Soạn bài Bài viết số 6 ( Văn thuyết minh văn học)
Soạn bài Bài viết số 6 ( Văn thuyết minh văn học) I. Đề thuyết minh về tác phẩm văn học Đề 1: Giới thiệu “Bài phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu Đề 2: Giới thiệu “Chức phán sự đền Tản Viên” * Gợi ý làm bài: _ Để làm một bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học, trước hết ...
Soạn bài Bài viết số 6 ( Văn thuyết minh văn học) I. Đề thuyết minh về tác phẩm văn học Đề 1: Giới thiệu “Bài phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu Đề 2: Giới thiệu “Chức phán sự đền Tản Viên” * Gợi ý làm bài: _ Để làm một bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học, trước hết cần: + Có kiến thức về tác phẩm cần thuyết minh + Nắm được nội dung cũng như những đặc sắc nghệ thuật của đối tượng thuyết minh. + Trình bày được vai trò, giá trị của tác ...
I. Đề thuyết minh về tác phẩm văn học
Đề 1: Giới thiệu “Bài phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu
Đề 2: Giới thiệu “Chức phán sự đền Tản Viên”
* Gợi ý làm bài:
_ Để làm một bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học, trước hết cần:
+ Có kiến thức về tác phẩm cần thuyết minh
+ Nắm được nội dung cũng như những đặc sắc nghệ thuật của đối tượng thuyết minh.
+ Trình bày được vai trò, giá trị của tác phẩm văn học ấy đối với nền văn học Việt Nam nói chung.
* Hướng dẫn làm dàn ý của bài thuyết minh
Đề 1: Giới thiệu “Bài phú sống Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu.
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng ( có thể nêu năm sáng tác, nội dung chủ yếu của của tác phẩm)
2. Thân bài: Giới thiệu chi tiết về tác phẩm
• Hoàn cảnh sáng tác
• Nội dung chủ yếu của tác phẩm
+ Ca ngợi vẻ đẹp của non sông gấm vóc
+ Tinh thần tự hào với chiến tích lẫy lừng của dân tộc
• Đặc sắc nghệ thuật
• Vai trò, vị trí của tác phẩm trong nền văn học trung đại Việt Nam.
3. Kết bài: Khái quát về đối tượng vừa thuyết minh bằng những nhận định hoặc tái khẳng định giá trị của tác phẩm.
Đề 2: Giới thiệu “Chức phán sự đền Tản Viên”
1. Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm Chức phán sự đền Tản Viên
2. Thân bài: Trình bày những nội dung cơ bản của tác phẩm
• Nhân vật chính: Ngô Tử Văn
• Tình huống truyện: Ngô Tử Văn đốt đền thiêng
• Diễn biến của câu chuyện: Tử Văn đốt đền-> Gặp viên Bách hộ họ Thôi-> Gặp thổ địa-> Gặp Diêm Vương -> Thắng kiện-> Trở về dương gian.
• Nghệ thuật: Kết hợp giữa yếu tố tả thực và yếu tố li kì tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện
3. Kết bài: Khái quát vấn đề thuyết minh
II. Đề thuyết minh về một tác giả văn học
Đề 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi
Đề 2: Giới thiệu với bạn đọc Việt Nam về tác giả của những bài thơ Hai- cư nổi tiếng của Ba- sô ( Nhật Bản)
* Gợi ý làm bài
_ Đối với bài thuyết minh về các tác giả văn học cần chú ý những điểm sau:
+ Nắm vững kiến thức về tác giả văn học:
• Tên tuổi
• Quê quán
• Đặc trưng thời đại tác gia sinh sống, liên hệ đặc điểm thời đại ấy đối với khuynh hướng sáng tác thơ văn.
+ Sự nghiệp sáng tác văn học, những khuynh hướng sáng tác chính
+ Vai trò của tác gia đối với nền văn học Việt Nam.
* Hướng dẫn lập dàn ý
Đề 1:
+ Mở bài: Giới thiệu về tác gia cần thuyết minh ( Có thể nêu tiểu sử hoặc nhận định, lời đánh giá của một nhà phê bình nào đó về tác gia Nguyễn Trãi).
+ Thân bài: Thuyết minh cụ thể về tác gia Nguyễn Trãi
• Quê quán
• Thời đại sinh sống -> Có ảnh hưởng gì đến khuynh hướng sáng tác văn học hay không
• Các chặng đường văn học
• Các tác phẩm tiêu biểu
• Nội dung chủ đạo của các tác phẩm.
• Đặc sắc nghệ thuật
• Vai trò, vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học dân tộc
+ Kết bài: Tổng kết những nội dung chính về tác gia Nguyễn Trãi ( có thể là vai trò, vị trí hoặc nói đến giá trị của các sản phẩm sáng tạo của tác gia này).
Đề 2:
+ Mở bài: Giới thiệu về tác gia Ba- sô cùng với thể loại văn học tiêu biểu gắn liền với tên tuổi của ông- thơ Hai- cư.
+ Thân bài: Giới thiệu chi tiết
• Tiểu sử
• Sự nghiệp sáng tác
• Các tác phẩm tiêu biểu
• Đặc trưng của thơ Hai- cư
• Những thành tựu trong sáng tác thơ Hai-cư của Ba- sô
+ Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ Hai- cư. Từ đó xác định vai trò của Ba- sô đối với thể loại thơ Hai- cư.