02/06/2017, 13:28

Soạn bài Đọc hiểu văn bản văn học

Soạn bài Đọc hiểu văn bản văn học lớp 10. 1. Luyện tập đọc- hiểu nghĩa của từ và ý nghĩa của câu, đoạn văn trong văn bản văn học. a. Hai câu thơ dưới đây mang ý nghĩa gì? Hãy giải thích vì sao lại hiểu như vậy? “Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” b. Ý nghĩa ...

Soạn bài Đọc hiểu văn bản văn học lớp 10. 1. Luyện tập đọc- hiểu nghĩa của từ và ý nghĩa của câu, đoạn văn trong văn bản văn học. a. Hai câu thơ dưới đây mang ý nghĩa gì? Hãy giải thích vì sao lại hiểu như vậy? “Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” b. Ý nghĩa đoạn trích sau là gì? “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông cũng phải cạn Đánh một trận sạch không kinh ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Nổi gió ...

lớp 10.

1. Luyện tập đọc- hiểu nghĩa của từ và ý nghĩa của câu, đoạn văn trong văn bản văn học.
a. Hai câu thơ dưới đây mang ý nghĩa gì? Hãy giải thích vì sao lại hiểu như vậy?
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

b. Ý nghĩa đoạn trích sau là gì?
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông cũng phải cạn
Đánh một trận sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Nổi gió to trút sạch lá khô
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ”

c. Hiểu thế nào là “Ý toại ngôn ngoại”
d. Hai câu thơ trên mang ý nghĩa:
+ Thể hiện khát vọng lớn lao của thân nam nhi trong trời đất, đó là dâng hiến tài năng, sức mạnh để bảo vệ, phát triển quê hương, đất nước.
+ Thể hiện sự tự ý thức của tác giả Phạm Ngũ Lão đối với món nợ công danh, công danh với núi non chưa trả hết thì hổ thẹn khi nghe người ta nói chuyện Vũ Hầu.

– Có cách hiểu như vậy bởi những nguyên nhân sau:
+ Trong xã hội phong kiến xưa, những bậc nam nhi luôn coi việc cống hiến tài năng, sức mạnh cho đất nước là một trách nhiệm không thể thiếu ở một nam nhân, đó là món nợ tang bồng, nợ công danh.
+Vũ Hầu là một tấm gương của con người hiền tài, với những đóng góp lớn lao, quý báu cho đất nước. Vì vậy nói đến chuyện Vũ Hầu chính là sự tự ý thức về trách nhiệm của bản thân tác giả.

e. “Ý toại ngôn ngoại” là ý ở ngoài câu văn. Đây là đặc trưng trong sáng tạo các tác phẩm văn chương. Trong bất kì một tác phẩm văn chương nào cũng sẽ có:
+ Nghĩa bề mặt: Tức là ý nghĩa mà ta có thể dễ dàng nhìn thấy qua lớp ngôn từ mà nhà văn, nhà thơ sử dụng.
+Nghĩa hàm ẩn: là những quan niệm, tư tưởng mà các nhà văn muốn truyền tải qua người đọc, không được thể hiện trực tiếp bằng ngôn từ mà thể hiện ra trong quá trình tiếp nhận và suy ngẫm của người đọc.
->Ý toại ngôn ngoại chính là lớp nghĩa hàm ẩn nằm ngoài lớp ngôn từ ấy.

2. Luyện tập cảm nhận hình tượng văn học
a. Trong truyện Chử Đồng Tử có những tình tiết nào hay và độc đáo?
b. Dựa vào những tình tiết tiêu biểu, hãy mô tả lại hình tượng người ở ẩn trong bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
c. Trong truyện Chử Đồng Tử có những tình tiết hay và độc đáo như:
+ Gia cảnh nghèo khó: hai cha con mặc chung nhau một chiếc khố.
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ của Chử Đồng Tử và Tiên Dung
+ Chử Đồng Tử chung sống cùng tiên
+ Chử Đồng Tử được Phật cho một cây gậy và chiếc nón có phép lạ.

d. Bài thơ Nhàn đã khắc họa rõ bức chân dung của người nho sĩ ẩn dật, đó là một con người lánh xa cuộc đời, về ở ẩn nơi rừng núi, sống vui vẻ với những thú vui tao nhàn: câu cá, cuốc đất trồng cây…lánh xa nơi thị phi bát nháo, tìm về nơi vắng vẻ nuôi dưỡng tâm hồn thanh cao của người ẩn sĩ, sinh hoạt gắn liền với tự nhiên, coi những phú quý, hòa hoa danh vọng tựa như một giấc chiêm bao.

3. Luyện tập khái quát tư tưởng, quan điểm của tác phẩm và đoạn trích
a. Phát biểu khái quát tư tưởng của bài Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương.
b. Động cơ nào khiến tác giả không ngại “vụng về” soạn ra Trích diễm thi tập.
a. Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương thể hiện được sự coi trong những giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc thông qua việc biên soạn, lưu giữ các tác phẩm thơ văn
b. Động cơ để Hoàng Đức Lương soạn ra Trích diễm thi tập:
+ Đó chính là sự xót xa trước thực trạng thơ văn hay trong dân gian bị thất truyền, giá trị văn hóa của dân tộc bị mai một, mất mát.
+ Do ý thức của nhà văn trong việc lưu giữ các giá trị tinh hoa của văn hóa, của dân tộc.
+ Để cho con cháu đời sau có cơ hội tiếp thu những tác phẩm có giá trị ấy, nhắc nhở ý thức lưu truyền.

0