02/06/2017, 13:27

Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên

Soan bai Thai su Tran Thu Do – Đề bài: Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên. I. Kiến thức cơ bản 1. Nét chính về tác giả _Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh năm mất _ Quê ở làng Chúc Lí, huyện Chương Đức ( nay là Chương Mĩ, Hà Nội). _ Năm 1442, Ngô Sĩ Liên thi đỗ tiến sĩ. _ Ngô Sĩ Liên đã ...

Soan bai Thai su Tran Thu Do – Đề bài: Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên. I. Kiến thức cơ bản 1. Nét chính về tác giả _Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh năm mất _ Quê ở làng Chúc Lí, huyện Chương Đức ( nay là Chương Mĩ, Hà Nội). _ Năm 1442, Ngô Sĩ Liên thi đỗ tiến sĩ. _ Ngô Sĩ Liên đã dựa trên cơ sở của bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu để hoàn thành cuốn sử kí “Đại Việt sử kí toàn thư”. 2. Tóm tắt nội dung của tác phẩm + Có người bàn ...

– Đề bài: .

I. Kiến thức cơ bản
1. Nét chính về tác giả

_Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh năm mất
_ Quê ở làng Chúc Lí, huyện Chương Đức ( nay là Chương Mĩ, Hà Nội).
_ Năm 1442, Ngô Sĩ Liên thi đỗ tiến sĩ.
_ Ngô Sĩ Liên đã dựa trên cơ sở của bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu để hoàn thành cuốn sử kí “Đại Việt sử kí toàn thư”.

2. Tóm tắt nội dung của tác phẩm

+ Có người bàn tán cho rằng Trần Thủ Độ chuyên quyền, lấn lướt quyền hạn của nhà vua. Trước mặt của nhà vua, Trần Thủ Độ đã xác nhận người nọ chỉ đúng tội và còn xin ban thưởng cho hắn ta.
+ Người lính gác ngăn kiệu của Linh Từ Quốc Mẫu, cũng là vợ của Trần Thủ Độ, không cho đi qua cửa cấm, biết chuyện, Trần Thủ Độ không những không trách phạt mà còn khen ngợi và ban thưởng cho tên lính gác nọ

+ Vợ của Trần Thủ Độ xin một chức quan nhỏ cho người làm. Trần Thủ Độ đồng ý nhưng với điều kiện người kia phải chặt ngón tay, ngón chân để phân biệt với người khác, người kia van xin và cũng từ ấy không ai dám đến phủ xin nhờ cậy nữa.
+ Vua Trần Thái Tông có ý phong chức tướng cho anh trai của Trần Thủ Độ là Trần An Quốc, Trần Thủ Độ đã phản đối và giải thích rằng an hem trong nhà cùng làm tướng sẽ dễ gây bè kết cánh, gây ra những bất lợi cho triều đình.

II. Rèn luyện kĩ năng
1. Tìm hiểu xuất xứ tác phẩm

_ Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên hoàn thành biên soạn, sửa chữa dựa trên cơ sở là cuốn Đại Việt sử kí do Lê Văn Hưu chấp bút và cuốn Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên.
_ Đại Việt sử kí toàn thư gồm có hai phần chính:
+ Ngoại kỉ: Ghi chép lịch sử của Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thế kỉ X.
+ Bản kỉ: Tiếp tục ghi chép những sự kiện lịch sử từ nhà Đinh đến thời Hậu Lê.
_ Đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ” là một trích đoạn từ quyển năm, phần bản kỉ của cuốn Đại Việt sử kí toàn thư.

soan bai thai su tran thu do

2. Tìm hiểu bố cục của đoạn trích.

Trích đoạn này có thể phân chia ra làm ba phần chính:

+ Phần 1: Từ đầu đến “phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua”:  Phần này thông báo về cái chết của Trần Thủ Độ và vài nét khái quát về nhân vật.
+ Phần 2: Tiếp đến “Vua hèn thôi”: Tác giả kể lại bốn sự kiện tiêu biểu trong quá trình làm quan của Trần Thủ Độ.
+ Phần 3: Còn lại: Tác giả đi đến khẳng định vai trò và vị trí của Trần Thủ Độ trong lịch sử.

3. Giải thích nghĩa của các từ chủ chốt, biểu hiện nội dung bài sử và thái độ đánh giá của sử gia đối với sự kiện và nhân vật lịch sử: người hặc, người hiền, quốc mẫu,công chúa, sinh từ.

Trong đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ”, tác giả Ngô Sĩ Liên đã sử dụng nhiều từ ngữ quan trọng, góp phần thể hiện nội dung của văn bản. Có một số từ ngữ đáng chú ý như:

+ “Người hặc”: Chỉ người đứng ra vạch hỏi về lỗi lầm, tội trạng của một vị quan nào đó trong triều đình.
+ “Người hiền” : Là từ ngữ dùng để chỉ những người có đạo đức, có tài năng hơn người và có những cống hiến cho triều đại phong kiến.
+ “Quốc mẫu” Ở đây chỉ vợ của Trần Thủ Độ, bởi trước kia người này từng là hoàng hậu của Lí Huệ Tông, sau khi Lí Huệ Tông chết thì bà bị giáng xuống làm công chúa và gả cho Trần Thủ Độ. Bà được phong là Linh Từ Quốc Mẫu.
+ “Công chúa” là con gái của nhà vua. Nhưng trong trích đoạn này lại chỉ vợ của Trần Thủ Độ.
+ “Sinh từ”: Là đền thờ được lập lên cho người còn sống, thường là những người có công lao to lớn đối với đất nước thì mới được lập sinh từ.

4. Nhận xét về lối viết sử của tác giả.

-> Cách triển khai nội dung của tác giả đầy độc đáo, ông trình bày về sự kiện Trần Thủ Độ chết, sau đó mới hé mở câu chuyện về cuộc đời của Trần Thủ Độ. Cách xây dựng tình tiết của tác giả cũng mang đầy tính bất ngờ. Tác giả kể những sự kiện có liên quan đến Trần Thủ Độ, sau đó cách giải quyết của Trần Thủ Độ đều khiến ta bất ngờ.

+ Tình huống được xây dựng đầy kịch tính nhưng tác giả không trình bày dông dài mà để cho người đọc tự mình cảm nhận, tự mình đánh giá nhân vật Trần Thủ Độ.
+ Tác giả Ngô Sĩ Liên cũng thể hiện được sự ngưỡng mộ đối với Thái sư Trần Thủ Độ, điều này thể hiện rõ nét qua cách kể chuyện, tái hiện lại những tình tiết quan trọng trong cuộc đời làm quan của ông.

5. Chỉ ra nội dung thông báo trong phần từ Giáp Tí đến Trung Vũ đại Vương.
 
Trong phần này, Ngô Sĩ Liên đã nêu ra các sự kiện có tính chất thông báo, gợi mở, sau đó mới đi sâu vào trình bày:
+ Thông báo về sự kiện thái sư Trần Thủ Độ mất: Có thông báo về thời gian cụ thể “Giáp Tí, năm thứ bảy, mùa xuân, tháng giêng)
+ Sau khi Trần Thủ Độ chết thì được trao tặng.

0