đây là một hành động đầy táo bạo. Quan niệm phong kiến xưa về tình yêu nam nữ đó là “nam nữ thụ thụ bất thân”, nhưng Thúy Kiều đã gạt bỏ hết rào cản để đi theo tiếng gọi của tình yêu.
+Kim Trọng và Thúy Kiều đã cùng nhau làm lễ thề nguyền, những nghi thức thề nguyền đều diễn ra đúng như những nghi thức thề nguyền thường thấy.

5. Phân tích lời nói của Kiều khi sang nhà Kim Trọng

_Khi Thúy Kiều lén sang nhà của Kim Trọng, nàng đã nói với chàng Kim:
“Khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”

+ “ Khoảng vắng đêm trường” ở đây không chỉ là không gian vật lí, chỉ thời điểm mà Thúy Kiều và Kim Trọng gặp mặt mà đó còn là không gian của tâm lí. Những đôi lứa yêu nhau thường mong từng phút, từng giây có thể ở cạnh nhau, vì vậy khoảng vắng đêm trường ở đây không chỉ nhấn mạnh sự nhớ nhung của Thúy Kiều với chàng Kim mà còn muốn nói đến thời khắc quý báu của tình yêu.
+ Thúy Kiều cũng nhẫn mạnh tình yêu dành cho Kim Trọng “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”, đây là lời thú nhận đầy chân thành của Kiều, vì Kim Trọng mà nàng bất chấp lễ giáo phong kiến, một đường xăm xăm đến nhà chàng Kim như để thỏa nỗi nhớ mong.

6.Nhận xét hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích

Thúy Kiều hiện lên trong đoạn trích là một người con gái đầy táo bạo, mãnh liệt, vì tình yêu với chàng Kim mà Kiều không ngần ngại chống đối lại với lễ giáo phong kiến, chủ động tìm đến nhà Kim Trọng, chủ động nắm giữ tình yêu của mình. Bên cạnh đó ta cũng có thể thấy được tình yêu sâu sắc cùng với sự trân trọng của Thúy Kiều dành cho chàng Kim, vì chàng Kim mà Kiều tranh thủ từng phút giây gặp gỡ, băng băng vượt lối vườn khuya để gặp Kim Trọng, tình yêu mãnh liệt ở Thúy Kiều thật đáng trân trọng, cũng thật đáng ngưỡng mộ.

0