02/06/2017, 13:28

Soạn bài Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh

Soạn bài Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh 1. Phân tích hình thức kết cấu của văn bản Chu Văn An- nhà sư phạm mẫu mực: _ Đối tượng bài thuyết minh của bài văn là gì? _ Bài văn được kết cấu như thế nào? _Hình thức kết cấu của bài văn có phù hợp với đối tượng không? + Đối ...

Soạn bài Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh 1. Phân tích hình thức kết cấu của văn bản Chu Văn An- nhà sư phạm mẫu mực: _ Đối tượng bài thuyết minh của bài văn là gì? _ Bài văn được kết cấu như thế nào? _Hình thức kết cấu của bài văn có phù hợp với đối tượng không? + Đối tượng thuyết minh của văn bản chính là nhà giáo Chu Văn An + Về hình thức kết cấu: Bài thuyết minh có bố cục ba phần: • Phần 1: Từ đầu đến “Canh tuất ...

1. Phân tích hình thức kết cấu của văn bản Chu Văn An- nhà sư phạm mẫu mực:

_ Đối tượng bài thuyết minh của bài văn là gì?
_ Bài văn được kết cấu như thế nào?
_Hình thức kết cấu của bài văn có phù hợp với đối tượng không?

+ Đối tượng thuyết minh của văn bản chính là nhà giáo Chu Văn An
+ Về hình thức kết cấu: Bài thuyết minh có bố cục ba phần:

•    Phần 1: Từ đầu đến “Canh tuất (1370)”: Nội dung của phần này nhằm giới thiệu khái quát về Chu Văn An.
•    Phần 2: Từ “Chu Văn An hồi còn trẻ” đến “Sauk hi ông mất tại đó”: Nói về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Chu Văn An.
•    Phần 3: Còn lại: Tổng kết về vai trò, vị trí của Chu Văn An đối với dân tộc Việt Nam.

+ Kết cấu của bài thuyết minh: Được viết theo trình tự thời gian, có thể thấy đây chính là hình thức kết cấu điển hình cho văn bản thuyết minh về nhân vật lịch sử ( văn hóa, văn học…)

2. Phân tích hình thức kết cấu của văn bản Ra- ma-ya- na.

_ Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?
_ Bài văn được kết cấu như thế nào?

+  Đối tượng thuyết minh của văn bản là: Tác phẩm sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya- na.
+ Hình thức kết cấu: Văn bản có bố cục ba phần:
      *Phần 1: Từ đầu đến “gây xúc động cho người đọc”: Phần này giới thiệu về nguồn gốc cũng như mức độ quy mô của tác phẩm.
       * Phần 2: Tiếp đến “là Visnu- Thần Bảo vệ của vũ trụ”: Trình bày một cách khái quát về nội dung cốt truyện Ra-ma-ya-na.
       * Phần 3: Còn lại: Tổng kết lại giá trị và tầm ảnh hưởng của tác phẩm.

-> Kết cấu của tác phẩm theo trình tự thời gian và trình tự logic của sự kiện.

3. Khi thuyết minh về một tác gia văn học, có thể tổ chức bài văn theo hình thức kết cấu nào?

_ Trước hết, cần xác định rõ đối tượng cần thuyết minh. Trước khi thuyết minh cần đảm bảo những yếu tố:

+ Có tri thức về tác gia văn học sẽ thuyết minh
+ Định hướng được cách thức trình bày, tổ chức lập luận

_ Kết cấu của bài thuyết minh đảm bảo cấu trúc ba phần như sau:

+ Phần 1: Mở bài: Giới thiệu một cách khái quát nhất về tác gia văn học cần thuyết minh
+ Phần 2: Trình bày chi tiết về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của tác gia ấy:

•    Giới thiệu về tiểu sử của tác gia
•    Giới thiệu về sự nghiệp sáng tác ( Những tác phẩm chính, các tác phẩm tiêu biểu nhất, và cảm hứng chủ đạo của những sáng tác)
•    Nhận định về vị trí, đóng góp của tác gia đó đối với nền văn học Việt Nam.

+ Phần ba: Kết bài. Tổng kết lại nội dung thuyết minh một cách ngắn gọn, có thể thông qua sự đánh giá hoặc tóm tắt vị trí, khẳng định vai trò của tác gia ấy.

_ Bài thuyết minh có thể tổ chức theo trình tự thời gian

4. Khi thuyết minh về một tác phẩm văn học, có thể tổ chức bài văn theo hình thức kết cấu như thế nào?

Trong một bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học, ta có thể tổ chức theo hình thức kết cấu sau:

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát nhất về tác phẩm cần thuyết minh
+ Thân bài: Triển khai những mạch nội dung cụ thể:

•    Trình bày về vị trí của tác phẩm văn học đó đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả nói riêng, đối với nền văn học Việt nam nói chung.
•    Giới thiệu về nội dung của tác phẩm
•    Giới thiệu về đặc sắc nghệ thuật

+ Kết bài: Tổng kết lại vấn đề vừa thuyết minh

0