02/06/2017, 13:28

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích của Đoàn Thị Điểm

Soan bai Tinh canh le loi cua nguoi trinh phu – Đề bài: Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích của Đoàn Thị Điểm 1+ 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của người chinh phụ và nghệ thuật khắc họa tâm trạng của tác giả ( Những dấu hiệu cho thấy sự cô đơn, ngôn ngữ của người chinh phụ ...

Soan bai Tinh canh le loi cua nguoi trinh phu – Đề bài: Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích của Đoàn Thị Điểm 1+ 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của người chinh phụ và nghệ thuật khắc họa tâm trạng của tác giả ( Những dấu hiệu cho thấy sự cô đơn, ngôn ngữ của người chinh phụ và giá trị biểu hiện của nó, các yếu tố ngoại cảnh có tương quan với tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố ngoại cảnh đó). _ “Chinh phụ ...

– Đề bài:

1+ 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của người chinh phụ và nghệ thuật khắc họa tâm trạng của tác giả ( Những dấu hiệu cho thấy sự cô đơn, ngôn ngữ của người chinh phụ và giá trị biểu hiện của nó, các yếu tố ngoại cảnh có tương quan với tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố ngoại cảnh đó).

_ “Chinh phụ ngâm” là bài thơ viết về tình cảnh éo le, đau khổ của người chinh phụ có chồng phải ra chiến trường chinh chiến, nỗi lo lắng, nhớ thương cùng với khát khao hạnh phúc vợ chồng ở người chinh phụ đã tạo điểm nhấn gây xúc động cho độc giả. Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ, tác giả Đoàn Thị Điểm đã khắc họa cảm giác cô đơn, đau khổ lẻ loi của người chinh phụ. Sự lẻ loi đơn độc này xuất hiện ở mọi nơi, từ cảnh vật đến tiếng lòng đầy da diết của người chinh phụ:

+ Đó là không gian vắng lặng của căn phòng
+ Mái hiên trống vắng, lẻ loi
+ Khung cảnh đêm khuya nơi phòng the càng làm cho người chinh phụ thêm chạnh lòng khi nhớ về người chinh phu.

_ Cùng với khắc họa khung cảnh thì tác giả Đoàn Thị Điểm còn sử dụng phép điệp liên hoàn cùng cách hiệp vần cho đoạn thơ đã làm cho không gian vốn lẽ loi lại càng trở nên trống vắng, gợi tả sâu sắc nỗi buồn của người chinh phụ.
_ Mô tả khung cảnh xung quanh, từ đèn, giường bằng, mái hiên…đều mang những dụng ý nghệ thuật độc đáo:

+ Nếu như không gian mái hiên, khung cảnh ngôi nhà gợi ra cái trống vắng, tịch mịch như chính tâm trạng đeo sầu của người chinh phụ.
+ Hình ảnh giường bằng, phòng the lại gợi những trầm tư về hạnh phúc lứa đôi, tác động sâu sắc đến nhận thức cũng như tâm trạng của người chinh phụ.

soan bai tinh canh le loi cua nguoi trinh phu


3. Hãy cho biết vì sao người chinh phụ lại đau khổ?

_ Như đã nói ở trên, bài thơ “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” viết về nỗi lòng cô đơn của người chinh phụ khi người chinh phu đi chinh chiến ở chiến trường xa xôi. Nguyên nhân nỗi buồn thương, tủi hờn của người chinh phụ bởi:

+ Người chồng của nàng đi chinh chiến đã nhiều năm mà không có lấy một chút tin tức.
+ Ngày ngày trông ngóng tin tức của người chồng nhưng lại phải thất vọng trở về phòng the một mình ôm ấp nỗi cô đơn khủng khiếp.
+ Người chinh phụ đã phải dành cả tuổi xuân của mình để chờ đợi và nhiều lúc nàng đã tuyệt vọng hoàn toàn.
+ Là một người phụ nữ ý thức được về tuổi trẻ, về hạnh phúc nên người chinh phụ luôn khát khao hạnh phúc vợ chồng, mong ước một ngày vợ chồng có thể đoàn tụ, nhưng có vẻ như khát vọng đó quá xa xỉ với nàng.

_ Nguyên nhân chính dẫn đến tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đó là chiến tranh phi nghĩa, những cuộc chiến tranh đã làm cho bao gia đình tan cửa nát nhà, con xa cha, vợ lìa chồng, hạnh phúc gia đình tan vỡ, khát vọng đoàn tụ trở nên xa xỉ trong không khí chiến tranh ác liệt đó.
_ Qua bài thơ “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, tác giả Đoàn Thị Điểm đã:
+ Lên án sâu sắc những cuộc chiến tranh phong kiến
+ Cảm thông với số phận đau khổ, tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến ở chiến trường xa xôi.
+ Ca ngợi, đồng cảm với khát khao tình yêu, khát khao hạnh phúc đầy chính đáng ở người chinh phụ.

4. Đọc diễn cảm đoạn trích ( nếu ngâm được càng tốt). Hãy nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát( có thể so sánh với các thể thơ mà anh (chị) biết ).

_ Cùng với thể thơ lục bát thì thể thơ song thất lục bát cũng là một thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam.
_ Bản thân cách gieo vần cùng luật thơ Song thất lục bát cũng đã tạo ra tính nhạc, giai điệu cho lời thơ. Điều này vô cùng phù hợp với các bài hát ngâm, thể hiện những tâm tư tình cảm sâu kín của conn người. Trong bài thơ “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” tác giả Đoàn Thị Điểm đã tạo cho bài thơ một giai điệu trầm buồn da diết thông qua cách gieo vần và cách ngắt nhịp của bài thơ. Nỗi buồn của người chinh phụ được trải ra triền miên với không gian và thời gian, tạo ấn tượng đặc biệt với người đọc.
_ Có lẽ nếu Đoàn Thị Điểm không sử dụng thể thơ song thất lục bát để viết thì khó có thể diễn tả sâu sắc được nỗi lòng lẻ loi, trống vắng của người chinh phụ.
_ Bài thơ có nhạc điệu réo dắt, da diết mà khắc khoải, phù hợp với đặc trưng của thể thơ song thất lục bát.

0