02/06/2017, 13:28

Soạn bài Đề văn nghị luận

Soạn bài Đề văn nghị luận I. Kiến thức cơ bản 1. Yêu cầu cơ bản của văn nghị luận _ Yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của một bài văn nghị luận đó chính là chủ đề, đề tài của bài văn ấy, hay nói cách khác đó chính là luận điểm của bài. _ Để làm tốt một bài văn nghị luận, cần đảm bảo được những yếu ...

Soạn bài Đề văn nghị luận I. Kiến thức cơ bản 1. Yêu cầu cơ bản của văn nghị luận _ Yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của một bài văn nghị luận đó chính là chủ đề, đề tài của bài văn ấy, hay nói cách khác đó chính là luận điểm của bài. _ Để làm tốt một bài văn nghị luận, cần đảm bảo được những yếu tố sau: +Xác định được đối tượng cần nghị luận + Có những hiểu biết nhất định về đối tượng ấy, chú ý về tính chính xác, khách quan của những hiểu biết ấy thì bài viết mới có ...

I. Kiến thức cơ bản
1. Yêu cầu cơ bản của văn nghị luận

_ Yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của một bài văn nghị luận đó chính là chủ đề, đề tài của bài văn ấy, hay nói cách khác đó chính là luận điểm của bài.
_ Để làm tốt một bài văn nghị luận, cần đảm bảo được những yếu tố sau:

+Xác định được đối tượng cần nghị luận
+ Có những hiểu biết nhất định về đối tượng ấy, chú ý về tính chính xác, khách quan của những hiểu biết ấy thì bài viết mới có hiệu quả.
+ Tùy thuộc vào nội dung của đề bài mà người viết có thể lựa chọn cách lập luận, cách thức trình bày khác nhau.
+ Trong quá trình làm bài, người viết nên chú ý kết hợp các thao tác lập luận để bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục và có thể hấp dẫn người đọc. Yêu cầu của đề bài đôi khi chỉ yêu cầu thuyết minh, bình luận hoặc phân tích, giải thích…nhưng không có nghĩa ta sẽ tuyệt đối hóa yêu cầu ấy, cần phải có sự linh hoạt trong sử dụng các thao tác lập luận.

_ Thông thường, văn nghị luận thường ở hai dạng chính:
+ Nghị luận về vấn đề chính trị- xã hội
+ Nghị luận văn học

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
_Để tiếp thu và xác định yêu cầu của bài văn nghị luận, ta cần chú ý đến những điểm sau đây:
+ Xác định nội dung trọng tâm cần bàn bạc và làm sáng tỏ
+ Xác định loại đề văn nghị luận bà các thao tác lập luận chính sẽ vận dụng trong bài viết
+ Xác đinh phạm vi tư liệu cần huy động, trích dẫn cho bài viết.

II. Rèn luyện kĩ năng

_ Đọc kĩ các đề văn sau và thực hiện yêu cầu:
+ Đề 1: Vẻ đẹp trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
+ Đề 2:Tiếng khóc của Nguyễn Du trong bài thơ “Độc tiểu thanh kí”.

1.    Hãy xác định nội dung trọng tâm cần bàn bạc và làm sáng tỏ của mỗi đề văn.
2.    Xác định thao tác lập luận chính sẽ vận dụng để giải quyết yêu cầu của mỗi đề văn.
3.    Xác định tư liệu cần huy động,  trích dẫn cho mỗi đề văn

1. Nội dung trọng tâm của mỗi đề văn là:
+ Đề 1: Vẻ đẹp chân dung người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
+ Đề 2: Giá trị nhân đạo được Nguyễn Du thể hiện trong bài thơ “Độc Tiểu thanh kí”


2. Thao tác lập luận chính cần vận dụng để giải quyết yêu cầu đề bài:

+ Đề 1: Có thể làm bài theo  thao tác phân tích, bình luận để làm sáng rõ bức chân dung của người tráng sĩ.
+ Đề 2: Có thể vận dụng thao tác chứng minh, giải thích để làm nổi bật giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du thể hiện trong bài thơ “Độc tiểu Thanh kí”
Lưu ý: Ở các đề bài này có thể linh hoạt sử dụng các thao tác lập luận khác nhau, tùy theo ý thích và định hướng của mỗi cá nhân, quan trọng là mỗi người phải biết trình bày những phân tích, lập luận của mình để làm sáng rõ yêu cầu của đề bài.

3. Phạm vi tư liệu cần huy động, trích dẫn co mỗi đề văn :

_ Để làm tốt một bài văn nghị luận thì đòi hỏi cần có những tri thức, tài liệu để huy động trong quá trình làm bài. Đối với hai đề bài này, ta có thể huy động tài liệu qua các nguồn sau đây:

+ Thông qua các phần đọc – hiểu, phân tích tác phẩm trong sách giáo khoa, trong vở ghi.
+ Mở rộng kiến thức thông qua các tài liệu có liên quan đến tác giả cũng như tác phẩm mà mình cần nghị luận.

0