02/06/2017, 13:28

Soạn bài Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa

Soạn bài Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa lớp 10 1. Tìm hiểu khái quát về nội dung của tác phẩm Phạm Tải- Ngọc Hoa _Ta có thể khái quát nội dung của tác phẩm Phạm Tải – Ngọc Hoa thông qua những hệ thống ý chính sau đây: + Ngọc Hoa là con gái của một viên quan họ Trần, vì phải lòng với Phạm Tải- một ...

Soạn bài Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa lớp 10 1. Tìm hiểu khái quát về nội dung của tác phẩm Phạm Tải- Ngọc Hoa _Ta có thể khái quát nội dung của tác phẩm Phạm Tải – Ngọc Hoa thông qua những hệ thống ý chính sau đây: + Ngọc Hoa là con gái của một viên quan họ Trần, vì phải lòng với Phạm Tải- một người mồ côi, nghèo khó mà nên duyên vợ chồng. + Biện Điền thầm mến Ngọc Hoa nhưng bị nàng từ chối, biết Ngọc Hoa lấy chồng, hắn ta trả thù bằng cách tạc tượng Ngọc Hoa dâng lên ...

lớp 10

1. Tìm hiểu khái quát về nội dung của tác phẩm Phạm Tải- Ngọc Hoa

_Ta có thể khái quát nội dung của tác phẩm Phạm Tải – Ngọc Hoa thông qua những hệ thống ý chính sau đây:
+ Ngọc Hoa là con gái của một viên quan họ Trần, vì phải lòng với Phạm Tải- một người mồ côi, nghèo khó mà nên duyên vợ chồng.
+ Biện Điền thầm mến Ngọc Hoa nhưng bị nàng từ chối, biết Ngọc Hoa lấy chồng, hắn ta trả thù bằng cách tạc tượng Ngọc Hoa dâng lên cho Trang Vương.
+ Trang Vương si mê Ngọc Hoa nên bắt nàng làm vợ hắn, độc độc chết Phạm Tải.
+ Ngọc Hoa cắt tóc, rạch mặt mình để cự tuyệt lấy Trang Vương, nàng đòi để tang chồng ba năm mới chịu lấy Trang Vương. Trang Vương buộc phải đồng ý
+ Sau ba năm để tang chồng, Ngọc Hoa đã tự vẫn
+ Xuống âm phủ Ngọc Hoa đã gặp Phạm Tải, vợ chồng đoàn tụ và cùng nhau vạch mặt Trang Vương với Diêm Vương.
+ Diêm Vương trừng trị Trang Vương bằng cách ném vào vạc dầu nóng.
+ Phạm Tải- Ngọc Hoa được sống trở lại.
-> Đoạn trích Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa kể về cuộc đối mặt giữa Ngọc Hoa, Phạm Tải và Trang Vương tại triều đình.

2. Có thể hình dung đoạn trích như một đoạn kịch được không?
_ Trích đoạn “Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa” hoàn toàn có thể xây dựng thành một đoạn kịch. Bởi trích đoạn này đảm bảo được những tính chất cần có ở một vở kịch. Cụ thể như sau:
+ Nhân vật kịch: Phạm Tải, Ngọc Hoa, Trang Vương
+ Địa điểm kịch: Triều đình
+ Xung đột kịch: Trang Vương ép Ngọc Hoa làm vợ, Ngọc Hoa không e sợ vương quyền lớn tiếng cự tuyệt.
+ Nội dung vở kịch:
•    Ca ngợi tấm lòng thủy chung, tinh thần phản kháng mạnh mẽ của Ngọc Hoa
•    Phê phán thế lực cường quyền dùng quyền lực chèn ép dân lành.

3. Đoạn trích cho thấy trí tưởng tượng hồn nhiên của tác giả bình dân. Hãy chứng minh
_ Phạm Tải- Ngọc Hoa được sáng tác bởi tác giả bình dân, ngôn từ dân dã, mộc mạc đời thường. Không chỉ vậy, tác phẩm này còn thể hiện được sự hồn
nhiên của trí tưởng tượng:
+ Trước hết là tưởng tượng ra một cốt truyện đầy li kì, lắt léo.
+ Ngôn ngữ, hành động của nhân vật cũng thể hiện được tư duy tưởng tượng đầy phong phú của tác giả bình dân.
+ Đưa vào những chi tiết kì ảo: Sự xuất hiện của cuộc sống dưới địa ngục.
+ Niềm tin mãnh liệt vào cái thiện đối với cái ác: Trí tưởng tượng của tác giả bình dân rất gần với trí tưởng tượng trong các câu chuyện cổ tích, đều thể hiện niềm tin vào lẽ công bằng, vào cái thiện.

soan bai ngoc hoa doi mat voi bao chua

4. Phân tích nhân vật Ngọc Hoa.
_ Qua tác phẩm Phạm Tải- Ngọc Hoa cũng như qua trích đoạn “Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa”, ta có thể phác họa nhân vật Ngọc Hoa qua những đặc điểm sau:
+ Ngọc Hoa có một tình yêu chân thành, đáng quý. Nàng vốn là một tiểu thư khuê các, trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa đề cao tư tưởng “môn đăng hộ đối” nhưng nàng đã đi ngược với quan niệm đó để bảo vệ tình yêu của mình với Phạm Tải, một chàng trai nghèo, lại mồ côi.
+ Ngọc Hoa là con người thủy chung, son sắc, dành tình yêu cho chồng và kiên quyết bảo vệ tấm lòng trinh bạch của mình. Ngọc Hoa bị Trang Vương cưỡng ép lấy hắn nhưng hết lần này đến lần khác nàng cự tuyệt mạnh mẽ.

+ Là một người mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước vương quyền:
* Lớn tiếng cự tuyệt Trang Vương giữa triều đình
* Không nghe theo lời dụ dỗ của Trang Vương
* Cắt tóc, rạch mặt mình để cự tuyệt
* Chịu tang chồng ba năm thì tự vẫn để không phải lấy Trang Vương
* Xuống âm phủ thì cùng chồng vạch tội Trang Vương, kể cả khi biết Trang Vương có mối quan hệ thân thiết với Diêm Vương.

5. Phân tích nhân vật Phạm Tải.
_ Phạm Tải tuy không xuất hiện nhiều trong đoạn trích nhưng ta cũng có thể thấy được một số phẩm chất đáng quý của chàng như:
+ Là một con người sống tình nghĩa
+ Không bị những thứ vật chất mà Trang Vương đưa ra làm cho si mê cuồng vọng mà chối bỏ vợ.
+ Là người không ham danh lợi, không cuồng vọng những thứ vật chất phù phiếm.

0