Soạn bài Thái phó Tô Hiến Thành trích Đại việt sử lược toàn thư
Soan bai Thai pho To Hien Thanh – Đề bài: Soạn bài Thái phó Tô Hiến Thành trích Đại việt sử lược toàn thư. I. Kiến thức cơ bản 1. Tìm hiểu về thể “sử”. _ Sử là các tác phẩm viết về đề tài lịch sử. _ Mục đích của ghi chép sử là cung cấp những sự thật, những sự kiện trọng đại của ...
Soan bai Thai pho To Hien Thanh – Đề bài: Soạn bài Thái phó Tô Hiến Thành trích Đại việt sử lược toàn thư. I. Kiến thức cơ bản 1. Tìm hiểu về thể “sử”. _ Sử là các tác phẩm viết về đề tài lịch sử. _ Mục đích của ghi chép sử là cung cấp những sự thật, những sự kiện trọng đại của lịch sử một cách khách quan, chính xác. _ Thể hiện được quan điểm, thái độ của người viết sử đối với những sự kiện cũng như những nhân vật lịch sử. _ Sử có hai thể: + Lối viết ...
– Đề bài: .
I. Kiến thức cơ bản
1. Tìm hiểu về thể “sử”.
_ Sử là các tác phẩm viết về đề tài lịch sử.
_ Mục đích của ghi chép sử là cung cấp những sự thật, những sự kiện trọng đại của lịch sử một cách khách quan, chính xác.
_ Thể hiện được quan điểm, thái độ của người viết sử đối với những sự kiện cũng như những nhân vật lịch sử.
_ Sử có hai thể:
+ Lối viết biên niên: Là lối viết theo trình tự thời gian
+ Kỉ sự: Viết bám sát vào sự kiện, sự vật của nhân vật lịch sử.
_ Đại Việt sử lược kết hợp giữa hai lối viết biên niên và kỉ sự.
2. Tóm tắt
_ Năm 1175 Lí Cao Tông lên ngôi khi mới vừa hai tuổi theo như di chúc của vua Lí Anh Tông. Vì nhà vua còn nhỏ nên mọi chuyện chính sự đều giao cho thái phó Tô Hiến Thành. Thái Hậu lúc ấy có ý muốn phế Long Cán, lập con trai của mình là Long Sưởng, biết Tô Hiến Thành là một con người liêm khiết, không thể dùng tiền bạc chi phối nên Thái hậu đã mang vàng lụa đến hối lộ cho lẽ của Tô Hiến Thành là Lã Thị, Tô Hiến Thành viết chuyện đã bắt Lã Thị trả hết bạc vàng cho Thái Hậu. Thái hậu đã bất chấp pháp luật, triệu Bảo Quốc Vương Long Sưởng vào để tự lập làm vua nhưng Tô Hiến Thành cùng với các triều thần đã kiên quyết chống lại mưu đồ của Thái Hậu.
Khi Tô Hiến Thành ngã bệnh, chỉ có Vũ Tán Đường ngày bên chăm sóc,túc trực, Trần Trung Tá là quan gián nghị đại phu bận rộn chính sự nên không thể đến thăm. Khi Tô Hiến Thành đã rất nguy kịch, Thái hậu đã đến thăm và hỏi ý kiến của ông về việc để xuất chức vị tể tướng, Tô Hiến Thành đã đề cử Trần Trung Tá vì đó là bậc hiền thần.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Xuất xứ của văn bản
_ Trích đoạn “Thái phó Tô Hiến Thành” là một đoạn trích của tác phẩm lịch sử là “Đại Việt sử lược” của một nhà sử gia chưa xác định rõ danh tính, sống vào những năm nửa cuối của thế kỉ XIV.
_ Tác phẩm này bị thất truyền ở Việt nam, được in lần đầu vào thế kỉ XVIII, thời đại vua Càn Long, ở Trung Hoa.
2. Dựa vào phần chú thích trong sách giáo khoa, tìm hiểu ý nghĩa của các từ ngữ: lời cố thác, tuổi đã xế chiều, phụng mệnh.
+ “Lời cố thác” được hiểu là những lời dặn dò, gửi gắm của nhà vua trước khi mất.
+ “Tuổi đã xế chiều” ý chỉ những người tuổi đã cao
+ “Phụng mệnh” là vâng theo mệnh lệnh của bậc bề trên.
3. Nhận xét về nghệ thuật tạo kịch tính bất ngờ trong đoạn nói về việc Tô Hiến Thành tiến cử người thay mình.
-> Tác giả đã xây dựng được một tình huống độc đáo, đó là khi Tô Hiến Thành nằm trên giường bệnh thì chỉ có Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ, chăm sóc bên cạnh, trong khi đó thì Trần Trung Tá vì bận bịu việc nước mà không một lần đến thăm. Đây chính là tình huống chuẩn bị cho những tình tiết kịch tính của tác phẩm.
_ Khi Thái hậu đến thăm Tô Hiến Thành và có ý hỏi Tô Hiến Thành về việc đề cử ai cho chức trách tể tướng. Hẳn ai cũng sẽ cho rằng Tô Hiến Thành sẽ đề cử Vũ Tán Đường, người tận tình chăm sóc mình, nhưng Tô Hiến Thành đã quyết định chọn Trần Trung Tá, bởi đó là một người hiền thần.
_ Có thể nói ở đây tác giả đã lựa chọn một tình huống đầy kịch tính, trái với dự đoán của người đọc, qua đó thể hiện được con người liêm khiết, chính trực của Tô Hiến Thành.
4. Nhận xét về cách viết sử của tác giả Đại Việt sử lược.
-> Tác giả của Đại Việt sử lược đã lựa chọn lối viết biên niên, trình bày các sự kiện theo trình tựn thời gian của sự kiện, đảm bảo được tính khách quan, chính xác của lịch sử, đồng thời nhà viết sử này còn kết hợp lối viết kỉ sự, bộc lộ được cách đánh giá, nhận xét của mình về nhân cách cũng như con người của Tô Hiến Thành, làm cho bài viết có tính định hướng, bộc lộ được thái độ của tác giả với nhân vật này.
5. Những sự kiện lịch sử nào ở triều Lí trong năm 1175 liên quan đến vận mệnh đất nước được tái hiện trong đoạn trích?
Đoạn trích sử dụng nhiều dữ kiện có thật của lịch sử ở triều đại nhà Lí năm 1175. Cụ thể như sau:
+ Lí Anh Tông qua đời, Long Cán lên ngôi vua khi vừa mới tròn hai tuổi
+ Thái hậu họ Đỗ muốn phế truất Long Cán, lập Long Sưởng lên ngôi vua.
+ Cả Long Cán và Long Sưởng đều là con ruột của thái hậu Đỗ Thụy Châu, trong đó Long Sưởng là con trưởng nhưng vì mắc lỗi nên không được nhà vua lựa chọn kế vị.
6. Phân tích hành vi của Thái hậu trong việc ép Tô Hiến Thành phế Long Cán.
+ Hối lộ cho vợ lẽ của Tô Hiến Thành bằng vàng lụa
+ Mua chuộc Tô Hiến Thành bằng việc hứa hẹn danh vị, phú quý.
+ Bất chấp pháp luật, lập Long Sưởng làm vua.
Ta có thể thấy, để đạt được mục đích của mình thì vị thái hậu họ Đỗ này đã đi từng bước chắc chắn, nhưng cuối cùng thì mọi âm mưu của vị thái hậu này không thành bởi Tô Hiến Thành và các bậc hiền thần phản đối.